Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ chính quyền cấp xã trong bối cảnh hiện nay
MIỄN PHÍ
Số trang
26
Kích thước
762.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
931

Quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ chính quyền cấp xã trong bối cảnh hiện nay

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

Quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán

bộ chính quyền cấp xã trong bối cảnh hiện nay

Managing administrative professional training for commune-level government officials in the

current context

NXB H. : ĐHGD, 2012 Số trang 199 tr. +

Đỗ Thị Ngọc Oanh

Trường Đại học Giáo dục

Luận văn ThS ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 62 14 05 01

Người hướng dẫn: PGS.TS. Đặng Quốc Bảo; PGS.TS. Nguyễn Cúc

Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Trình bày cơ sở lý

luâṇ của vấn đề qu ản lý bồi dưỡng (QL BD) nghiêp̣ vu ̣hành

chính cho cán b ộ (CB) chính quyền cấp xã theo quan điểm tăng cường năng l ực thực hiện.

Chỉ ra những yêu cầu khách quan phải đổi mới quản lý BD nghiệp vụ hành chính theo quan

điểm tăng cường năng lực thựchiện cho CB chính quyền cấp xã. Nghiên cứu thưc̣ traṇ g QL

BD nghiêp̣ vu ̣hành chính cho CB chính quyền cấp xãtheo quan điểm tăng cường năng l ực

thực hiện; xác định những yếu kém, nguyên nhân trong quản lý BD nghiệp vụ hành chính

cho CB chính quyền cấp xãtrong b ối cảnh hiện nay. Đưa ra giải pháp QL BD nghiêp̣ vu ̣

hành chính cho CB chính quyền cấp xã theo quan điểm tăng cường năng lực thực hiện

Keywords: Nghiệp vụ hành chính; Chính quyền cấp xã; Cán bộ xã; Quản lý giáo dục; Năng

lực thực hiện.

Content

1. Lý do chọn đề tài

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vị trí cấp xã: “Cấp xã là nơi gần gũi nhân dân

nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi việc đều xong xuôi”. Cấp xã ổn

định và phát triển thì an ninh chính trị, an sinh xã hội ổn định, đất nước sẽ phát triển. Người đặc biệt

quan tâm đến công tác huấn luyện CB. Tại Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về công tác huấn luyện

và học tập ngày 06 tháng 5 năm 1950, Người chỉ ra một số khuyết điểm trong công tác QL: tham

nhiều, lớp quá đông, mở lớp lung tung, không chu đáo “ quí hồ tinh, bất quí hồ đa” (không biết quí

chất lượng hơn số lượng) và căn dặn: “phải mở lớp nào cho ra lớp ấy, lựa chọn người dạy và người

học cho cẩn thận, đừng mở lớp lung tung”, phải xác định: huấn luyện ai?(học viên); ai huấn

luyện?(giảng viên); huấn luyện gì?(nội dung huấn luyện); tài liệu huấn luyện; huấn luyện thế nào?

(phương pháp huấn luyện); phải nâng cao và hướng dẫn việc tự học. Những lời dạy đó của Người

đến nay vẫn còn nguyên giá trị với chuyên ngành QL giáo dục.

Từ vai trò của đội ngũ CB cấp xãvà thực hiện lời dạy của Bác , Đảng và Nhà nước ta luôn

quan tâm đến công tác BD CB, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới. Trong chương trình tổng thể cải cách

hành chính nhà nước của nước ta giai đoạn 2001-2010 thì nội dung BD CB là một trong những nội

dung quan trọng. Thực tiễn cho thấy, thời gian qua công tác BD CB đã có nhiều đóng góp lớn vào

việc xây dựng đội ngũ CB vững mạnh , trong sạch và theo hướng chuyên nghiệp góp phần vào công

2

cuộc đổi mới đất nước . Thế nhưng NLTH nhiệm vụ của đội ngũ CB chính quyền cấp xãhiện nay

còn nhiều hạn chế.

Đánh giá một cách khái quát về đội ngũ CB của ta, Nghị quyết lần thứ ba BCH Trung ương

(khóa VIII) nhận định: “Nhìn chung đội ngũ CB hiện nay, xét về chất lượng, số lượng và cơ cấu có

nhiều mặt chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH”.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khoá IX) khẳng định: “Hệ thống chính trị ở xã hiện nay

còn nhiều mặt yếu kém, bất cập trong công tác lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện và vận động

quần chúng”. Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương (khóa X) nêu: “Việc quán

triệt ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác ĐT, BD CB... chưa thực sự sâu sắc, việc tổ chức thực

hiện chưa đạt yêu cầu. Công tác dự báo nhu cầu ĐT, bồi dưỡng CB chính quyền... thiếu tầm nhìn

chiến lược. Hệ thống ĐT, BD chưa đồng bộ, vừa nặng nề vừa phân tán, công tác QL ĐT thiếu

thống nhất... nặng về ĐT, BD lý luận chính trị, nhẹ về BD chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức QL

nhà nước... Hình thức, nội dung ĐT, BD CB chậm được đổi mới, thời gian học tập còn dài, nặng về

lý luận, thiếu thực tiễn, chưa chú trọng BD, cập nhật kiến thức mới, khả năng thực hành, xử lý tình

huống còn hạn chế và chưa làm được ĐT, BD theo chức danh. Chất lượng GV tăng không tương

xứng với việc tăng lên về số lượng, nhất là về kiến thức thực tiễn...”. Công tác quản lý dưỡng CB

nói chung và CB chính quyền cấ p xãnó

i riêng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế

trên. Đây quả là vấn đề lớn và cấp thiết nhưng cho đến nay, mới chỉ có những công trình nghiên

cứu về CB cấp xã, về đào tạo CB cấp xã, về ĐT theo tiếp cận NLTH... chứ chưa có công trình nào

nghiên cứu về quản lý BD nghiệp vụ hành chính cho CB chính quyền cấp xã . Đó chính là lý do tác

giả chọn và nghiên cứu đề tài: “Quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho CB chính quyền

cấp xãtrong bối cảnh hiêṇ nay”.

2. Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các giải pháp quản lý BD nghiệp vụ hành chính cho CB chính quyền c ấp xãtheo

quan điểm tăng cường năng lực thực hiện.

3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quản lý BD nghiêp̣ vu ̣hành chính cho CB chính quyền nói chung .

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho CB chính quyền cấp xã

4. Giả thuyết khoa học

CB chính quyền cấp xãlà bộ phận “Nhân lực” có vai trò thiết yếu để nâng cao hiệu lực và hiệu

quả quản lý của chính quyền cơ sở và tạo sựđồng thuâṇ trong nhân dân đồng. Họ phải được thường

xuyên nâng cao năng lực, đặc biệt là năng lực thực hiện các bổn phận trách nhiệm được giao.

Bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính là công việc quan trọng để tăng cường năng lực thực hiện

cho CB chính q uyền cấp xã. Trong những năm qua việc quản lý BD nghiệp vụ hành chính cho CB

Tài liệu tương tự (6)

Xem tất cả
Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!