Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
PREMIUM
Số trang
118
Kích thước
2.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
994

Phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM VĂN TUÂN

PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM

LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRONG

LĨNH VỰC NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM VĂN TUÂN

PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM

LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRONG

LĨNH VỰC NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 60380140

Người hướng dẫn khoa học: Ts. Nguyễn Thị Phương Hoa

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Trong quá trình

nghiên cứu có tham khảo một số số liệu, kết quả theo đúng quy định. Nếu sai sót tôi

xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Học viên

PHẠM VĂN TUÂN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLHS : Bộ luật hình sự

LĐCĐTS : Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

LVNH : Lĩnh vực ngân hàng

NoPTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NXB : Nhà xuất bản

TAND : Toà án nhân dân

TMCP : Thương mại cổ phần

TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh

Ts : Tiến sĩ

VKSND : Viện kiểm sát nhân dân

XXST : Xét xử sơ thẩm

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Thực trạng của tình hình tội phạm LĐCĐTS trong LVNH trên địa

bàn TPHCM từ năm 2009 đến 2013.

Bảng 1.2. Hệ số tội phạm trên dân số của tình hình tội phạm LĐCĐTS trong

LVNH trên địa bàn TPHCM từ năm 2009 đến 2013.

Bảng 1.3. Cơ cấu về người phạm tội LĐCĐTS trong LVNH so với các tội

phạm khác trong LVNH trên địa bàn TPHCM từ năm 2009 đến 2013.

Bảng 1.4. Cơ cấu về tiền án, tiền sự của người phạm tội LĐCĐTS trong

LVNH trên địa bàn TPHCM từ năm 2009 đến 2013.

Bảng 1.5. Cơ cấu về người phạm tội làm việc ở trong và ngoài LVNH phạm

tội LĐCĐTS trong LVNH trên địa bàn TPHCM từ năm 2009 đến 2013.

Bảng 1.6. Cơ cấu về nghề nghiệp của người làm việc ngoài ngành ngân hàng

phạm tội LĐCĐTS trong LVNH trên địa bàn TPHCM từ năm 2009 đến 2013.

Bảng 1.7. Cơ cấu về chức vụ, quyền hạn của người phạm tội LĐCĐTS trong

LVNH trên địa bàn TPHCM từ năm 2009 đến 2013.

Bảng 1.8. Cơ cấu về thời gian từ khi tội phạm hoàn thành đến thời điểm cơ

quan điều tra phát hiện, ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với vụ án LĐCĐTS

trong LVNH trên địa bàn TPHCM từ năm 2009 đến 2013.

Bảng 1.9. Cơ cấu về thời gian giải quyết vụ án LĐCĐTS trong LVNH trên địa

bàn TPHCM (từ khi khởi tố vụ án đến qua XXST) từ năm 2009 đến 2013.

Bảng 1.10. Tỷ lệ cấp XXST tội phạm LĐCĐTS trong LVNH của TAND

TPHCM từ năm 2009 đến 2013.

Bảng 1.11. Mạng lưới hoạt động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn TPHCM

năm 2013.

Bảng 1.12. Tình hình truy tố các vụ án LĐCĐTS trong LVNH trên địa bàn

TPHCM từ năm 2009 đến 2013.

Bảng 1.13. Danh sách hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM

năm 2013.

Bảng 1.14. Tình hình huy động vốn và cho vay tại TPHCM từ năm 2009

đến tháng 09 năm 2013.

Bảng 1.15. Huy động vốn, cho vay theo loại hình tổ chức tín dụng tại

TPHCM tháng 09 năm 2013.

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu về số vụ phạm tội LĐCĐTS trong LVNH với tổng số vụ

phạm các tội trên địa bàn TPHCM đã XXST từ năm 2009 đến 2013.

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu về số vụ phạm tội LĐCĐTS trong LVNH với tổng số vụ

phạm tội LĐCĐTS trên địa bàn TPHCM đã XXST từ năm 2009 đến 2013.

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu về số vụ phạm tội LĐCĐTS trong LVNH với tổng số vụ

phạm tội trong LVNH trên địa bàn TPHCM đã XXST từ năm 2009 đến 2013.

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu về số người phạm tội LĐCĐTS trong LVNH với tổng số

người phạm tội khác trong LVNH trên địa bàn TPHCM đã XXST từ năm 2009 đến

2013.

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu về mức độ, tính nguy hiểm của tội phạm LĐCĐTS trong

LVNH trên địa bàn TPHCM từ năm 2009 đến 2013.

Biểu đồ 2.6. Cơ cấu về độ tuổi của người phạm tội LĐCĐTS trong LVNH

trên địa bàn TPHCM từ năm 2009 đến 2013.

Biểu đồ 2.7. Cơ cấu về giới tính của người phạm tội LĐCĐTS trong LVNH

trên địa bàn TPHCM từ năm 2009 đến 2013.

Biểu đồ 2.8. Cơ cấu về trình độ học vấn của người phạm tội LĐCĐTS

trong LVNH trên địa bàn TPHCM từ năm 2009 đến 2013.

Biểu đồ 2.9. Cơ cấu về nghề nghiệp của người làm việc trong ngân hàng phạm

tội LĐCĐTS trong LVNH trên địa bàn TPHCM từ năm 2009 đến 2013.

Biểu đồ 2.10. Cơ cấu về tội phạm có tổ chức trong các vụ án LĐCĐTS trong

LVNH trên địa bàn TPHCM từ năm 2009 đến 2013.

Biểu đồ 2.11. Động thái về thực trạng tội phạm LĐCĐTS trong LVNH trên

địa bàn TPHCM từ năm 2009 đến 2013.

Biểu đồ 2.12. Động thái về cơ cấu tội phạm LĐCĐTS trong LVNH trên địa

bàn TPHCM từ năm 2009 đến 2013.

MỤC LỤC

Trang

I. MỞ ĐẦU................................................................................................ 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài ........................................................................ 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ............................................ 3

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 4

5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ....................................... 4

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn.............................................. 5

7. Cấu trúc của luận văn................................................................................... 5

CHƢƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ CỦA TỘI LỪA ĐẢO

CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN VÀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM LỪA

ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRONG LĨNH VỰC NGÂN

HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................... 6

1.1. Đặc điểm pháp lý của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định

của Bộ luật hình sự Việt Nam ......................................................................... 6

1.2. Tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực

ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ

năm 2009 đến 2013 .................................................................................... 8

1.2.1. Thực trạng của tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong

lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh................................ 8

1.2.2. Cơ cấu của tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh

vực ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ....................................... 11

1.2.3. Động thái của tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong

lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh................................ 21

1.2.4. Tính chất của tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh

vực ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ....................................... 22

CHƢƠNG 2. NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH

TỘI PHẠM LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRONG LĨNH

VỰC NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

MINH VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA............... 28

2.1. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt

tài sản trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ..... 28

2.1.1. Nguyên nhân và điều kiện chung của tình hình tội phạm lừa đảo

chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí

Minh 28

2.1.2. Nguyên nhân và điều kiện cụ thể của tình hình tội phạm lừa đảo

chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí

Minh ................................................................................................................... 40

2.2. Thực trạng hoạt động phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài

sản trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ........ 45

2.2.1. Các biện pháp phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong

lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh................................ 45

2.2.2. Nhận xét về hoạt động phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài

sản trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh................ 52

CHƢƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM LỪA

ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.................................... 57

3.1. Dự báo tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh

vực ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. 57

3.1.1. Những yếu tố tác động đến tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.. 57

3.1.2. Những dự báo cụ thể ................................................................................ 59

3.2. Các biện pháp phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ............... 61

3.2.1. Các biện pháp khắc phục nguyên nhân, điều kiện chung của tình hình

tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng ........................ 61

3.2.2. Các biện pháp khắc phục nguyên nhân, điều kiện cụ thể của tình hình

tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng ........................ 78

KẾT LUẬN ............................................................................................... 83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Lĩnh vực ngân hàng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Hoạt

động của ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số

nghiệp vụ nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài

khoản.

1 Nó góp phần đẩy lùi, kiềm chế lạm phát, từng bước duy trì sự ổn định giá

trị và tỉ giá đồng tiền, góp phần cải thiện kinh tế vĩ mô, môi trường sản xuất kinh

doanh… Hơn nữa, lĩnh vực này tập trung một khối lượng lớn tài sản xã hội nên đặt

ra yêu cầu riêng cho việc phòng ngừa tội phạm, cần được sự quan tâm của mọi cơ

quan, ban ngành, đoàn thể và công dân để đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững.

Thành phố Hồ Chí Minh là “trung tâm ngân hàng” lớn nhất Việt Nam, luôn

dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số quan hệ tài chính - tín dụng.

Doanh thu của lĩnh vực ngân hàng Thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu của

lĩnh vực này trên toàn quốc, do đó đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh

tế - xã hội của Thành phố và cả khu vực phía Nam. Bên cạnh đó, lĩnh vực này cũng

thường là nơi xảy ra nhiều tội phạm như tội phạm tham ô tài sản, tội phạm về hối lộ,

tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội phạm vi phạm quy định cho vay

trong hoạt động của các tổ chức tín dụng… Trong thời gian qua, nổi lên tội phạm

lừa đảo chiếm đoạt tài sản, không những gây hậu quả thiệt hại về tài sản rất nghiêm

trọng mà còn để lại nhiều hệ luỵ khác trong lĩnh vực ngân hàng. Hoạt động của tội

phạm đa dạng, phức tạp, phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, xảy ra ở nhiều

ngân hàng. Theo thống kê của Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, tính từ

năm 2009 đến 2013, số vụ án trong lĩnh vực ngân hàng đã bị đưa ra xét xử là 18 vụ,

73 bị cáo, trong đó số vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản là 13 vụ, chiếm 72,22% tổng

số vụ, 26 bị cáo, chiếm 35,62% tổng số bị cáo và số vụ biến động hàng năm không

lớn nhưng thiệt hại do tội phạm này gây ra đặc biệt nghiêm trọng, về tài sản là hơn

323,7 tỷ đồng.

Trong những năm vừa qua, hoạt động phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực

ngân hàng nói chung, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng đã được triển

khai tích cực, kịp thời phát hiện, điều tra, ngăn chặn và xử lý nhiều vụ án. Tuy

nhiên, qua nghiên cứu nhận thấy phòng ngừa tội phạm này cũng gặp nhiều khó

khăn, kết quả phòng ngừa chưa cao, tỷ lệ số vụ án được điều tra khám phá chưa

nhiều. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm này như về

kinh tế - xã hội, tổ chức, quản lý, tâm lý - xã hội, pháp luật, từ phía người phạm tội,

1 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010

2

nạn nhân, cơ quan bảo vệ pháp luật... Chính vì vậy, tội phạm này có xu hướng tăng,

giảm không đều nhưng diễn biến phức tạp, đa chiều, gây thiệt hại ngày càng nghiêm

trọng cho lĩnh vực ngân hàng, doanh nghiệp và nhân dân, làm giảm lòng tin của

quần chúng nhân dân đối với cơ quan chức năng. Tình hình đó đã tác động xấu đến

quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh.

Từ những lý do trên, tác giả đã chọn vấn đề: “Phòng ngừa tội phạm lừa đảo

chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí

Minh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. Đây là yêu cầu cấp thiết để làm rõ các vấn đề

về lý luận và thực tiễn nhằm cung cấp thêm các luận cứ khoa học cho công tác

phòng ngừa loại tội phạm này trên địa bàn TPHCM.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong những năm vừa qua đã có một số công trình khoa học có liên quan đến

đề tài của tác giả đã đề cập nghiên cứu và được công bố như:

- Luận án Tiến sĩ Luật học của tác giả Phạm Quang Phúc “Hoạt động phòng

ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của lực lượng Cảnh sát nhân dân” công

bố năm 2002, đã giải quyết một số vấn đề lý luận, thực tiễn áp dụng pháp luật và

nghiệp vụ đối với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong giới hạn của lực lượng

Cảnh sát nhân dân.

- Đề tài khoa học cấp Bộ của tác giả Nguyễn Đình Chiến “Tội phạm kinh tế

trong lĩnh vực ngân hàng và giải pháp phòng ngừa đấu tranh” được công bố năm

2001 đã đánh giá thực trạng hoạt động tội phạm và công tác phòng ngừa, đấu tranh

chống tội phạm; Đề xuất hệ thống giải pháp chung và giải pháp cụ thể để nâng cao

hiệu quả phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm kinh tế trong hoạt động của ngành

ngân hàng. Đề tài khảo sát trong phạm vi toàn quốc từ năm 1990 đến 1998.

- Đề tài khoa học cấp cơ sở của tác giả Ngô Thanh Sơn “Hoạt động phòng ngừa,

điều tra tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng của lực lượng

Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an Thành phố

Hồ Chí Minh - Thực trạng, giải pháp” được công bố năm 2013 đã giải quyết vấn đề lý

luận và nghiệp vụ phòng ngừa, điều tra tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh

vực ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nhưng chỉ giới hạn ở một lực

lượng.

- Đề tài khoa học cấp cơ sở của tác giả Nguyễn Tỷ “Thực trạng và giải pháp

nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm kinh tế trong lĩnh vực

ngân hàng của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và

chức vụ Công an Thành phố Hồ Chí Minh” được công bố năm 2009 đã đề cập công

3

tác đấu tranh phòng, chống tội phạm kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng nhưng chưa

đi sâu vào tội phạm cụ thể trong lĩnh vực ngân hàng.

Ngoài ra, trong khuôn khổ của bài viết khoa học, một số tác giả đã đưa quan

điểm được đăng trên các tạp chí Khoa học Pháp lý; tạp chí Khoa học Cảnh sát nhân

dân; tạp chí Công an nhân dân; tạp chí Nhà nước và Pháp luật; tạp chí Kiểm sát, tạp

chí Toà án nhân dân, Tạp chí Ngân hàng như: Nguyễn Minh Vỹ “Một số thủ đoạn

phổ biến của tội phạm kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ

Chí Minh” Tạp chí Khoa học Cảnh sát nhân dân, số 2/2013; Nguyễn Thuỳ Trang

“Rủi ro trong hoạt động ngân hàng nhìn từ góc độ đạo đức”, Tạp chí Ngân hàng, số

23/2012; Nguyễn Quốc Long “Hoạt động của đối tượng người nước ngoài sử dụng

công nghệ cao lừa đảo chiếm đoạt tài sản và công tác điều tra, xử lý của lực lượng

Công an” Tạp chí Công an nhân dân, số 1/2012; Nguyễn Thị Phương Hoa “Đánh

giá hiệu quả phòng ngừa tội phạm - Một số vấn đề lý lý luận” Tạp chí Khoa học

pháp lý, số 1/2010… Các tác giả này chủ yếu phân tích khía cạnh của phòng ngừa

tội phạm nói chung, mà chưa đi sâu phân tích cụ thể phòng ngừa tội phạm lừa đảo

chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng.

Như vậy, đến nay chưa có một công trình khoa học chuyên sâu về phòng ngừa

tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn Thành phố

Hồ Chí Minh, mà xét thấy đây là hiện tượng tiêu cực trong xã hội cần được phát hiện,

ngăn chặn, hạn chế nguyên nhân, điều kiện phạm tội. Đề tài sẽ là một nghiên cứu phù

hợp với thực tiễn phòng ngừa tội phạm của Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian

tới.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Về mục đích nghiên cứu: Tìm ra các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng

ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn

Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới qua việc phân tích tình hình tội phạm,

nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm và thực trạng hoạt động phòng ngừa

tội phạm.

- Về nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn đặt ra

những nhiệm vụ sau đây:

+ Làm rõ đặc điểm pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định

của Bộ luật hình sự Việt Nam.

+ Phân tích tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân

hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2009 đến 2013.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!