Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
94
Kích thước
746.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
791

Phòng ngừa tội phạm trốn thuế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HUY THẮNG

PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM TRỐN THUẾ

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

.

NGUYỄN HUY THẮNG

PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM TRỐN THUẾ

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Hình sự. Mã số: 60.38.40

Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS. TRỊNH VĂN THANH

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012

LỜI CAM ĐOAN

Bằng văn bản này, tác giả Luận văn “Phòng ngừa tội phạm trốn thuế

trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” cam đoan rằng đây là công trình nghiên

cứu khoa học của chính tác giả, các nội dung được trình bày trong luận văn này

là kết quả nghiên cứu khoa học của tác giả dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trịnh

Văn Thanh. Mọi kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học khác được sử

dụng trong luận văn này đều được giữ nguyên ý tưởng và được trích dẫn phù hợp

theo quy định.

Tác giả

Nguyễn Huy Thắng

CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BLHS Bộ luật hình sự

CQĐT Cơ quan điều tra

GTGT Giá trị gia tăng

TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh

TNCN Thu nhập cá nhân

TNDN Thu nhập doanh nghiệp

TAND Toà án nhân dân

UBND Ủy ban nhân dân

VKS Viện kiểm sát

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

* Bảng :

- Bảng 1. Số liệu tội trốn thuế từ năm 2006 đến năm 2010

- Bảng 2. Tỷ lệ số vụ phạm tội trên 100.000 dân trên địa bàn Thành phố Hồ

Chí Minh.

- Bảng 3. Tình hình truy tố xét xử các vụ án trốn thuế từ năm 2006 đến 2010

- Bảng 4. Tương quan giữa tội trốn thuế và các tội kinh tế chức vụ khác

- Bảng 5. Cơ cấu của tội trốn thuế với các tội phạm khác xảy ra trên địa bàn

Thành phố Hồ Chí Minh

- Bảng 6. Tỷ lệ số vụ án xét xử tại hai cấp

- Bảng 7. Tổng hợp mức hình phạt được áp dụng

- Bảng 8. Tỷ lệ nghề nghiệp của các bị can trong các vụ án trốn thuế xảy ra

trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Bảng 9. Tỷ lệ giới tính, quốc tịch của các bị can trong các vụ án trốn thuế

xảy ra trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

- Bảng 10. Tỷ lệ về độ tuổi của các bị can trong các vụ án trốn thuế xảy ra

trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

- Bảng 11. Tỷ lệ về trình độ học vấn của các bị can trong các vụ án trốn thuế

xảy ra trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Bảng 12. Tỷ lệ về lĩnh vực thuế tội phạm trốn thuế hoạt động

- Bảng 13. Tổng số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tính đến

31/12/2010

* Biểu đồ:

- Biểu đồ 1. Sơ đồ tăng giảm số vụ án trốn thuế đã phát hiện

- Biểu đồ 2. Sơ đồ tăng giảm số bị can trong các vụ án trốn thuế

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1

CHƯƠNG 1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỘI PHẠM TRỐN THUẾ VÀ

PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM TRỐN THUẾ .......................................................... 5

1.1. Nhận thức chung về thuế và tội phạm trốn thuế ............................................. 5

1.1.1 Nhận thức chung về thuế .................................................................................... 5

1.1.2 Nhận thức về tội phạm trốn thuế trong pháp luật hình sự Việt Nam ................. 8

1.2 Quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành về tội trốn thuế ........... 12

1.2.1 Khái niệm về tội phạm trốn thuế ...................................................................... 12

1.2.2 Dấu hiệu pháp lý của tội trốn thuế ................................................................... 14

1.2.3 Hình phạt .......................................................................................................... 17

1.3 Những vấn đề lý luận về phòng ngừa tội phạm trốn thuế ............................. 20

1.3.1 Khái niệm ......................................................................................................... 20

1.3.2 Chủ thể phòng ngừa tội phạm trốn thuế ........................................................... 22

1.3.3 Nội dung, biện pháp phòng ngừa tội phạm trốn thuế ...................................... 23

CHƯƠNG 2. NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM

TRỐN THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ THỰC

TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA .............................................................. 24

2.1 Tình hình, đặc điểm và nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm

trốn thuế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ................................................. 24

2.1.1 Tình hình tội phạm trốn thuế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ............... 24

2.1.2 Đặc điểm tội phạm học của tình hình tội phạm trốn thuế ................................ 34

2.1.3 Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm trốn thuế ........................... 42

2.2 Thực trạng hoạt động phòng ngừa tội phạm trốn thuế trong thời gian

qua - những thành công và hạn chế ....................................................................... 61

2.2.1 Chủ trương của Đảng và chính quyền địa phương trong công tác phòng

ngừa tội phạm trốn thuế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ................................ 61

2.2.2 Những thành công trong hoạt động đấu tranh với tội phạm trốn thuế trên địa

bàn Thành phố Hồ Chí Minh. ................................................................................... 63

2.2.3 Những hạn chế trong hoạt động đấu tranh với tội phạm trốn thuế trên địa

bàn Thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................... 65

CHƯƠNG 3. DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

TRONG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM TRỐN THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................................................................. 68

3.1 Dự báo tình hình tội phạm trốn thuế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí

Minh trong thời gian tới ......................................................................................... 68

3.1.1 Khái niệm và cơ sở dự báo ............................................................................... 68

3.1.2 Dự báo tình hình tội phạm trốn thuế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ... 69

3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả trong phòng ngừa tội phạm trốn thuế

trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh .................................................................. 71

3.2.1 Giải pháp kinh tế - xã hội ................................................................................. 71

3.2.2 Giải pháp về quản lý ........................................................................................ 73

3.2.3 Giải pháp về chính sách, pháp luật .................................................................. 75

3.2.4 Giải pháp về phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật ................................. 79

3.2.5 Giải pháp nâng cao hiệu quả các cơ quan bảo vệ pháp luật ............................. 81

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 82

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 - Lý do chọn đề tài

Qua hơn 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Thành phố Hồ Chí Minh đã

đạt được những thành tựu to lớn trong việc phát triển kinh tế và giải quyết các vấn

đề an sinh - xã hội, góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng và phát triển

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất

của đất nước với tổng sản phẩm quốc nội năm 2010 đạt 349.614 tỷ đồng, tăng

trưởng 11,8%. Trong đó nguồn thu từ thuế đóng vai trò quan trọng đối với việc tăng

ngân sách của thành phố. Năm 2010 riêng nguồn thu từ thuế là 105.147 tỷ đồng, đạt

108,29% dự toán, tăng 34,2% so với cùng kỳ năm 2009. Nhu cầu đảm bảo ngân

sách cho việc duy trì hoạt động bộ máy cũng như đầu tư phát triển xã hội đòi hỏi

hoạt động quản lý nhà nước về thuế phải đảm bảo thu đúng, thu đủ các nghĩa vụ

thuế. Tuy nhiên, cùng với những thành tựu đạt được, công cuộc đổi mới của đất

nước nói chung và của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang phải đối mặt với

nhiều nguy cơ, trong đó có xu hướng ngày càng gia tăng của nhiều loại tội phạm,

đặc biệt là tội phạm trốn thuế, một loại tội phạm rất phức tạp với phương thức, thủ

đoạn tinh vi làm ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước tại địa phương, gây thất

thu không nhỏ cho ngân sách thành phố.

Mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, văn bản quy

phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng ngừa tội phạm trốn thuế nhằm làm giảm bớt

thiệt hại do tội phạm này gây ra. Tuy nhiên, dưới sự tác động của nền kinh tế thị

trường cùng việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, loại tội phạm này

ngày càng có nhiều phương thức thủ đoạn mới, do đó công tác phòng ngừa còn

nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao. Nâng cao chất lượng của hoạt động phòng ngừa

đối với tội phạm trốn thuế trên phạm vi cả nước nói chung và trên địa bàn Thành

phố Hồ Chí Minh nói riêng đã và đang là một nhiệm vụ thực sự cấp thiết, có ý

nghĩa kể cả về lý luận lẫn thực tiễn.

Thành phố Hồ Chí Minh với vai trò là một trung tâm kinh tế, văn hóa trọng

điểm của cả nước, các hoạt động kinh doanh, hoạt động liên quan đến thuế cũng

như tình hình tội phạm về thuế có tính điển hình cao. Việc nghiên cứu công tác

phòng ngừa tội phạm trốn thuế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có khả năng

áp dụng trên phạm vi toàn quốc.

Xuất phát từ những luận giải trên, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Phòng

ngừa tội phạm trốn thuế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận

văn Cao học Luật của mình.

2

2 - Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề trốn thuế và phòng ngừa tội phạm trốn thuế hiện nay đã có một số

công trình, đề tài nghiên cứu dưới dạng các chuyên đề, luận văn cao học, luận án

tiến sỹ, bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành luật như:

Luận án tiến sỹ của tác giả Đồng Xuân Thọ về “Nâng cao hiệu quả phát hiện

điều tra của lực lượng cảnh sát kinh tế đối với tội phạm trốn thuế trong lĩnh vực

xuất – nhập khẩu ở Việt Nam”;

Luận án tiến sỹ của tác giả Mai Thế Bảy về “Đấu tranh phòng, chống các tội

xâm phạm trật tự quản lý kinh tế”;

Luận văn cao học của tác giả Lê Thành Kính về “Đấu tranh phòng chống

hành vi trốn thuế”...

Hay các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành như:

Bài viết “Một số vấn đề áp dụng chế tài đối với các hành vi gian lận thuế và

nộp chậm tiền thuế” của Thạc sĩ Trần Trung Nhân đăng trên Tạp chí Nhà nước và

pháp luật, số 9 năm 2006;

Bài viết “Kinh nghiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ

án liên quan đến chiếm đoạt tiền thuế giá trị gia tăng” của tác giả Ngụy Thế Hùng

đăng trên Tạp chí Kiểm sát, Số 17 năm 2005;

Bài viết “Tội trốn thuế theo quy định của Bộ Luật Hình sự năm 2009” của

Thạc sĩ Nguyễn Tuyết Mai đăng trên Tạp chí Toà án, Số 19 năm 2004…

Thực tiễn nghiên cứu cho thấy trong lĩnh vực pháp lý hình sự các công trình

nghiên cứu có liên quan “gần” đến vấn đề đấu tranh phòng, chống tội phạm trốn

thuế còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, mặc dù các công trình nghiên cứu trên đã đề cập

đến nhiều khía cạnh pháp lý, xã hội khác nhau liên quan đến tội phạm trốn thuế, tuy

nhiên, chưa công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về công tác

phòng ngừa tội phạm trốn thuế trên một địa bàn cụ thể và sôi động như Thành phố

Hồ Chí Minh.

3 - Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu đề tài: “Phòng ngừa tội phạm trốn thuế trên địa bàn

Thành phố Hồ Chí Minh”, mục tiêu của tác giả là tìm ra nguyên nhân, điều kiện

làm phát sinh tội phạm trốn thuế cũng như những hạn chế, thiếu sót trong công tác

phòng ngừa từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế,

tồn tại, nâng cao hiệu quả phòng ngừa loại tội phạm này trong thời gian tới, góp

phần ổn định an ninh, chính trị tạo đà phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa

bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Do đó nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra là:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!