Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phương pháp chỉnh hóa tikhonov cho bài toán ngược tuyến tính và ứng dụng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
————————–
NGUYỄN ĐỨC TỚI
PHƯƠNG PHÁP CHỈNH HÓA TIKHONOV
CHO BÀI TOÁN NGƯỢC TUYẾN TÍNH VÀ
ỨNG DỤNG
Chuyên ngành: Toán giải tích
Mã số: 60.46.01.02
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Đà Nẵng - Năm 2017
Công trình được hoàn thành tại
Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN
——————————–
Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM QUÝ MƯỜI
Phản biện 1: TS. Lương Quốc Tuyển
Phản biện 2: TS. Trịnh Đào Chiến
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ Khoa học họp tại Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum vào ngày
26 tháng 08 năm 2017.
Có thể tìm hiểu luận văn tại
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Các bài toán ngược đã được đặt ra từ lâu, nhu cầu cần giải các bài
toán này là cần thiết và rất có ý nghĩa vì nhiều vấn đề khoa học, công
nghệ, kinh tế, sinh thái, v.v... dẫn đến việc giải các bài toán mà nghiệm
của chúng không ổn định theo dữ kiện ban đầu, tức là một thay đổi nhỏ
của các dữ liệu có thể dẫn đến sự sai khác rất lớn của nghiệm, thậm chí
làm cho bài toán trở nên vô nghiệm hoặc vô định [1,7]. Người ta nói những
bài toán như thế là bài toán đặt không chỉnh.
Do tính không chỉnh của bài toán mà đặc biệt là tính không ổn định
của nghiệm nên người ta phải tập trung tìm các phương pháp để chỉnh
hoá nó, nghĩa là tìm một nghiệm xấp xỉ phụ thuộc liên tục theo dữ kiện,
hay nói cách khác là khi sai số của dữ liệu càng nhỏ thì nghiệm xấp xỉ tìm
được càng gần với nghiệm đúng của bài toán ban đầu để có thể ứng dụng
tính số trong các bài toán cụ thể. Một trong những phương pháp quan
trọng để chỉnh hoá đó là phương pháp của Tikhonov.
Với nhu cầu muốn tìm hiểu cơ sở lý thuyết, các giải thuật và ứng dụng
của các bài toán ngược và trên cơ sở gợi ý của giảng viên hướng dẫn, tôi
chọn nghiên cứu đề tài: “Phương pháp chỉnh hóa Tikhonov cho bài
toán ngược tuyến tính và ứng dụng” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu bài toán ngược tuyến tính và phương pháp chỉnh hóa
Tikhonov để giải các bài toán ngược tuyến tính và ứng dụng phương pháp
vào giải một số các bài toán khác nhau.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Bài toán ngược tuyến tính đặt không chỉnh.
- Phương pháp chỉnh hóa Tikhonov.
2
4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các bài báo, tài liệu liên quan đến bài toán ngược, bài toán
đặt không chỉnh và phương pháp chỉnh hóa Tikhonov.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập các bài báo và tài liệu khoa học của các tác giả nghiên cứu
liên quan đến phương pháp chỉnh hoá Tikhonov cho bài toán ngược tuyến
tính và các ứng dụng.
- Ứng dụng phần mềm toán học Mathlab, để giải các bài toán đặt không
chỉnh bằng phương pháp chỉnh hóa Tikhonov đã được nghiên cứu.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đề tài có giá trị về mặt lý thuyết và ứng dụng, có thể sử dụng luận
văn như một tài liệu tham khảo dành cho sinh viên ngành toán và các đối
tượng quan tâm đến các phương pháp giải bài toán ngược.
7. Cấu trúc luận văn
Bố cục của luận văn bao gồm: mục lục, danh mục các ký hiệu, mở đầu,
nội dung chính, kết luận và tài liệu tham khảo. Nội dung chính của luận
văn được chia làm 3 chương:
Chương 1, chúng tôi trình bày lý thuyết cơ bản về bài toán ngược và
phương pháp chỉnh hoá. Trong chương này, chúng tôi nhắc lại một số kiến
thức cơ bản của giải tích hàm, nêu bài toán ngược, bài toán đặt không
chỉnh và lý thuyết phương pháp chỉnh hoá.
Chương 2, phương pháp chỉnh hoá Tikhonov. Trong chương này, chúng
tôi sẽ trình bày toán tử chỉnh hoá Tikhonov, tính đặt chỉnh của toán tử
chỉnh hoá và tốc độ hội tụ.
Chương 3, nghiệm số và ứng dụng. Chương này dành cho việc trình bày
về ứng dụng của phương pháp chỉnh hoá Tikhonov để giải một số bài toán
cụ thể.
3
CHƯƠNG 1
LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ BÀI TOÁN NGƯỢC
VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỈNH HOÁ
1.1. KHÔNG GIAN HÀM
Định nghĩa 1.1.1. Cho X là không gian tuyến tính trên trường số
thực R và ánh xạ
k.k : X → R
x 7→ kxk
thỏa mãn các tiên đề sau:
1) kxk ≥ 0 với mọi x ∈ X;
kxk = 0 khi và chỉ khi x = 0.
2) kαxk = |α| kxk với mọi x ∈ X và với mọi α ∈ R.
3) kx + yk ≤ kxk + kyk với mọi x, y ∈ X.
Khi đó, k.k được gọi là một chuẩn trên X, và cặp (X, k.k) được gọi là
không gian tuyến tính định chuẩn trên trường số thực R.
Giả sử (X, k.k) là một không gian tuyến tính định chuẩn. Khi đó, ánh xạ
d : X × X → R
(x, y) 7→ d(x, y) = kx − yk
là một metric trên X. Ta gọi d là một metric được sinh ra bởi chuẩn hay
chuẩn cảm sinh metric d trên X. Như vậy, không gian tuyến tính định
chuẩn là một không gian metric.
Không gian tuyến tính định chuẩn (X, k.k) được gọi là không gian
Banach nếu nó đầy đủ với mêtric được sinh ra bởi chuẩn.
Định nghĩa 1.1.2. Cho X là một không gian vectơ trên trường số
thực R. Tích vô hướng trên X là một ánh xạ
h·, ·i : X × X → R
(x, y) 7→ hx, yi
4
thỏa mãn các tiên đề sau.
(i) hx, yi = hy, xi, ∀x, y ∈ X.
(ii) hx + y, zi = hx, zi + hy, zi, ∀x, y, z ∈ X.
(iii) hαx, yi = α hx, yi, ∀α ∈ R, ∀x, y ∈ X.
(iv) hx, xi ≥ 0, ∀x ∈ X,hx, xi = 0 ⇔ x = 0.
Khi đó, hx, yi được gọi là tích vô hướng của hai vectơ x, y và cặp (X,h·, ·i)
được gọi là không gian tiền Hilbert.
Ngoài ra, khi tích vô hướng h·, ·i đã được xác định rõ ràng, ta thường
ký hiệu không gian tiền Hilbert là X thay vì viết dạng đầy đủ (X,h·, ·i).
Định lí 1.1.3. Cho X là không gian tiền Hilbert. Khi đó, với mọi
x, y ∈ X ta luôn có bất đẳng thức |hx, yi|2 ≤ hx, xi.hy, yi.
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi x và y phụ thuộc tuyến tính.
Định lí 1.1.4. Cho X là không gian tiền Hilbert. Khi đó,
kxk = hx, xi
1
2
, x ∈ X,
xác định một chuẩn trên X.
Định nghĩa 1.1.5. Cho không gian tiền Hilbert (X,h·, ·i). Nếu X là
không gian đầy đủ với chuẩn k.k cảm sinh từ tích vô hướng, thì ta gọi X
là không gian Hilbert.
Định nghĩa 1.1.6. Cho X là một không gian Hilbert. Khi đó,
a) x được gọi là trực giao với y nếu hx, yi = 0. Ký hiệu x⊥y.
b) {xn} được gọi là hệ trực giao nếu các vectơ của nó đôi một trực giao
với nhau.
c) Cho M ⊂ X. Tập hợp M⊥ = {x ∈ X : hx, yi = 0, ∀y ∈ M} được gọi
là phần bù trực giao của M.
Mệnh đề 1.1.7. Đối với không gian Hilbert X, các khẳng định sau đây
là đúng.
5
a) Nếu x⊥ yi ∀i = 1, n, thì x⊥ α1y1 + α2y2 + ... + αnyn;
b) Nếu yn → y và x⊥ yn, ∀n ∈ R, thì x⊥ y;
c) M⊥ là một không gian con đóng của X;
d) Nếu x⊥ y, thì kxk
2 + kyk
2 = kx + yk
2
;
e) Nếu {xn} là hệ trực giao, thì P
∞
j=1
xj hội tụ ⇔
P
∞
j=1
kxjk
2
hội tụ.
Định lí 1.1.8. Cho X là một không gian Hilbert và M ⊂ X là một
không gian con đóng của X. Khi đó, với mỗi x ∈ X đều có thể được viết
một cách duy nhất dưới dạng x = v + w, v ∈ M, w ∈ M⊥.
Toán tử P : X → M định nghĩa bởi P x = v được gọi là phép chiếu
trực giao X lên M và có tính chất:
P v = v nếu v ∈ M; kx − P xk ≤ kx − v
0k , ∀v
0 ∈ M.
Định nghĩa 1.1.9. Một hệ {xn}n∈N
các phần tử của một không gian
Hilbert X được gọi là hệ trực chuẩn nếu
hxi
, xj i = 0, ∀i 6= j; kxik = 1, ∀i = 1, 2, ....
Mệnh đề 1.1.10. Cho {xn}n∈N
là một hệ trực chuẩn trong không gian
Hilbert X. Khi đó,
a) P
∞
j=1
|hx, xj i|2 ≤ kxk
2
, ∀x ∈ X (bất đẳng thức Bessel);
b) Với mỗi x ∈ X, chuỗi P
∞
j=1
hx, xj i xj hội tụ và
x −
X
∞
j=1
hx, xj ixj
⊥ xn, ∀n.
Định nghĩa 1.1.11. Hệ trực chuẩn {xn}n∈N
trong không gian Hilbert
X được gọi là hệ đầy đủ nếu x⊥xn, ∀n ∈ N ⇒ x = 0.
Mệnh đề 1.1.12. Cho {xn}n∈N
là một hệ trực chuẩn trong không gian
Hilbert X. Khi đó, các mệnh đề sau tương đương.
6
a) {xn} là hệ đầy đủ;
b) x =
P
∞
j=1
hx, xj i xj
, ∀x ∈ X;
c) kxk =
P
∞
j=1
|hx, xj i|2
, ∀x ∈ X;
d) span {xn} = X.
Mệnh đề 1.1.13. Cho M là một không gian con đóng của một không
gian Hilbert X, {uj}j∈J ⊂ M là một hệ đầy đủ của M và P là phép chiếu
trực giao của X lên M. Khi đó, P x =
P
j∈J
hx, uji uj
, ∀x ∈ X.
Định nghĩa 1.1.14. Cho X và Y là hai không gian tuyến tính bất kỳ.
Ánh xạ A : X → Y được gọi là toán tử tuyến tính nếu:
(i) A (x + y) = A (x) + A (y), ∀x, y ∈ X;
(ii) A (αx) = αA (x), ∀x ∈ X, ∀α ∈ R.
Nếu A : X → R là một toán tử tuyến tính, thì ta nói rằng A là một
phiếm hàm tuyến tính.
Nếu A : X → Y là toán tử tuyến tính, thì ta thường viết Ax thay cho
A (x). Ngoài ra, ta ký hiệu
N (A) = {x ∈ X|Ax = 0} ;
R (A) = {Ax|x ∈ X} .
Khi đó, N (A) là không gian con của X và R (A) là không gian con của
Y . Ta nói rằng N (A) là không gian không điểm của A và R (A) là miền
giá trị của A.
Định nghĩa 1.1.15. Cho X và Y là hai không gian định chuẩn, một
toán tử tuyến tính A : X → Y được gọi là liên tục nếu với mọi x0 ∈ X
và xn → x0, ta có Axn → Ax0.
Định nghĩa 1.1.16. Cho A : X → Y là một toán tử tuyến tính liên
tục từ không gian Hilbert X vào không gian Hilbert Y . Khi đó, tồn tại