Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
125
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1821

Phòng ngừa tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận từ đặc điểm nhân thân của người phạm tội

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

PHÕNG NGỪA TỘI PHẠM VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ

ĐIỀU KHIỂN PHƢƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƢỜNG

BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN TỪ ĐẶC ĐIỂM

NHÂN THÂN CỦA NGƢỜI PHẠM TỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

PHÕNG NGỪA TỘI PHẠM VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ

ĐIỀU KHIỂN PHƢƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƢỜNG

BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN TỪ ĐẶC ĐIỂM

NHÂN THÂN CỦA NGƢỜI PHẠM TỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự

Mã số: 60380104

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ NGUYÊN THANH

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan Luận văn thạc sĩ "Phòng ngừa tội phạm vi phạm quy định

về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

từ đặc điểm nhân thân của ngƣời phạm tội" là công trình nghiên cứu khoa học

do bản thân tôi tự thực hiện. Kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và

chưa được công bố trình bất kỳ công trình khoa học nào.

Tác giả

Ngô Minh Hải

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ATGT An toàn giao thông

BLHS Bộ luật hình sự

BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự

CSND Cảnh sát nhân dân

CSGT Cảnh sát giao thông

CTTP Cấu thành tội phạm

PPHS Phạm pháp hình sự

PTGT Phương tiện giao thông

TAND Tòa án nhân dân

THTP Tình hình tội phạm

TNHS Trách nhiệm hình sự

TNGT Tai nạn giao thông

TTKS Tuần tra kiểm soát

UBND Ủy ban nhân dân

VCGT Va chạm giao thông

VPQĐ Vi phạm quy định

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………….. 1

CHƢƠNG 1. TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƢƠNG

TIỆN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ VÀ ĐẶC ĐIỂM NHÂN THÂN

NGƢỜI PHẠM TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN

PHƢƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TẠI TỈNH BÌNH

THUẬN………………………………………………………………………. 9

1.1. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

trong Bộ luật hình sự 1999………………………………………………….... 9

1.2. Đặc điểm nhân thân người phạm tội trong tình hình tội phạm vi phạm

quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tại tỉnh Bình

Thuận…………………………………………………………………………. 14

CHƢƠNG 2. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TỘI PHẠM VI

PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƢƠNG TIỆN GIAO THÔNG

ĐƢỜNG BỘ TẠI TỈNH BÌNH THUẬN NHÌN TỪ ĐẶC ĐIỂM NHÂN

THÂN NGƢỜI PHẠM TỘI………………………………………………... 37

2.1. Cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội vi phạm quy định về điều

khiển phương tiện giao thông đường bộ……………………………………... 37

2.2. Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm vi phạm quy định về điều khiển

phương tiện giao thông đường bộ từ phía người phạm tội …………………... 40

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÕNG

NGỪA TỘI PHẠM VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN

PHƢƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TẠI TỈNH BÌNH

THUẬN, DỰ BÁO VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TỪ GÓC ĐỘ NHÂN

THÂN NGƢỜI PHẠM TỘI………………………………………………... 58

3.1. Thực trạng áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội vi phạm quy định về

điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tại tỉnh Bình Thuận..…………. 58

3.2. Dự báo tình hình tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện

giao thông đường bộ trong thời gian tới tại địa bàn tỉnh Bình Thuận ………. 73

3.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm vi phạm quy

định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tại tỉnh Bình Thuận từ

góc độc nhân thân người phạm tội…………………………………………… 78

KẾT LUẬN………………………………………………………………….. 89

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta bước đầu đã chuyển sang nền kinh

tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, đạt được những chuyển biến tích

cực trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, đem lại đời sống vật chất và

tinh thần ngày càng tốt hơn cho nhân dân; cùng với đó, hệ thống cơ sở vật chất, giao

thông vận tải cũng ngày càng hoàn thiện với chất lượng tốt hơn. Tuy nhiên, đi đôi

với sự phát triển này thì tình hình tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương

tiện giao thông đường bộ nói riêng và tình hình tai nạn giao thông đường bộ nói

chung trong những năm gần đây cũng gia tăng rất nhanh về cả số vụ, số người chết

và bị thương, gây nên những thiệt hại vô cùng to lớn về người và tài sản, làm ảnh

hưởng không nhỏ đến an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, bình quân hàng năm,

cả nước xảy ra trên 22.000 vụ tai nạn giao thông, làm chết trên 11.000 người và làm

bị thương trên 25.000 người và theo ước tính của Ngân hàng phát triển Châu Á,

thiệt hại kinh tế do tai nạn giao thông đường bộ hàng năm ở Việt Nam ước khoảng

880 triệu USD, chiếm 2,45%GDP (năm 2003), cao hơn mức trung bình của các

nước Asean (2,1%GDP). Đồng thời, trong nghiên cứu quy hoạch tổng thể an toàn

giao thông đường bộ tại Việt Nam, thiệt hại do tai nạn giao thông đường bộ năm

2007 ước tính khoảng 2,89%GDP, tương đương 32.600 tỉ đồng

(1)

.

Bình Thuận là tỉnh nằm trên trục giao thông trọng yếu Bắc – Nam, với ba

tuyến quốc lộ chạy qua, tất cả đều đã và đang được nâng cấp, mở rộng và hoàn

thiện dần gồm: Quốc lộ 1A xuyên Việt (chiều dài đi qua tỉnh là 180,5km); Quốc lộ

55 từ Lâm Đồng đi Bà Rịa – Vũng Tàu (chiều dài qua tỉnh là 152,5km); Quốc lộ 28

từ thành phố Phan Thiết đi huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng (chiều dài qua tỉnh là

42km). Với đặc điểm đó, tình hình tai nạn giao thông tại địa bàn tỉnh Bình Thuận

trong những năm qua cũng diễn ra hết sức phức tạp. Theo số liệu thống kê của Ban

An toàn giao thông tỉnh, từ năm 2009 đến năm 2013, toàn tỉnh Bình Thuận xảy ra

1.218 vụ tai nạn giao thông, làm chết 1.349 người và làm bị thương 581 người.

Cùng với tình hình tai nạn giao thông diễn biến phức tạp như trên, tình hình tội

phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ cũng diến

(1)Bộ Giao thông vận tải(2011), Báo cáo cuối kỳ thực hiện chiến lược quốc gia đảm bảo ATGT đến năm 2020,

tầm nhìn đến năm 2030, Viện chiến lược và phát triển giao thông vận tải, Hà Nội, tháng 01/2011, tr.8.

2

biến phức tạp không kém, từ năm 2009 đến hết năm 2013, toàn tỉnh Bình Thuận

xảy ra 1192 vụ phạm tội/1218 vụ tai nạn giao thông, chiếm tỉ lệ 98,69% số vụ tai

nạn giao thông xảy ra. Đồng thời, theo số liệu thống kê năm 2009, Bình Thuận có

số vụ tai nạn giao thông xảy ra cao thứ 10 cả nước, xếp sau thành phố Hồ Chí Minh,

Hà Nội, Đồng nai, Bình Dương, Long An, Quảng Nam, Đắk Lắk, Tiền Giang, Hải

Dương; có tỉ lệ người chết do tai nạn giao thông trên 100.000 dân đứng thứ 4 cả

nước sau Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Dương; có tỉ lệ người chết do tai nạn giao

thông trên 10.000 phương tiện đứng thứ 5 cả nước sau Quảng Bình, Quảng Trị, Hòa

Bình, Đắk Nông(2)

.

Thời gian qua, cùng với nổ lực chung của cả nước, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình

Thuận cũng đã đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể nhằm tạo chuyển biến tích

cực, kéo giảm số vụ tai nạn giao thông nói chung và phòng ngừa tội vi phạm quy

định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nói riêng, góp phần ổn định

trật tự xã hội, phục vụ đắc lực và có hiệu quả cho công cuộc phát triển kinh tế hiện

nay. Tuy nhiên, trên thực tế tình hình tai nạn giao thông đường bộ vẫn chưa giảm

mà có xu hướng ngày càng diễn biến phức tạp; tội vi phạm quy định về điều khiển

phương tiện giao thông đường bộ tại Bình Thuận vẫn còn ở mức cao. Thực trạng

trên đòi hỏi phải có những giải pháp hợp lý và có hiệu quả hơn nhằm phòng ngừa

tai nạn giao thông nói chung và phòng ngừa tội vi phạm quy định về điều khiển

phương tiện giao thông đường bộ nói riêng.

Trước tình hình trên, với mong muốn góp phần nhỏ nhằm làm kéo giảm tình

hình tai nạn giao thông nói chung và tình hình tội phạm vi phạm quy định về điều

khiển phương tiện giao thông đường bộ nói riêng, tác giả đã chọn vấn đề "Phòng

ngừa tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

trên địa bàn tỉnh Bình Thuận từ đặc điểm nhân thân của người phạm tội" làm Luận

văn thạc sĩ luật học.

2. Tình hình nghiên cứu

Tai nạn giao thông đường bộ là một hiện tượng xã hội xuất hiện và gia tăng

cùng với sự phát triển của hoạt động giao thông đường bộ. Trong thời gian qua, việc

nghiên cứu về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu lý luận, luật gia hình sự, cán

bộ thực tiễn với nhiều góc độ và mục đích nghiên cứu khác nhau. Điểm lại từ sau

(2)Bộ Giao thông vận tải, tlđd, số 1, tr.15, 16, 17.

3

khi Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực thi hành cho đến nay đã có nhiều công

trình nghiên cứu được công bố như các Luận văn, luận án, sách chuyên khảo, tham

khảo… Theo thứ tự thời gian có thể kể đến các nghiên cứu điển hình như:

Năm 2001, Tiến sĩ Bùi Kiến Quốc đã có luận án tiến sĩ luật học với đề tài

“Các biện pháp đấu tranh phòng chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương

tiện giao thông đường bộ ở Thủ đô Hà Nội”. Trên cơ sở phân tích, đánh giá các quy

định về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong

Luật hình sự nước ta qua các thời kỳ, có sự so sánh với luật hình sự một số nước;

tình hình công tác đấu tranh phòng chống tội vi phạm quy định về điều khiển

phương tiện giao thông đường bộ tại địa bàn Hà Nội; phân tích, đánh giá các đặc

điểm về cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, phương tiện vận tải và người điều

khiển phương tiện tham gia giao thông, tác giả đã đưa ra các nguyên nhân và giải

pháp phòng ngừa, đấu tranh đối với loại tội phạm này.

Năm 2003, Nhà xuất bản chính trị quốc gia đã xuất bản cuốn sách mang tên

“Trật tự an toàn giao thông đường bộ, thực trạng và giải pháp” của tập thể tác giả

gồm tiến sĩ Trần Văn Luyện, kỹ sư Trần Sơn và cử nhân Nguyễn Văn Chính; năm

2008 Nhà xuất bản Công an nhân dân cũng đã xuất bản cuốn sách “Hoạt động

phòng ngừa tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay” do Thạc sĩ Hoàng

Đình Ban (nay đã là tiến sĩ) biên soạn. Đồng thời, tháng 01 năm 2011, Viện chiến

lược và phát triển giao thông vận tải cũng đã ban hành “Báo cáo cuối kỳ thực hiện

chiến lược quốc gia đảm bảo an toàn giao thông đến năm 2020, tầm nhìn đến năm

2030”, trên cơ sở phân tích hiện trạng phát triển kinh tế xã hội, tình hình tai nạn

giao thông cũng như hiện trạng phương tiện giao thông, kết cấu hạ tầng giao thông

đường bộ, tình hình tổ chức giao thông vận tải đường bộ và thực trạng triển khai

một số công tác có liên quan đến công tác đảm bảo an toàn giao thông cũng như cơ

chế, chính sách, pháp luật về an toàn giao thông, có sự so sánh với tình hình tai nạn

giao thông trên thế giới. Báo cáo đã đưa ra một số định hướng phát triển giao thông

vận tải ở Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 đồng thời đưa ra định hướng

thực hiện chiến lược trên thực tế.

Tiếp đó, năm 2013, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Trung tướng, GS.TS.

Nguyễn Xuân Yêm - Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân, Trung tâm Nghiên cứu

an toàn giao thông thuộc Học viện Cảnh sát nhân dân đã tập trung nghiên cứu và

biên soạn cuốn sách: “Trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn 5 thành phố

trực thuộc Trung ương -Thực trạng và giả

4

trực thuộc trung ương (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cầ

-

Bên cạnh đó, có rất nhiều Luận văn viết về vấn đề này dưới các góc độ khác

nhau như:

- “Đấu tranh phòng chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện

giao thông đường bộ tại Long An”, Luận văn thạc sĩ luật học năm 2008 của Phạm

Thị Thanh Thảo, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh;

- “Hoạt động phòng ngừa tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương

tiện giao thông đường bộ trên các tuyến giao thông đường tỉnh, đường huyện,

đường xã của lực lượng Cảnh sát nhân dân Công an tỉnh Đồng Nai”, Luận văn thạc

sĩ luật học năm 2010 của Đặng Thế Trung, Đại học Cảnh sát nhân dân thành phố

Hồ Chí Minh;

- “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong

luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Bắc Ninh)”,

Luận văn thạc sĩ luật học năm 2010 của Nguyễn Đắc Dũng, Đại học Luật Hà Nội;

- “Đấu tranh phòng chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện

giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và Bến Tre”, Luận văn thạc sĩ

luật học năm 2010 của Ngô Hoàng Huy, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh;

- “Khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của tội phạm vi phạm

quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tiền

Giang”, Luận văn thạc sĩ luật học năm 2011 của Nguyễn Thành Phúc, Đại học Luật

thành phố Hồ Chí Minh;

Qua nghiên cứu các tài liệu trên cho thấy các tác giả đã nghiên cứu vấn đề

tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ dưới

nhiều góc độ và cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, đây là một vấn đề rộng và hết

sức phức tạp. Các công trình nghiên cứu này, hoặc là nghiên cứu rộng và đã được

5

thực hiện từ lâu (2001) nên giá trị về lý luận và thực tiễn hiện nay không cao, hoặc

nghiên cứu chuyên sâu ở khía cạnh nạn nhân (Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thành

Phúc) hay nghiên cứu ở một số địa bàn cụ thể; chưa có công trình nào nghiên cứu

vấn đề này từ góc độ nhân thân của người phạm tội. Đặc biệt, đối với tỉnh Bình

Thuận, dù tình hình tai nạn giao thông đường bộ diễn biến hết sức phức tạp, xếp thứ

10/63 tỉnh, thành phố trong cả nước về số vụ tai nạn; có tỉ lệ số người chết vì tai nạn

giao thông trên 100.000 dân đứng thứ 4 cả nước

(3)

nhưng lại chưa có bất cứ một đề

tài nào nghiên cứu về vấn đề phòng ngừa tội phạm vi phạm quy định về điều khiển

phương tiện giao thông đường bộ. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các kết quả

nghiên cứu của các công trình này, trong nội dung Luận văn, tác giả tập trung

nghiên cứu các đặc điểm nhân thân của người phạm tội vi phạm quy định về điều

khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận để từ đó tìm ra

các nguyên nhân, điều kiện của tội phạm và đưa ra các giải pháp phòng ngừa có

hiệu quả đối với tội phạm này.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ thực trạng về tình hình nhân thân người phạm tội vi phạm

quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tại Bình Thuận từ năm

2009 đến năm 2013, phân tích các đặc điểm nhân thân người phạm tội trong tình

hình tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ,

xác định các nguyên nhân phạm tội từ đặc điểm nhân thân người phạm tội để đưa ra

các giải pháp nhằm hạn chế tình hình tội phạm vi phạm quy định về điều khiển

phương tiện giao thông đường bộ nói riêng và tình hình tai nạn giao thông nói

chung trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Nhiệm vụ của đề tài

- Nghiên cứu đặc điểm nhân thân người phạm tội trong tình hình tội phạm vi

phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh

Bình Thuận năm 2009 đến năm 2013.

- Nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tội phạm vi phạm quy định về

điều khiển phương tiện giao thông đường bộ từ góc độ nhân thân người phạm tội.

(3) Bộ Giao thông vận tải, tlđd (1), tr.16.

6

- Từ góc độ nhân thân người phạm tội, đánh giá những kết quả đạt được và

những hạn chế trong công tác phòng ngừa đối với loại tội phạm này của các cơ quan

chức năng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận từ năm 2009 năm 2013.

- Dự báo tình hình tội phạm và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng

ngừa tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

trên địa bàn tỉnh Bình Thuận từ góc độ nhân thân người phạm tội.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu đặc điểm nhân thân người phạm tội trong thực

trạng tình hình tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông

đường bộ, các nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa tội phạm này từ góc độ nhân

thân người phạm tội. Hay nói cách khác, nhân thân người phạm tội vi phạm quy

định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tại địa bàn tỉnh Bình Thuận là

chủ đề xuyên suốt trong Luận văn khi phân tích về tình hình tội phạm, nguyên nhân,

điều kiện phạm tội và các biện pháp phòng ngừa tội phạm này.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vikhông gian: Luận văn nghiên cứu tội phạm vi phạm quy định về điều

khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

- Phạm vi thời gian: Thông tin, tài liệu được nghiên cứu, khảo sát từ năm 2009

đến năm 2013.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận: Các nguyên lý, quy luật, phạm trù nhận thức của chủ

nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là cơ sở phương pháp luận

được tác giả vận dụng để tiếp cận, lý giải, đánh giá những vấn đề nghiên cứu trong

Luận văn. Bên cạnh đó, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phòng chống tội

phạm nói chung và phòng ngừa tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện

giao thông đường bộ nói riêng cũng đóng vai trò phương pháp luận đối với Luận

văn này.

- Phương pháp nghiên cứu cụ thể:

+ Phương pháp thống kê hình sự: Thống kê các bản án sơ thẩm, phúc thẩm đã

có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Thuận và Tòa án nhân dân các

huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh. Thống kê số liệu không khởi tố vụ án hình sự vì

lý do người thực hiện hành vi phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện

giao thông đường bộ đã chết (theo Khoản 7 Điều 107 Bộ luật Tố tụng hình sự) tại

7

cơ quan điều tra các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh để có số liệu đánh giá chính

xác thực trạng tình hình tội phạm tại địa bàn tỉnh Bình Thuận.

+ Phương pháp nghiên cứu chọn lọc: Để minh chứng một cách cụ thể, sâu sắc

hơn về đặc điểm nhân thân người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương

tiện giao thông đường bộ, ngoài số liệu thống kê chính thức, tác giả đã tiến hành

khảo sát 292/781 bị cáo đã bị kết án vi phạm quy định về điều khiển phương tiện

giao thông đường bộ tại địa bàn tỉnh Bình Thuận từ năm 2009 đến năm 2013 để tìm

ra quy luật, đặc điểm chung về nhân thân người phạm tội.

+ Phương pháp nghiên cứu vụ án điển hình được sử dụng để minh họa những

trường hợp cụ thể liên quan đến đặc điểm nhân thân của người phạm tội vi phạm

quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

+ Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp tư duy phân

tích, so sánh, tổng hợp để mô tả, giải thích và đưa ra các kết luận về những vấn đề

được nghiên cứu trong Luận văn.

Quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã gặp những khó khăn nhất định trong việc

thu thập các số liệu về thực trạng tình hình tội phạm vi phạm quy định về điều khiển

phương tiện giao thông đường bộ. Bởi thực tế hiện nay, Tòa án nhân dân các cấp

chưa có số liệu thống kê riêng đối với tội vi phạm quy định về điều khiển phương

tiện giao thông đường bộ. Vì vậy, tác giả đã tiến hành thu thập, tách số liệu án đã

xét xử của Tòa án nhân dân 10 huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh không bị kháng

cáo, kháng nghị và số liệu xét xử sơ thẩm, phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

để tổng hợp thành số liệu xét xử chung của toàn tỉnh đối với tội vi phạm quy định

về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Đồng thời, tự tiến hành thu thập số

liệu các vụ án vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà

Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra Quyết định không khởi vụ án hình sự theo Khoản 7

Điều 107 Bộ luật Tố tụng hình sự tại Công an 10 huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh

để có sự đánh giá chính xác thực trạng tình hình tội phạm vi phạm quy định về điều

khiển phương tiện giao thông đường bộ tại địa bàn tỉnh Bình Thuận. Bên cạnh đó,

tác giả cũng đã đọc và trích các đặc điểm nhân thân của 292 bị cáo phạm tội vi

phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ phục vụ cho việc

phân tích, đánh giá các đặc điểm nhân thân của người phạm tội vi phạm quy định về

điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

- Ý nghĩa khoa học: Mặc dù vấn đề đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phòng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!