Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên mầm non ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ HỒNG THẮM
QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN
CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG CHO GIÁO VIÊN
MẦM NON Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN
ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ HỒNG THẮM
QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN
CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG CHO GIÁO VIÊN
MẦM NON Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN
ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHÍ THỊ HIẾU
THÁI NGUYÊN - 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và các kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là hoàn toàn trung thực, khách quan, không trùng lặp với các luận văn khác.
Thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hồng Thắm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp và các bạn. Tôi xin bày tỏ
sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phí Thị Hiếu, người đã tận tâm, trực tiếp hướng
dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và quá trình nghiên cứu luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo khoa Tâm lý - Giáo dục trường
Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy lớp Thạc sỹ
QLGD K26.
Tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện của các
đồng chí trong Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo, nhân viên, cha mẹ học
sinh và học sinh các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã tạo
điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tác giả có được các thông tin cần thiết,
hữu ích để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình.
Mặc dù đã cố gắng nhưng luận văn cũng không thể tránh khỏi một số thiếu
sót. Tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy cô, đồng nghiệp và bạn
bè.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2020
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hồng Thắm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................v
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.................................................................3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................3
5. Giả thuyết khoa học.........................................................................................3
6. Giới hạn nghiên cứu ........................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................4
8. Cấu trúc luận văn.............................................................................................5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG
LỰC PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG CHO GIÁO
VIÊN Ở TRƯỜNG MẦM NON.......................................................................6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề.......................................................................6
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới.................................................................6
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước...................................................................8
1.2. Một số khái niệm ........................................................................................11
1.2.1. Quản lý giáo dục......................................................................................11
1.2.2. Bồi dưỡng ................................................................................................11
1.2.3. Năng lực...................................................................................................12
1.2.4. Chương trình giáo dục mầm non.............................................................12
1.2.5. Phát triển chương trình giáo dục mầm non .............................................13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
1.2.6. Chương trình nhà trường, phát triển chương trình nhà trường ở trường
mầm non ............................................................................................................15
1.2.7. Năng lực phát triển chương trình nhà trường của giáo viên mầm non ...16
1.2.8. Bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên
mầm non ............................................................................................................17
1.2.9. Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà
trường cho giáo viên mầm non..........................................................................17
1.3. Một số vấn đề lý luận về bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình
nhà trường cho giáo viên mầm non ...................................................................18
1.3.1. Vai trò của hoạt động bồi dưỡng phát triển chương trình nhà trường
cho giáo viên mầm non......................................................................................18
1.3.2. Mục tiêu bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho
giáo viên mầm non ............................................................................................19
1.3.3. Nội dung bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho
giáo viên mầm non ............................................................................................20
1.3.4. Hình thức và phương pháp bồi dưỡng năng lực phát triển chương
trình nhà trường cho giáo viên mầm non ..........................................................21
1.3.5. Chủ thể bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho
giáo viên mầm non ............................................................................................24
1.4. Lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà
trường cho giáo viên mầm non..........................................................................24
1.4.1. Hiệu trưởng trường mầm non với hoạt động quản lý bồi dưỡng năng
lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên mầm non.......................24
1.4.2. Nội dung quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà
trường cho giáo viên mầm non..........................................................................25
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương
trình nhà trường cho giáo viên mầm non ..........................................................31
1.5.1. Các yếu tố chủ quan.................................................................................31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
1.5.2. Các yếu tố khách quan.............................................................................33
Kết luận chương 1..............................................................................................35
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC
PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG CHO GIÁO VIÊN
Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON ......................................................................36
2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng ................................................................36
2.1.1. Vài nét về khách thể khảo sát..................................................................36
2.1.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ....................................................................38
2.2. Thực trạng bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho
giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa............................................39
2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường
mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên về vai trò và mục tiêu của
hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho
giáo viên ............................................................................................................40
2.2.2. Thực trạng năng lực phát triển chương trình nhà trườngcủa giáo viên
các trường mầm non huyện Định Hóa...............................................................43
2.2.3. Thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình
nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh
Thái Nguyên......................................................................................................46
2.2.4. Thực trạng hình thức và phương pháp bồi dưỡng năng lực phát triển
chương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định
Hóa, tỉnh Thái Nguyên ......................................................................................49
2.2.5. Thực trạng chủ thể bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà
trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái
Nguyên ..............................................................................................................55
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương
trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh
Thái Nguyên ......................................................................................................57
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
2.3.1. Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình
nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái
Nguyên...............................................................................................................57
2.3.2. Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà
trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái
Nguyên ..............................................................................................................60
2.3.3. Thực trạng chỉ đạo bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà
trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái
Nguyên ..............................................................................................................63
2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng năng lực phát triển chương
trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh
Thái Nguyên ......................................................................................................67
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực phát
triển chương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện
Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên .............................................................................69
2.6. Đánh giá kết quả quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình
nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái
Nguyên...............................................................................................................78
2.6.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân ...........................................................78
2.6.2. Hạn chế, nguyên nhân của hạn chế .........................................................80
Kết luận chương 2..............................................................................................82
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC PHÁT
TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG CHO GV Ở CÁC
TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN.....83
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ..............................................................83
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học .........................................................83
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.............................................................83
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ ..........................................83
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển.........................................................84
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn..........................................................84
3.2. Các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà
trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa.........................84
3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về tầm
quan trọng của bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho
giáo viên ở các trường mầm non .......................................................................84
3.2.2. Tổ chức khảo sát nhu cầu bồi dưỡng và đánh giá năng lực phát triển
chương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non trước khi bồi
dưỡng .................................................................................................................86
3.2.3. Xây dựng chương trình bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình
nhà trường sát với năng lực và nhu cầu của giáo viên ở các trường mầm
non .....................................................................................................................90
3.2.5. Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và các nguồn lực
khác để tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho
giáo viên ở các trường mầm non .......................................................................94
3.2.6. Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức và phương pháp bồi dưỡng phù
hợp với chế độ làm việc của giáo viên ở các trường mầm non.........................97
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất ....................................................99
3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp...........100
Kết luận chương 3............................................................................................103
KẾT LUẬN.....................................................................................................104
1. Kết luận........................................................................................................104
2. Khuyến nghị.................................................................................................105
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................108
PHẦN PHỤ LỤC...........................................................................................111
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBQL : Cán bộ quản lý
GDĐT : Giáo dục đào tạo
GDMN : Giáo dục mầm nọ
GV : Giáo viên
PTCT : Phát triển chương trình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Trình độ đào tạo của giáo viên ở các trường mầm non huyện
Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên...........................................................37
Bảng 2.2. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường mầm non
huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên về vai trò của hoạt động bồi
dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên
.........................................................................................................40
Bảng 2.3. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường mầm non
huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên về mục tiêu bồi dưỡng năng
lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên.....................42
Bảng 2.4. Thực trạng năng lực phát triển chương trình nhà trường của GV
ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên...........44
Bảng 2.5. Thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình
nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định
Hóa, tỉnh Thái Nguyên ....................................................................47
Bảng 2.6. Thực trạng hình thức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình
nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định
Hóa, tỉnh Thái Nguyên ....................................................................50
Bảng 2.7. Thực trạng phương pháp bồi dưỡng năng lực phát triển chương
trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện
Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên...........................................................53
Bảng 2.8. Thực trạng chủ thể bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình
nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định
Hóa, tỉnh Thái Nguyên ....................................................................56
Bảng 2.9. Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực phát triển chương
trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện
Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên...........................................................58
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Bảng 2.10. Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình
nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định
Hóa, tỉnh Thái Nguyên ....................................................................61
Bảng 2.11. Thực trạng chỉ đạo bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình
nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định
Hóa, tỉnh Thái Nguyên ....................................................................64
Bảng 2.12. Thực trạng kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng năng lực phát triển
chương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non
huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ................................................68
Bảng 2.13. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển
chương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non
huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ................................................70
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát về mức độ cần thiết và khả thi của những biện
pháp quản lý bồi dưỡng năng lực PTCT nhà trường cho GV các
trường mầm non huyện Định Hóa.................................................101
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân
Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em từ ba tháng
tuổi đến sáu tuổi. Thực hiện chương trình giáo dục mầm non, các địa phương
trên cả nước đã quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ, sắp xếp vị trí việc làm bố
trí đủ giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất và nâng cao hiệu quả công tác quản
lý chuyên môn để triển khai thực hiện một cách chất lượng chương trình giáo
dục mầm non. Các hoạt động giáo dục được tổ chức nhẹ nhàng, linh hoạt gây
được sự hứng thú, tạo nhiều cơ hội cho trẻ tích cực tham gia hoạt động, quan sát,
trải nghiệm và thực hành. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học của
các nhà trường ngày càng được đầu tư đầy đủ, hiện đại nhằm thực hiện mục tiêu
của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển 5 lĩnh vực về thể chất, tình cảm,
nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách,
chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một. Như vậy Giáo dục mầm non tạo sự khởi đầu
cho sự phát triển toàn diện của trẻ, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp
theo và cho việc học tập suốt đời.
Phát triển chương trình nói chung và chương trình giáo dục mầm non nói
riêng đã được thực hiện ở nhiều nước phát triển. Các quốc gia trên thế giới cũng
đã xây dựng mô hình phát triển chương trình giáo dục phù hợp với điều kiện thực
tế của đất nước mình. Nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, trước sự phát
triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, đặc biệt là cách mạng công nghệ 4.0
và thực hiện Nghị quyết 29 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới
căn bản và toàn diện giáo dục, trong những năm gần đây, việc phát triển chương
trình nhà trường ở Việt Nam đã có nhiều chuyển biến theo hướng mở, trao thêm
quyền tự chủ cho các địa phương và giáo viên…
Thực hiện chỉ đạo của Bộ GDĐT, trong những năm qua, các trường mầm
non trong cả nước đã xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển chương trình