Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Phòng ngừa tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THANH ĐÔNG
PHÒNG NGỪA TỘI HỦY HOẠI HOẶC
CỐ Ý LÀM HƯ HỎNG TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH TÂY NINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Hình sự-Mã số: 60.38.40
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trịnh Văn Thanh
TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự giúp đỡ của Giáo
viên hướng dẫn, nhà trường, các ban ngành tỉnh. Là kết quả quá trình lao động
trên cơ sở tham khảo các sách, tạp chí và các công trình nghiên cứu có liên quan
của các tác giả khác. Từ đó tác giả đã xây dựng nên công trình khoa học của bản
thân mình.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn được thu thập trên cơ sở khách
quan và trung thực./.
Ngƣời cam đoan
Nguyễn Thanh Đông
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCA : Bộ Công an.
BLHS : Bộ luật hình sự.
BTP : Bộ Tư pháp.
CSĐT : Cảnh sát điều tra
CHXHCNVN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
HĐND : Hội đồng nhân dân.
THTT : Tiến hành tố tụng.
TNHS : Trách nhiệm hình sự.
TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao.
TTXH : Trật tự xã hội.
VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
VKSND : Viện kiểm sát nhân dân.
UBND : Uỷ ban nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................1
CHƢƠNG 1-NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TỘI
PHẠM HỦY HOẠI HOẶC CỐ Ý LÀM HƢ HỎNG TÀI SẢN...............5
1.1 Nhận thức chung về tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hƣ hỏng tài sản.....5
1.1.1 Khái quát về lịch sử quy định tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng
tài sản trong luật hình sự Việt Nam………………………….. ......................5
1.1.2 Dấu hiệu pháp lý .................................................................................8
1.2. Nhận thức chung về phòng ngừa tội phạm……………… .............13
1.2.1. Khái niệm, biện pháp, nội dung về phòng ngừa tội
phạm..............................................................................................................13
1.2.2 Ý nghĩa của phòng ngừa tội phạm..................................................21
1.3 Nhận thức về phòng ngừa tội phạm huỷ hoại hoặc cố ý làm hƣ
hỏng tài sản ………………………………………………….....................23
1.3.1 Khái niệm về phòng ngừa tội phạm huỷ hoại hoặc cố ý làm hư
hỏng tài sản ...................................................................................................23
1.3.2 Chủ thể của phòng ngừa tội phạm huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng
tài sản ............................................................................................................24
1.3.3 Nội dung, biện pháp phòng ngừa tội phạm huỷ hoại hoặc cố ý làm
hư hỏng tài sản ..............................................................................................29
CHƢƠNG 2-THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TỘI
PHẠM HỦY HOẠI HOẶC CỐ Ý LÀM HƢ HỎNG TÀI SẢN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH………………………..................................33
2.1 Tình hình, đặc điểm có liên quan đến phòng ngừa tội phạm huỷ
hoại hoặc cố ý làm hƣ hỏng tài sản trên địa bàn tỉnh Tây
Ninh………………………………………………………………. .............33
2.1.1 Đặc điểm địa lý dân cư, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tâm lý xã
hội…………………………………………………………………..............33
2.1.2. Tình hình tội phạm “Huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” trên
địa bàn tỉnh Tây Ninh từ năm 2006 đến năm 2010 và nguyên nhân của nó 38
2.1.3 Đặc điểm tội phạm học của tội phạm huỷ hoại hoặc cố ý làm hư
hỏng tài sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh……………………… ...................48
2.2. Phòng ngừa tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hƣ hỏng tài sản trên địa
bàn tỉnh Tây Ninh........................................................................................54
2.2.1. Phòng ngừa xã hội ...........................................................................55
2.2.2- Phòng ngừa nghiệp vụ......................................................................57
2.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong phòng ngừa tội
phạm “Huỷ hoại hoặc cố ý làm hƣ hỏng tài sản” trên địa bàn tỉnh Tây
Ninh...............................................................................................................58
CHƢƠNG 3-DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ CÁC GIẢI
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM “HỦY
HOẠI HOẶC CỐ Ý LÀM HƢ HỎNG TÀI SẢN” TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH TÂY NINH……………………………………................................61
3.1 Dự báo tình hình tội phạm “Hủy hoại hoặc cố ý làm hƣ hỏng tài
sản” trên địa bàn tỉnh Tây Ninh……………………………....................61
3.1.1 Cơ sở của dự báo...............................................................................61
3.1.2 Nội dung dự báo tình hình tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài
sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh…………………………………..................63
3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm “Hủy hoại
hoặc cố ý làm hƣ hỏng tài sản” trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong thời
gian tới………………………………………………..................................66
3.2.1. Các giải pháp chung .........................................................................66
3.2.2. Các giải pháp cụ thể .........................................................................68
KẾT LUẬN..................................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC SỐ LIỆU
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với đường lối phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước chúng ta đã có nhiều phát triển dẫn đến sự thay đổi
lớn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, chính trị ngày càng ổn định, kinh tế ngày
càng tăng trưởng vượt bậc, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, nâng cao. Tuy
nhiên, ảnh hưởng từ mặt trái của nền kinh tế đã khiến cho tình hình tội phạm mang bộ
mặt khác và ngày càng nguy hiểm hơn. Giá trị vật chất được đề cao là động lực cho
một số người thực hiện những hành vi phạm tội như xâm phạm sở hữu, các tội phạm
xâm phạm tính mạng sức khỏe con người…Nắm được tình hình này, Đảng và Nhà
nước ta bên cạnh chú trọng phát triển về lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội nhất là công
tác chăm lo đời sống xã hội của người dân, đảm bảo tình hình an ninh trật tự, an tòan
xã hội, trong đó công tác đấu tranh phòng chống, phòng ngừa tội phạm được xem là
một trong những vấn đề rất quan trọng trong quá trình phát triển hiện nay. Điều đó đã
góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an tòan xã hội, bảo vệ chế độ chính trị, nền văn hóa,
quốc phòng, tính mạng, sức khỏe, tài sản,v.v…
Bên cạnh đó trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương tăng cường
đấu tranh phòng, chống tội phạm trên mọi lĩnh vực trong tình hình mới, Các cơ quan
tiến hành tố tụng đã ra sức trấn áp các loại tội phạm, đưa ra khởi tố, truy tố, xét xử
(trong đó đặc biệt là tăng việc tuyên truyền, vận động, giáo dục cho các địa bàn trong
tỉnh) nhưng tình hình tội phạm vẫn không có chiều hướng giảm mà còn tăng lên cả về
số lượng, quy mô và hậu quả, trong đó hành vi phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư
hỏng tài sản hiện nay không chỉ đơn thuần là những hành vi trả thù, tức giận, để che
giấu tội phạm…mà mở rộng thêm là hành vi về kinh tế, chính trị…trở thành tội phạm
phổ biến và chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tội phạm nói chung và nhóm tội xâm phạm sở
hữu nói riêng, đồng thời trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã xuất hiện một số điểm nóng về
tình hình tội phạm hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản nhất là những điểm có địa
bàn rộng, tài sản có giá trị kinh tế cao nhưng khó quản lý như: cây cao su, cây khoai
mì, cây mía… mà lợi nhuận kinh tế của những tài sản này không nhỏ, thậm chí còn cao
hơn cả một địa phương khác về tình hình tội phạm này.
Từ thực tiễn đó cho thấy hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm nói chung, tội hủy
hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản nói riêng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh còn bộc lộ
2
nhiều thiếu sót, như: thiếu cơ chế kết phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành trong
và ngoài nước; cán bộ chưa nhận thức đầy đủ, thiếu thông tin, hạn chế về trình độ
chuyên môn, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế hiện nay.Ý thức tự bảo vệ tài sản của mình
và tham gia bảo vệ tài sản của người khác trong nhân dân còn hạn chế.Các cơ quan, xí
nghiệp, tổ chức kinh tế tuy có điều kiện về tài chính nhưng không chú trọng bảo vệ tài
sản, không trang bị các phương tiện khoa học kỹ thuật để phục vụ cho việc phòng,
chống tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản nói riêng, tội phạm nói chung.
Vì vậy, với mong muốn góp phần nâng cao công tác phòng ngừa tội huỷ hoại hoặc cố ý
làm hư hỏng tài sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ngày càng hiệu quả cao hơn, tác giả
chọn đề tài: “Phòng ngừa tội hủy hoại hoặc cố ý làm hƣ hỏng tài sản trên địa bàn
tỉnh Tây Ninh” làm luận văn thạc sỹ luật học của mình, qua đó đề ra một số giải pháp
có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian qua đã có 01 số công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến vấn đề
đấu tranh phòng, chống tội phạm như luận văn cao học “Đấu tranh phòng, chống tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Dương Thị Ngọc
Thủy; “Đấu tranh phòng, chống tội Vi phạm quy định về điều khiển các phương tiện
giao thông đường bộ” trên địa bàn hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre từ năm 2004 đến
năm 2009” của tác giả Ngô Hoàng Huy; “Biện pháp phòng ngừa ngăn chặn tội phạm
cướp giật sử dụng phương tiện xe máy tại thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn
Văn Công,v.v…các tạp chí kiểm sát, Công an nhân dân…, nhưng riêng trên địa bàn
tỉnh Tây Ninh chưa có đề tài nghiên cứu khoa học trên lĩnh vực này, do tính chất loại
tội này diễn ra ngày càng tăng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự trị an, kinh tế, về
quyền sở hữu,v.v…
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1 Mục đích của đề tài
Phân tích, đánh giá tình hình tội phạm và thực tiễn hoạt động phòng ngừa tội hủy
hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản tại địa bàn tỉnh Tây Ninh nhằm tìm ra những hạn
chế, vướng mắc, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm để đưa ra các giải
pháp nâng cao việc phòng ngừa tội phạm có hiệu quả trên địa bàn Tây Ninh trong thời
gian tới.
3
3.2 Nhiệm vụ của đề tài
Từ mục đích nghiên cứu trên thì luận văn đề ra một số nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
-Nghiên cứu tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo qui định của Bộ luật hình
sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và Bộ luật hình sự năm 1985.
-Nghiên cứu tình hình hoạt động phòng ngừa tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài
sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh từ năm 2006 đến 2010.
-Phân tích nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng
tài sản và thực trạng hoạt động phòng ngừa tội phạm này trong thời gian qua trên địa
bàn tỉnh Tây Ninh.
-Dự báo tình hình tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản trên địa bàn tỉnh Tây
Ninh trong thời gian tới.
-Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội hủy hoại
hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
-Thực tiễn tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
-Hoạt động phòng ngừa tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản trên địa bàn tỉnh
Tây Ninh.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
dưới gốc độ tội phạm học
-Địa bàn nghiên cứu: tỉnh Tây Ninh
-Thời gian nghiên cứu: từ năm 2006 đến năm 2010.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và nhà nước ta về đấu
tranh phòng ngừa tội phạm nói chung và tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
trên địa bàn tỉnh Tây Ninh nói riêng trong giai đoạn hiện nay, đồng thời sử dụng những
phương pháp cụ thể như: phân tích tổng hợp, nghiên cứu tài liệu, thống kê, tổng kết
thực tiễn, phương pháp so sánh…
6. Kết quả của hoạt động nghiên cứu
6.1 Về mặt lý luận
4
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung lý luận đấu tranh phòng ngừa tội phạm
cũng như góp phần bổ sung cho các chương trình học môn: Luật hình sự, tội phạm học,
xã hội học…nhất là hiện nay Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới
(WTO).
6.2 Về mặt thực tiễn
Đề tài có thể là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu tội phạm học cũng như kết quả
nghiên cứu của đề tài có thề được áp dụng và tổ chức thực hiện trong hoạt động phòng
ngừa tội Hủy hoại hoặc Cố ý làm hư hỏng tài sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và 01 số
địa phương khác.
7. Cấu trúc của đề tài
Luận văn có cấu trúc như sau: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo và mục lục, nội dung của đề tài có cấu trúc gồm ba chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về phòng ngừa Tội phạm hủy hoại hoặc cố ý làm hư
hỏng tài sản trong Bộ luật hình sự.
Chương 2: Thực trạng hoạt động phòng ngừa tội phạm huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng
tài sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Chương 3: Dự báo tình hình tội phạm và các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa
tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.