Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa nhập cho giáo viên tiểu học huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHẠM THANH HƯỚNG
QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC
GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHẠM THANH HƯỚNG
QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC
GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ GIANG NAM
THÁI NGUYÊN - 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực, chưa được sử dụng và công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020
Tác giả
Phạm Thanh Hướng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục này, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân thầy giáo, cô giáo.
Quá trình học tập và nghiên cứu là quá trình bản thân tôi được sự quan tâm
giúp đỡ của tập thể các thầy cô giáo khoa Tâm lý - Giáo dục, các phòng ban, của
các cấp quản lý giáo dục. Với tình cảm chân thành của mình, tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo, cô giáo trong ban giám hiệu, khoa Tâm
lý - Giáo dục, phòng Đào tạo, thư viện Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên,
đã tận tình giúp đỡ tôi trong học tập, nhất là trong quá trình tiến hành làm đề tài
khoa học này.
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc thầy giáo TS. Ngô Giang Nam -
người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu khoa học để hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, chuyên viên phòng Giáo dục và Đào
tạo huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên, Ban Giám hiệu các trường Tiểu học, các
đồng chí giáo viên các trường Tiểu học huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên đã
tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi có các thông tin tài liệu cần thiết để viết đề tài
nghiên cứu của mình.
Trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài mặc dù bản thân tôi đã cố gắng rất
nhiều nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót nên tôi rất mong các thầy cô giáo và
các bạn đồng nghiệp có những phản hồi thông tin về luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020
Tác giả
Phạm Thanh Hướng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ...........................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................. v
MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu................................................................. 2
4. Giả thuyết khoa học......................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3
6. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3
8. Cấu trúc nội dung luận văn.............................................................................. 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG
NĂNG LỰC GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC ...... 5
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..................................................................... 5
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................... 5
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước................................................................... 8
1.2. Các khái niệm cơ bản ................................................................................ 12
1.2.1. Bồi dưỡng ................................................................................................ 12
1.2.2. Năng lực................................................................................................... 12
1.2.3. Giáo dục hoà nhập ................................................................................... 13
1.2.4. Năng lực giáo dục hòa nhập của giáo viên tại trường tiểu học ............... 15
1.2.5. Bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa nhập cho giáo viên tiểu học .............. 16
1.2.6. Quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa nhập cho giáo viên tiểu học . 17
1.3. Những vấn đề cơ bản về bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa nhập cho giáo
viên tiểu học............................................................................................... 17
1.3.1. Mục tiêu bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa nhập cho giáo viên tiểu học .......... 17
1.3.2. Nội dung bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa nhập cho giáo viên tiểu học ... 18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
1.3.3. Phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa nhập cho
giáo viên tiểu học....................................................................................... 20
1.3.4. Đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa nhập cho giáo viên
tiểu học ...................................................................................................... 22
1.3.5. Lực lượng tham gia bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa nhập cho giáo
viên tiểu học............................................................................................... 23
1.4. Quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa nhập cho giáo viên tiểu học ... 24
1.4.1. Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa nhập cho giáo viên tiểu học ... 24
1.4.2. Tổ chức bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa nhập cho giáo viên tiểu học ....... 25
1.4.3. Chỉ đạo bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa nhập cho giáo viên tiểu học . 26
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa
nhập cho giáo viên tiểu học....................................................................... 27
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa nhập cho
giáo viên tiểu học....................................................................................... 28
1.5.1. Các yếu tố chủ quan................................................................................. 28
1.5.2. Các yếu tố khách quan............................................................................. 29
Kết luận chương 1.............................................................................................. 30
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG
NĂNG LỰC GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO GIÁO VIÊN TIỂU
HỌC HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN........................... 31
2.1. Khái quát về kinh tế - xã hội và giáo dục huyện Định Hóa, Thái Nguyên..... 31
2.1.1. Về kinh tế - xã hội ................................................................................... 31
2.1.2. Về giáo dục đào tạo ................................................................................. 32
2.2. Tổ chức khảo sát........................................................................................ 34
2.2.1. Mục tiêu khảo sát..................................................................................... 34
2.2.2. Nội dung khảo sát.................................................................................... 34
2.2.3. Đối tượng khảo sát................................................................................... 34
2.2.4. Phương pháp khảo sát.............................................................................. 35
2.3. Thực trạng về bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa nhập cho GV tiểu học ở
huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên .......................................................... 35
2.3.1. Thực trạng về năng lực giáo dục hòa nhập cho GV tiểu học ở huyện
Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ..................................................................... 35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
2.3.2. Thực trạng mục tiêu bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa nhập cho giáo
viên tiểu học huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên ................................... 38
2.3.3. Thực trạng các nội dung bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa nhập cho
giáo viên tiểu học huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên ........................... 39
2.3.4. Thực trạng phương pháp bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa nhập cho
giáo viên tiểu học huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên ........................... 43
2.3.5. Thực trạng hình thức bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa nhập cho giáo
viên tiểu học huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên ................................... 44
2.3.6. Thực trạng đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa nhập cho
giáo viên tiểu học huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên ........................... 47
2.3.6. Thực trạng các lực lượng tham gia bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa
nhập cho giáo viên tiểu học huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên............ 50
2.4. Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa nhập cho giáo viên
tiểu học huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ............................................ 51
2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa nhập
cho giáo viên tiểu học huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên...................... 51
2.4.2. Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa nhập cho giáo
viên tiểu học huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên..................................... 54
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa nhập cho giáo
viên tiểu học huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên..................................... 56
2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa
nhập cho giáo viên tiểu học huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ................ 59
2.5. Thực trạng các yếu tố đến quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa nhập
cho giáo viên tiểu học huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên...................... 60
2.6. Đánh giá chung.......................................................................................... 62
2.6.1. Những kết quả đạt được .......................................................................... 63
2.6.2. Tồn tại, hạn chế ....................................................................................... 64
Kết luận chương 2.............................................................................................. 66
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG
LỰC GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
HUYÊN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN ...................................... 67
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa
nhập cho giáo viên tiểu học huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ................ 67
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống.......................................................... 67
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ............................................................ 67
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi............................................................. 67
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả .......................................................... 68
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa nhập cho
GV tiểu học huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên...................................... 68
3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên, phụ huynh học sinh
và cộng đồng xã hội huyện Định hóa tỉnh Thái Nguyên về giáo dục hòa
nhập, bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa nhập............................................ 68
3.2.2. Chỉ đạo bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ GV có
chuyên môn nghiệp vụ sâu về GDHN trong trường tiểu học huyện Định
hóa tỉnh Thái Nguyên ................................................................................ 70
3.2.3. Chỉ đạo đổi mới nội dung, chương trình bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa
nhập cho GV tiểu học huyện Định hóa tỉnh Thái Nguyên........................... 73
3.2.4. Chỉ đạo đa dạng hóa phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực
giáo dục hòa nhập cho GV tiểu học huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên........ 78
3.2.5. Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa
nhập cho giáo viên các trường tiểu học huyện Định hóa tỉnh Thái Nguyên....... 82
3.2.6. Chỉ đạo đổi mới kiếm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo
dục hòa nhập cho giáo viên tiểu học ......................................................... 85
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp................................................................ 87
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất..... 87
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm............................................................................ 87
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm ............................................................................ 87
3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm...................................................................... 88
3.4.4. Nội dung và cách tiến hành ..................................................................... 88
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm............................................................................... 89
Tổng kết chương 3............................................................................................. 93
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 94
1. Kết luận.......................................................................................................... 94
2. Khuyến nghị................................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 98
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
CBQL : Cán bộ quản lý
DTTS : Dân tộc thiểu số
GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo
GDĐT : Giáo dục đào tạo
GDĐT : Giáo dục đào tạo
GDHN : Giáo dục hướng nghiệp
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
TKT : Teaching Knowledge Test
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Quy mô học sinh tiểu học huyện Định Hóa năm học 2018 - 2019.. 33
Bảng 2.2. Số học sinh khuyết tật học hòa nhập cấp tiểu học ở huyện Định
Hóa năm học 2018 - 2019 ............................................................ 33
Bảng 2.3. Thực trạng tự đánh giá năng lực giáo dục hòa nhập của giáo viên
tiểu học huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên............................... 35
Bảng 2.4. Thực trạng mục tiêu bồi dưỡng năng lực GDHN cho giáo viên
tiểu học huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên............................... 38
Bảng 2.5. Thực trạng các nội dung bồi dưỡng năng lực GDHN cho giáo
viên tiểu học huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên....................... 40
Bảng 2.6. Thực trạng phương pháp bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa nhập cho
giáo viên tiểu học huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên ................... 43
Bảng 2.7. Thực trạng hình thức bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa nhập cho
giáo viên tiểu học huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên ............... 44
Bảng 2.8. Thực trạng đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa nhập
cho giáo viên tiểu học huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên ........... 48
Bảng 2.9. Thực trạng xây dựng các lực lượng tham gia bồi dưỡng năng lực
giáo dục hòa nhập cho giáo viên tiểu học huyện Định Hóa, tỉnh
Thái Nguyên.................................................................................. 50
Bảng 2.10. Thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực
giáo dục hòa nhập cho giáo viên tiểu học huyện Định Hóa, tỉnh
Thái Nguyên.................................................................................. 52
Bảng 2.11. Thực trạng tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa
nhập cho giáo viên tiểu học huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. 54
Bảng 2.12. Thực trạng chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa
nhập cho giáo viên tiểu học huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. 57
Bảng 2.13. Thực trạng kiểm tra, đánh giá quản lý hoạt động bồi dưỡng năng
lực giáo dục hòa nhập cho giáo viên tiểu học huyện Định Hóa,
tỉnh Thái Nguyên........................................................................... 59
Bảng 2.14. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý bồi dưỡng năng
lực giáo dục hòa nhập cho giáo viên tiểu học huyện Định Hóa,
tỉnh Thái Nguyên........................................................................... 61
Bảng 3.1. Kết quả thăm dò tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất quản
lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa nhập cho giáo
viên tiểu học huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên....................... 89
Bảng 3.2. Kết quả thăm dò tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất quản
lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa nhập cho giáo
viên tiểu học huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ........................ 91
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục hòa nhập cho học sinh là phương thức giáo dục để học sinh khuyết
tật được học chung với học sinh cùng độ tuổi theo chương trình chung tại trường
phổ thông nhằm hỗ trợ để phát triển và đáp ứng những nhu cầu phù hợp với đặc
điểm cá nhân giúp học sinh hòa nhập cộng đồng.
Trong thời gian qua, công tác GDHN đã được ngành GDĐT các địa phương
đặc biệt quan tâm, đạt được những thành tựu nhất định nhưng bên cạnh đó hoạt
động giáo dục hòa nhập vẫn còn những mặt hạn chế về mặt nhân lực, hạn chế
trong nhận thức, hạn chế về chuyên môn dạy trẻ khuyết tật, đặc biệt là năng lực
tổ chức giảng dạy cho trẻ khuyết tật. Đội ngũ giáo viên được bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ về giáo dục trẻ khuyết tật còn ít về số lượng, phân bố không đồng
đều và chất lượng còn hạn chế
Để góp phần nâng cao chất lượng GDHN cho trẻ khuyết tật trong các nhà
trường, hằng năm Bộ GDĐT tổ chức các khóa bồi dưỡng chuyên môn về giáo
dục trẻ khuyết tật cho các cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán các cấp. Tuy nhiên,
việc đảm bảo trẻ khuyết tật tiếp cận giáo dục hòa nhập vẫn còn gặp nhiều khó
khăn, thách thức đặc biệt đối với trẻ khuyết tật ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó
khăn, DTTS chưa được chăm sóc, giáo dục đầy đủ, chưa được đáp ứng đầy đủ
nhu cầu để phát triển. Hiện nay, các nguồn lực chuyên môn tập trung chủ yếu ở
vùng vùng thuận lợi, các thành phố… Đội ngũ giáo viên được bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ về giáo dục trẻ khuyết tật còn ít về số lượng, phân bố không đồng
đều và chất lượng còn hạn chế.
Đối với huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, giáo dục học sinh khuyết tật
học hòa nhập là một nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường tiểu học. Hiện nay,
để các em học sinh khuyết tật được học hòa nhập tốt, ngay từ đầu năm học, Ban
Giám hiệu các trường tiểu học đã chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm nắm đặc điểm tình
hình từng em, theo dõi tâm sinh lý, khả năng mức độ nhận thức của từng em;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
đồng thời phối hợp chặt chẽ với gia đình trong công tác giáo dục ở trường và ở
nhà. Giáo viên trong quá trình đánh giá kết quả giáo dục hoà nhập được nhà
trường thực hiện căn cứ vào mục tiêu, nội dung giáo dục đã điều chỉnh theo kế
hoạch cá nhân. Phù hợp điều kiện hoàn cảnh của từng học sinh, sát với từng dạng
khuyết tật cụ thể và luôn ghi nhận sự tiến bộ cố gắng của từng em.
Thực trạng ở các trường tiểu học hiện nay, giáo viên thực hiện giáo dục
hòa nhập hầu như không có chuyên môn mà chủ yếu là giáo viên kiêm nhiệm,
họ còn yếu về các năng lực như năng lực chăm sóc/ hỗ trợ tâm lí cho giáo viên
trong quá trình giáo dục, năng lực nhận biết nhu cầu và khả năng của học sinh
khuyết tật, năng lực xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân cho học
sinh khuyết tật, năng lực điều chỉnh trong dạy học hòa nhập học sinh khuyết tật.
Vì vậy, việc tổ chức bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa nhập cho giáo viên tiểu
học đòi hỏi sự quan tâm của các cấp quản lý, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý trong
các trường tiểu học.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cho thấy bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ
giáo viên trong giáo dục hòa nhập, trẻ khuyết tật là một vấn đề cấp thiết hiện nay
tại Việt Nam. Từ những lý do trên, đề tài được lựa chọn nghiên cứu là: "Quản
lý bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa nhập cho giáo viên tiểu học huyện Định
Hóa tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng về quản lý bồi dưỡng năng lực
giáo dục hòa nhập cho giáo viên tiểu học huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên,
luận văn đề xuất biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa nhập cho
giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa nhập cho giáo viên tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa nhập cho giáo viên trường Tiểu
học huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.