Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản của người nước ngoài trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
PREMIUM
Số trang
82
Kích thước
1.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1955

Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản của người nước ngoài trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HUỲNH GIA PHÚC

PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI SẢN

CỦA NGƢỜI NƢỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HUỲNH GIA PHÚC

PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI SẢN

CỦA NGƢỜI NƢỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự

Mã số: 60380104

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: Ts.Lê Nguyên Thanh

TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn thạc sỹ “Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản của

người nước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu

khoa học do bản thân tôi tự thực hiện. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung

thực và chưa được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Huỳnh Gia Phúc

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BLHS : Bộ luật Hình sự

BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự

NNN : Ngƣời nƣớc ngoài

TCTS : Trộm cắp tài sản

TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh

UBND : Ủy ban nhân dân

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1

CHƢƠNG 1. TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN VÀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM

TRỘM CẮP TÀI SẢN CỦA NGƢỜI NƢỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ....................................................................... 7

1.1. Tội trộm cắp tài sản theo Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999, đƣợc

sửa đổi bổ sung năm 2009 và nhận thức về ngƣời nƣớc ngoài theo pháp

luật Việt Nam ................................................................................................... 7

1.2. Tình hình tội phạm trộm cắp tài sản của ngƣời nƣớc ngoài trên địa

bàn Thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................... 13

CHƢƠNG 2. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI

PHẠM TRỘM CẮP TÀI SẢN CỦA NGƢỜI NƢỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA

BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................. 34

2.1. Cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội trộm cắp tài sản của

ngƣời nƣớc ngoài trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ............................ 34

2.2. Nguyên nhân và điều kiện từ phía ngƣời phạm tội ............................... 37

2.3. Nguyên nhân và điều kiện từ phía tình huống, hoàn cảnh khách

quan và nạn nhân ............................................................................................ 45

CHƢƠNG 3. DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI SẢN

CỦA NGƢỜI NƢỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

MINH VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA .............................................. 52

3.1. Dự báo tình hình tội phạm trộm cắp tài sản của ngƣời nƣớc ngoài

trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới........................... 52

3.2. Biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản

của ngƣời nƣớc ngoài trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh .................... 55

KẾT LUẬN....................................................................................................... 73

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là đô thị lớn nhất cả nước, là trung tâm về

kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, du lịch, và là đầu mối giao lưu quốc tế, có vị

trí chính trị quan trọng của cả nước. TP.HCM có tốc độ phát triển kinh tế khá

nhanh, nhất là phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch vào loại cao

nhất nước, hàng năm thu hút hàng ngàn người nước ngoài (NNN) đến làm việc, sinh

sống và du lịch. Nhưng cũng chính từ đây nhiều vấn đề phức tạp về quản lý xã hội

nảy sinh và tội phạm có điều kiện phát sinh, tồn tại.

Trong những năm qua TP.HCM đã cố gắng giữ gìn an ninh chính trị và trật tự

an toàn xã hội. Công tác phòng ngừa tội phạm trong thời gian qua ở TP.HCM đã thu

được nhiều kết quả, đã kiềm chế sự gia tăng của tội phạm. Tuy nhiên diễn biến của

tình hình tội phạm ở TP.HCM vẫn còn phức tạp, một số loại án có chiều hướng tăng

với nhiều phương thức và thủ đoạn mới của tội phạm. Trong đó tình hình tội phạm

trộm cắp tài sản (TCTS) của NNN diễn biến phức tạp, xu hướng ngày càng gia tăng.

Tội phạm được thực hiện với những thủ đoạn ngày càng đa dạng vừa tinh vi, táo

bạo, trắng trợn. Đáng chú ý, người phạm tội cũng đã lợi dụng những sơ hở của nạn

nhân để phạm tội.

Theo số liệu thống kê từ 01/01/2009 đến 31/12/2013, Tòa án nhân dân

TP.HCM đã thụ lý giải quyết 100 vụ án TCTS của NNN với số lượng bị cáo có liên

quan là 169 bị cáo, chiếm tỉ lệ 38,09% số vụ và 44,81% số bị cáo so với tổng số các

vụ án xâm phạm sở hữu NNN trên địa bàn TP.HCM (275 vụ và 415 bị cáo)

1

. Tội

phạm TCTS của NNN đã và đang gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và

tài sản, gây tâm lý hoang mang, lo lắng lan rộng trong một bộ phận NNN đang làm

ăn, sinh sống và du lịch tại TP.HCM, đồng thời tác động xấu tới tình hình an ninh

trật tự ở TP.HCM.

Thực tiễn cho thấy hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm TCTS của NNN

trên địa bàn TP.HCM còn rất hạn chế. Sự phối hợp giữa các ngành đoàn thể trong

công tác phòng ngừa các loại tội phạm này chưa đồng bộ, chưa chặt chẽ. Bên cạnh

1 Thống kê của Viện kiểm sát TP Hồ Chí Minh từ năm 2009- 2013

2

đó, sự hiểu biết của NNN về lối sống, phong tục và phương thức thủ đoạn phạm tội

của tội phạm ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, dẫn đến ý thức chủ quan trong việc

bảo quản tài sản của mình. Mặc khác, người dân cũng thiếu ý thức tham gia bảo vệ

tài sản của người khác và đấu tranh phòng chống các loại tội phạm nói chung.

Nghị quyết 09/1998/NQ-CP ngày 31/07/1998 và Chương trình quốc gia phòng

chống tội phạm của Chính phủ đã xác định: “Xã hội hóa công tác phòng chống tội

phạm; xác định rõ đấu tranh phòng chống tội phạm là nghĩa vụ, quyền lợi và trách

nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức xã hội và mỗi công dân. Phải huy động sức

mạnh của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tham gia”. Vì vậy trong thời

gian qua, các cơ quan quản lý nhà nước thuộc TP.HCM đã đề ra nhiều biện pháp kế

hoạch nhằm phòng ngừa tội phạm TCTS của NNN như: Phòng ngừa tội phạm xâm

phạm tài sản của NNN ở khu vực trung tâm TP.HCM; Tăng cường sự lãnh đạo của

Đảng trong công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới nhằm nỗ lực ngăn

chặn tội phạm này.

Với mong muốn nghiên cứu một cách chuyên sâu về tình hình tội phạm TCTS

của NNN, từ đó kiến nghị các biện pháp phòng ngừa tội phạm này tại TP.HCM, tác

giả đã chọn đề tài “Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản của người nước ngoài

trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn thạc sĩ.

2. Tình hình nghiên cứu

Tội phạm TCTS là tội phạm có tính phổ biến cao trong xã hội, thường chiếm

một tỷ trọng lớn trong cơ cấu tình hình tội phạm xảy ra hàng năm nên đã được các

nhà luật học quan tâm nghiên cứu. Liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài này

đã có nhiều công trình khoa học như:

- Tội phạm hình sự trong giai đoạn chuyển sang cơ chế thị trường, Viện

Nghiên cứu khoa học Công an - Bộ Công an, thực hiện năm 1990;

- Tội phạm ở Việt Nam thực trạng nguyên nhân và giải pháp, Đề tài KX 04-14

của Tổng cục Cảnh sát nhân dân (CSND), Bộ Công an, Nxb Công an nhân dân

(CAND), thực hiện năm 1994.

Các công trình nêu trên đã tập trung nghiên cứu tình hình tội phạm hình sự

trong giai đoạn Việt Nam đang chuyển sang cơ chế thị trường, với phạm vi nghiên

cứu về không gian là ở Việt Nam và phạm vi nghiên cứu về thời gian là trước năm

3

1994, thời điểm Việt Nam đang chuyển sang cơ chế thị trường. Các công trình đã

chỉ ra được một số nguyên nhân và giải pháp của tội phạm hình sự ở Việt Nam

trong giai đoạn này. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu được thực hiện trong thời

gian đó chưa đi sâu nghiên cứu một tội phạm cụ thể trong cơ cấu tình hình tội phạm

ở Việt Nam.

Ở khía cạnh pháp lý hình sự, liên quan đến tội TCTS có một số tác giả công

bố một số bài viết trên các tạp chí chuyên ngành như:

- Đặng Anh (2002), Bàn về định lượng tài sản trong Bộ luật Hình sự năm

1999, Tạp chí Tòa án nhân dân số 07/2002.

- Dương Tuyết Miên (2004), Lắp đặt trái phép thiết bị phát sóng vô tuyến

điện, sử dụng trái phép tần số vô tuyến để thu cước điện thoại, phạm tội trộm cắp

tài sản, Tạp chí Tòa án nhân dân số 17/2004.

- Lê Thị Sơn (2005), Dấu hiệu định lượng trong Bộ luật Hình sự, Tạp chí Tòa

án nhân dân số 01/2005.

Mặc dù chỉ bàn về khía cạnh pháp lý nhưng các kết quả nghiên cứu trên cũng

là cơ sở khoa học để tác giả đi sâu tìm hiểu toàn diện về tội phạm TCTS của NNN.

Ở khía cạnh phòng ngừa tội phạm, cho đến nay có một số luận án tiến sỹ, luận

văn thạc sỹ đã tiến hành nghiên cứu với các đề tài như:

- Luận án Tiến sỹ Luật học “Tội trộm cắp tài sản và đấu tranh phòng chống tội

phạm này ở Việt Nam” của tác giả Hoàng Văn Hùng, thực hiện năm 2007 tại Trường

Đại học Luật Hà Nội;

- Luận văn Thạc sỹ Luật học “Đấu tranh phòng, chống tội phạm trộm cắp tài

sản tại Thành phố Cần Thơ” của tác giả Nguyễn Thị Phượng, thực hiện năm 2008

tại Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh;

- Luận văn Thạc sỹ Luật học “Đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tài

sản trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” của tác giả Trương Minh Nhàn, thực hiện năm

2008 tại Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh;

- Luận văn Thạc sỹ Luật học “Đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tài

sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước” của tác giả Trần Văn Nhum, thực hiện năm 2009

tại Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh;

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!