Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý dạy học môn Ngữ văn trường trung học cơ sở thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực
PREMIUM
Số trang
382
Kích thước
2.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1182

Quản lý dạy học môn Ngữ văn trường trung học cơ sở thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

HÀ NỘI - năm 2022

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BÙI THỊ KIM ANH

QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI

HỌC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - năm 2022

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BÙI THỊ KIM ANH

QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI

HỌC

Ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 9.14.01.14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS NGUYỄN KHẮC BÌNH

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những vấn đề viết trong luận án là nghiên cứu của bản

thân. Các số liệu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan. Kết quả

nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên

cứu nào khác.

Tác giả

Bùi Thị Kim Anh

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin gửi đến PGS.TS Nguyễn Khắc Bình lòng biết ơn sâu sắc về sự

khích lệ nhiệt thành, sự hướng dẫn tận tình, chu đáo và hiệu quả trong quá trình tác giả

làm luận án.

Tác giả luận án xin bày tỏ lòng tri ân đến nhiều chuyên gia nghiên cứu; các nhà

văn, nhà thơ; các thầy, cô giáo chuyên ngành Quản lý giáo dục và Ngữ văn đã tận tình

truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm, kỷ năng và hướng dẫn tác giả cách thức nghiên cứu,

tìm kiếm tri thức khoa học.

Tác giả chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Bồi dưỡng Cán bộ Giáo dục

Hà Nội và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện để tác giả hoàn thành chương trình Nghiên

cứu sinh Quản lý Giáo dục và thực hiện luận án này.

Xin trân trọng cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Ban Giám hiệu và giáo

viên Ngữ văn các trường THCS trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã cho phép và tạo

điều kiện thuận lợi để tác giả khảo sát, nghiên cứu, tổ chức thử nghiệm đề tài.

Xin vô cùng cảm ơn gia đình, rất nhiều người thân, bạn bè đã khích lệ, giúp đỡ

tác giả để luận án được hoàn thành.

Xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, tháng 11 năm 2022

Tác giả

Bùi Thị Kim Anh

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DẠY HỌC VÀ

QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC…………………9

1.1. Những nghiên cứu về dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát triển năng

lực người học .........................................................................................................9

1.2. Những nghiên cứu về quản lý dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát triển

năng lực người học………………………………………………………………19

1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu ....................................................................25

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG

LỰC NGƯỜI HỌC...........................................................................................27

2.1. Dạy học môn Ngữ văn trường trung học cơ sở theo hướng phát triển năng

lực người học .......................................................................................................27

2.2. Quản lý dạy học môn Ngữ văn trường trung học cơ sở theo hướng phát triển

năng lực người học……………………………………………………………...51

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn Ngữ văn trường trung học

cơ sở theo hướng phát triển năng lực người học .................................................64

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..................................................................................68

Chương 3: THỰC TRẠNG DẠY HỌC VÀ QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN

NGỮ VĂN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO

HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC....................................69

3.1. Vài nét về địa bàn, khách thể nghiên cứu ....................................................69

3.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ....................................................................72

3.3. Thực trạng dạy học môn Ngữ văn trường trung học cơ sở thành phố Hà Nội

theo hướng phát triển năng lực người học………………………………………78

3.4. Thực trạng quản lý dạy học môn Ngữ văn trường trung học cơ sở thành phố

Hà Nội theo hướng phát triển năng lực người học ..............................................93

3.5. Khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn Ngữ văn

trường trung học cơ sở theo hướng phát triển năng lực người học…………..107

3.6. Đánh giá thực trạng dạy học và quản lý dạy học môn Ngữ văn trường trung

học cơ sở thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực người học……...108

Kết luận chương 3 ............................................................................................110

Chương 4: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN TRƯỜNG

TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO HƯỚNG PHÁT

TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC…………………………………………111

4.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ....................................................................111

4.2. Các biện pháp quản lý dạy học môn Ngữ văn trường trung học cơ sở thành

phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực người học………………………..111

4.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý dạy học môn Ngữ văn trường trung

học cơ sở thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực người học……..148

4.4. Khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các biện pháp quản lý dạy học môn

Ngữ văn trường trung học cơ sở thành phố Hà Nội theo hướng phát triển

năng lực người học…………………………………………………………….150

4.5. Thử nghiệm biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên Ngữ văn trường trung

học cơ sở thành phố Hà Nội trong dạy học theo hướng phát triển năng lực

người

học……………………………………………………………………………..153

Kết luận chương 4 ............................................................................................157

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................158

DANH MỤC TÀI LIỆU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN………………………………………………………161

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................162

PHỤ LỤC

CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

STT Từ, cụm từ Viết tắt là

1 Organization for Economic Cooperation and Development (Tổ

chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế)

OECD

2 Trung học cơ sở THCS

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: So sánh nhà trường dạy học định hướng nội dung và nhà trường dạy học

phát triển năng lực người học..........................................................................32

Bảng 2.2: So sánh vai trò của người dạy trong dạy học định hướng nội dung và dạy

học theo hướng phát triển năng lực người học................................................32

Bảng 2.3: So sánh dạy học môn Ngữ văn với dạy học các môn Khoa học Tự nhiên...33

Bảng 2.4: So sánh một số đặc trưng của dạy học môn Ngữ văn theo định hướng

nội dung và dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực người

học..................................................................................................................34

Bảng 2.5: Mức độ các năng lực đặc thù môn Ngữ văn trực tiếp hình thành cho

người học........................................................................................................39

Bảng 2.6: So sánh kiểm tra, đánh giá trong dạy học định hướng nội dung và dạy

học phát triển năng lực người học...................................................................46

Bảng 2.7: So sánh quản lý dạy học môn Ngữ văn trường THCS theo định hướng

nội dung và theo phát triển năng lực người học..............................................61

Bảng 3.1: Số trường và tỵ lệ trường THCS thành phố Hà Nội so với cả nước.............70

Bảng 3.2: Tổng hợp trình độ đội ngũ giáo viên cấp THCS thành phố Hà Nội.............71

Bảng 3.3: Tổng hợp trình độ đội ngũ cán bộ quản lý cấp THCS thành phố Hà Nội

năm học 2017 - 2018.......................................................................................71

Bảng 3.4: Ngân sách chi cho giáo dục Thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2020..72

Bảng 3.5: Một số đặc điểm của chủ thể nghiên cứu.....................................................73

Bảng 3.6: Quy ước ký hiệu sử dụng trong luận án.......................................................76

Bảng 3.7: Mức độ cụ thể các năng lực đặc thù môn Ngữ văn cần hình thành cho

người học........................................................................................................76

Bảng 3.8: Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về xác định mục tiêu dạy học

môn Ngữ văn trường THCS thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng

lực người học..................................................................................................78

Bảng 3.9: Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ những năng lực cần

hình thành cho người học trong dạy học môn Ngữ văn trường THCS thành

phố Hà Nội......................................................................................................79

Bảng 3.10: Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ các năng lực đặc

thù môn Ngữ văn trực tiếp hình thành cho người học.....................................81

Bảng 3.11: Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ thực hiện việc xây

dựng nội dung dạy học môn Ngữ văn trường THCS thành phố Hà Nội theo

hướng phát triển năng lực người học..............................................................82

Bảng 3.12: Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ thực hiện đổi mới

phương pháp dạy học môn Ngữ văn trường THCS thành phố Hà Nội theo

hướng phát triển năng lực người học..............................................................83

Bảng 3.13: Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ sử dụng phương tiện

dạy học môn Ngữ văn trường THCS thành phố Hà Nội theo hướng phát

triển năng lực người học.................................................................................85

Bảng 3.14: Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ thực hiện việc đổi

mới các hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn trường THCS thành phố

Hà Nội theo hướng phát triển năng lực người học..........................................86

Bảng 3.15: Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ thực hiện việc đổi

mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Ngữ văn trường THCS thành

phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực người học...................................87

Bảng 3.16: Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ thực hiện việc tổ

chức hoạt động học của người học trong dạy học môn Ngữ văn trường THCS

thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực người học..........................89

Bảng 3.17: Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ thực hiện hoạt

động dạy của giáo viên Ngữ văn trường THCS thành phố Hà Nội trong

dạy học theo hướng phát triển năng lực người học.........................................90

Bảng 3.18: Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ thực hiện việc bồi

dưỡng giáo viên trong dạy học môn Ngữ văn trường THCS thành phố Hà Nội

theo hướng phát triển năng lực người học.......................................................91

Bảng 3.19: Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ thực hiện việc xây

dựng môi trường dạy học môn Ngữ văn trường THCS thành phố Hà Nội theo

hướng phát triển năng lực người học..............................................................92

Bảng 3.20: Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ thực hiện của biện

pháp quản lý giáo viên xác định mục tiêu dạy học môn Ngữ văn trường THCS

thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực người học..........................93

Bảng 3.21: Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ thực hiện của biện

pháp quản lý giáo viên xây dựng nội dung dạy học môn Ngữ văn trường

THCS thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực người học...............94

Bảng 3.22: Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ thực hiện của biện

pháp quản lý giáo viên đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn trường

THCS thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực người học...96

Bảng 3.23. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ thực hiện của biện

pháp quản lý giáo viên sử dụng phương tiện dạy học môn Ngữ văn trường

THCS thành phố Hà Nội.................................................................................98

Bảng 3.24. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ thực hiện của biện

pháp quản lý giáo viên đổi mới hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn

trường THCS thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực người học.100

Bảng 3.25. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ thực hiện của biện

pháp quản lý giáo viên đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Ngữ văn

trường THCS thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực người học....101

Bảng 3.26: Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ thực hiện các biện

pháp quản lý hoạt động dạy của giáo viên Ngữ văn trường THCS thành phố

Hà Nội trong dạy học theo hướng phát triển năng lực người học..................103

Bảng 3.27. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ thực hiện của biện

pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng của giáo viên Ngữ văn trường THCS thành

phố Hà Nội trong dạy học theo hướng phát triển năng lực người học.104

Bảng 3.28. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ thực hiện của biện

pháp quản lý hoạt động học tập của người học trong dạy học môn Ngữ văn

trường THCS Thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực.................105

Bảng 3.29: Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ thực hiện của biện

pháp quản lý xây dựng môi trường dạy học môn Ngữ văn trường THCS thành

phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực người học.................................106

Bảng 3.30. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về các yếu tố ảnh hưởng đến

việc chuyển dạy học môn Ngữ văn trường THCS thành phố Hà Nội theo

hướng phát triển năng lực người học............................................................107

Bảng 4.2. So sánh kết quả trước và sau thử nghiệm biện pháp “Bồi dưỡng giáo

viên Ngữ văn trường THCS thành phố Hà Nội về đổi mới kiểm tra, đánh

giá theo hướng phát triển năng lực người học”.............................................155

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Các biện pháp quản lý dạy học môn Ngữ văn trường THCS thành phố Hà Nội

theo hướng phát triển năng lực người học.......................................................63

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Vai trò của dạy học và quản lý dạy học môn Ngữ văn trường trung học cơ sở:

Văn học là môn học có vai trò, vị trí đặc biệt trong nhà trường vì nó tác động trực

tiếp vào tư tưởng, nhận thức, tình cảm của con người; là sự phản ánh sáng tạo cuộc

sống; góp phần hình thành thế giới quan, nhân sinh quan của con người: “Văn tức là

người” [21, tr.537]. Do đó, dạy học văn trong nhà trường được coi như một công cụ

đắc lực để hình thành và phát triển nhân cách con người. Văn học có khả năng đưa con

người thâm nhập vào những thế giới cảm xúc, ấn tượng, suy tưởng mà ngôn ngữ thông

thường ít khi truyền đạt được: “Văn học chứa trong sự phản ánh của nó những công

thức chính xác của toán học, những thành tựu vĩ đại nhất của khoa học tự nhiên khác;

những chất liệu đặc biệt của khoa học xã hội. Nó là một nghệ thuật tuyệt diệu và hoàn

bị, là tranh họa biết hoạt động và âm nhạc biết suy tư” [21, tr.528]. Văn học lại là nghệ

thuật ngôn từ và như mọi ngôn ngữ khác, tiếng Việt “chính là sức sống của dân tộc

Việt” [70] nên dạy học văn có những đặc trưng riêng biệt so với các môn học khác.

Quản lý dạy học môn Ngữ văn không thể không tính đến đặc trưng riêng biệt ấy.

Nội dung quản lý nhà trường rất phong phú; bao gồm nhiều hoạt động quản lý

khác nhau trong đó quản lý dạy học vẫn được coi là quan trọng nhất. Từ đặc thù của

môn Ngữ văn trong nhà trường, quản lý dạy học môn Ngữ văn cũng có những đặc

điểm riêng. Đặc trưng tính hình tượng, tính chỉnh thể, tính cảm xúc, tính tích hợp... của

văn học khiến cho việc quản lý dạy học môn Ngữ văn có những điểm khác biệt so với

quản lý các môn học khác.

Vai trò của dạy học phát triển năng lực người học:

Giáo dục của nhiều quốc gia phát triển trên thế giới đã chứng minh dạy học theo

tiếp cận phát triển năng lực (CBE - Competency Based Education) là một xu thế đặc

biệt tiến bộ ngày nay. Dạy học phát triển năng lực hướng đến hình thành những năng lực

mà người học cần có và có thể có được sau khi hoàn thành chương trình học tại một thời

điểm nhất định, chú trọng vận dụng kiến thức vào tình huống thực tiễn, chu n bị năng

lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, giúp người học thích ứng

với sự thay đổi của xã hội. Trong xu thế chung đó, định hướng của Đảng, Nhà nước về

giáo dục có những đổi mới căn bản: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu

trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và ph m chất người học [...].

Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”

[74]. Các Nghị quyết 88/2014/QH 13 [76] và Nghị quyết số 44/NQ-CP [75] đã xác định

các điều kiện để chuyển dạy học ở Việt Nam theo hướng phát triển năng lực người học.

2

Quản lý dạy học các môn học nói chung, môn Ngữ văn nói riêng theo hướng phát triển

năng lực người học ở Việt Nam hiện nay đang đặt ra những vấn đề mới cần giải quyết.

Thực trạng dạy học và quản lý dạy học môn Ngữ văn trường trung học cơ sở

theo hướng phát triển năng lực người học:

Dạy và học văn trong nhà trường đã có những điểm đổi mới, đạt nhiều thành tựu

trong việc góp phần giáo dục nhân cách người học, thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra.

Dạy học môn Ngữ văn trường THCS hiện nay đã hướng đến và cơ bản đạt được 3 mục

tiêu cho người học: 1) Cung cấp những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có tính

hệ thống về ngôn ngữ và văn học; 2) Hình thành và phát triển năng lực sử dụng tiếng

Việt, tiếp nhận văn học, cảm thụ th m mỷ; 3) Bồi dưỡng tinh thần, tình cảm yêu tiếng

Việt, yêu thiên nhiên, yêu gia đình, tự hào dân tộc.

Tuy nhiên, thực trạng dạy học môn Ngữ văn trong trường THCS hiện nay còn

nhiều bất cập. Việc dạy học môn Ngữ văn theo hướng truyền thụ kiến thức chú trọng

vào cung cấp tri thức mà chưa chú ý phát triển năng lực người học; chú ý đến mục tiêu

giáo dục con người xã hội hơn là phát triển năng lực cá nhân; nội dung kiến thức ít gắn

với thực tiễn cuộc sống… Tất cả dẫn đến việc dạy học văn ngày càng xa rời thực tế, ít

gây hứng thú với người học. Vấn đề đặt ra là cần đổi mới dạy học môn Ngữ văn theo

hướng phát triển năng lực người học.

Quản lý dạy học môn Ngữ văn trong các trường THCS thành phố Hà Nội đã đạt

nhiều thành tựu: quản lý có tính thống nhất, đảm bảo sự ổn định trong các nhà trường,

cơ bản đáp ứng yêu cầu xây dựng con người phát triển toàn diện theo mục tiêu giáo

dục đề ra. Tuy nhiên. quản lý dạy học môn Ngữ văn trong các trường THCS thành phố

Hà Nội hiện nay thiên về các biện pháp hành chính; mục đích quản lý chưa hướng đến

phát triển năng lực từng cá nhân người học; cách thức quản lý chưa phát huy được

nhiều sự sáng tạo của giáo viên và người học do sự phân cấp và phối hợp giữa các chủ

thể quản lý chưa rõ ràng và nhiều yếu tố ảnh hưởng khác nữa.

Từ những lý do đã trình bày, có thể nhận thấy ở đây xuất hiện mâu thuẫn giữa

thực tế việc quản lý dạy học môn Ngữ văn đang chỉ dừng ở việc quản lý cách truyền

thụ kiến thức với mục tiêu cần quản lý dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát triển

năng lực người học. Đây là lý do người viết chọn luận án nghiên cứu “Quản lý dạy

học môn Ngữ văn trường trung học cơ sở thành phố Hà Nội theo hướng phát triển

năng lực người học”.

2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng

về quản lý dạy học môn Ngữ văn trường THCS đề xuất các biện pháp quản lý dạy học

3

môn Ngữ văn trường THCS thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực người

học để việc dạy học môn Ngữ văn trong các nhà trường đạt được mục tiêu hình thành

và phát triển ở người học các năng lực chung và năng lực chuyên biệt cần thiết sau khi

hoàn thành chương trình học môn Ngữ văn cấp THCS.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

1. Tổng quan các nghiên cứu về dạy học và quản lý dạy học môn Ngữ văn theo

hướng phát triển năng lực người học.

2. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý dạy học môn Ngữ văn trường THCS.

3. Đánh giá thực trạng dạy học và quản lý dạy học môn Ngữ văn trường THCS

thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực người học. Tìm nguyên nhân và các

yếu tố tác động đến thực trạng đó.

4. Đề xuất các biện pháp quản lý dạy học môn Ngữ văn trường THCS thành phố

Hà Nội theo hướng phát triển năng lực người học. Khảo nghiệm và thử nghiệm một

nội dung trong các biện pháp đề ra.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý dạy học môn Ngữ văn trường

THCS thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực người học.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Giới hạn nội dung nghiên cứu: Dựa trên các tiếp cận chính là tiếp cận nội dung,

tiếp cận các thành tố của hoạt động và tiếp cận quản lý hoạt động dạy học, môi trường

dạy học, tác giả luận án tổ chức nghiên cứu thực trạng và đề ra các biện pháp quản lý

dạy học môn Ngữ văn (bao gồm quản lý mục tiêu, chương trình, nội dung; phương

pháp; phương tiện; hình thức tổ chức dạy học; kiểm tra đánh giá; quản lý người dạy;

người học và môi trường dạy học theo hướng phát triển năng lực người học) của cán

bộ quản lý trong trường THCS.

Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu biện pháp quản lý của cán bộ quản lý

ở 164 trường THCS công lập thuộc 30 quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội.

Giới hạn khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu dựa trên khảo sát 150 cán bộ quản

lý (bao gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn) [10], 150

giáo viên Ngữ văn và 200 học sinh trường THCS. Luận án tập trung đề xuất biện pháp

quản lý của cấp trưởng (bao gồm hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn).

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp luận

Tiếp cận nội dung: Hoạt động dạy học bao gồm các thành tố như mục tiêu,

chương trình, nội dung, phương pháp, phương tiện, kiểm tra đánh giá,... Quản lý dạy

4

học là quản lý việc thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, phương

tiện, cách thức kiểm tra đánh giá…đặt trong môi trường tác động đến các thành tố đó.

Trong luận án, tiếp cận nội dung được sử dụng là tiếp cận chính để tìm ra các biện

pháp quản lý dạy học môn Ngữ văn trường THCS thành phố Hà Nội theo hướng phát

triển năng lực người học.

Tiếp cận hoạt động: Bản chất quá trình dạy học là sự thống nhất biện chứng của

dạy và học. Quá trình dạy học là quá trình xã hội gắn liền với hoạt động của con

người, bao gồm hoạt động dạy và hoạt động học. Chủ thể của các hoạt động này là

người dạy và người học. Quản lý dạy học do đó cũng là quản lý người dạy và người

học. Tiếp cận hoạt động được sử dụng giúp tiếp cận các thành tố của hoạt động nhằm

tìm ra các biện pháp quản lý người dạy, quản lý người học để sau một chu trình hoạt

động (dạy học môn Ngữ văn trường THCS), các hoạt động dạy học đạt được kết quả

mong muốn (hình thành được các năng lực cần thiết cho người học). Trong luận án,

tiếp cận hoạt động được sử dụng kết hợp với tiếp cận nội dung nhằm tìm ra các biện

pháp quản lý người dạy và người học trong dạy học môn Ngữ văn trường THCS thành

phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực người học.

Tiếp cận phát triển năng lực: Quản lý dạy học theo hướng phát triển năng lực đòi

hỏi dạy học phải đặt đích là những năng lực chung, năng lực chuyên biệt hay năng lực

năng khiếu mà người học cần có và có thể có được sau khi hoàn thành chương trình

học tại một thời điểm nhất định; hướng đến những gì người học dự kiến phải làm được

trong thực tiễn cuộc sống của chính họ. Tiếp cận phát triển năng lực được sử dụng

trong luận án nhằm tìm ra mục tiêu cần đạt đến của các biện pháp quản lý dạy học môn

Ngữ văn trường THCS thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực người học (là

các năng lực cần thiết với người học, bao gồm các năng lực môn Ngữ văn trực tiếp

hình thành ở người học hay góp phần hình thành cho người học).

Tiếp cận hệ thống: Hoạt động dạy học là một hệ thống cấu trúc. Theo tiếp cận hệ

thống, các biện pháp quản lý phải được tiến hành đồng bộ trên tất cả các thành tố của

nó nhằm tạo nên sự cộng hưởng và sức mạnh tổng thể của hệ thống. Tiếp cận hệ thống

được sử dụng nhằm tìm ra mối liên hệ của các biện pháp quản lý dạy học môn Ngữ

văn trường THCS thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực người học.

Tiếp cận quá trình: Quá trình là một hoạt động hoặc tổ hợp các hoạt động từ yếu tố

đầu vào chuyển thành đầu ra. Tiếp cận quá trình là việc áp dụng một hệ thống các quá

trình trong tổ chức, nhận biết và kết nối các quá trình này, quản lý chúng để tạo thành đầu

ra mong muốn. Luận án vận dụng cách tiếp cận quá trình trong quản lý dạy học khi xác

định và nhận biết các quá trình của hoạt động dạy học; xác định mối tương tác giữa các

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!