Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Phòng ngừa tội phạm lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân trên địa bàn tỉnh Long An
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
LÊ VĂN HIỆP
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Hình Sự - Mã số 60380104
Người hướng dẫn khoa học
Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Hoa
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn
khoa học của TS. Nguyễn Thị Phương Hoa. Các số liệu và kết quả sử dụng
trong luận văn này là trung thực, chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào.
Tác giả
LÊ VĂN HIỆP
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ANTT: An ninh trật tự
BLHS: Bộ luật hình sự
Tội LDQTD-DC: Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích
của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công
dân
TP HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TTATXH: Trật tự an toàn xã hội
UBND: Ủy ban nhân dân
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1 Số tội phạm và người phạm tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm
phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân .......... 14
Bảng 1.2 Tỷ lệ tội phạm LDQTD-DC trong các tội phạm xâm phạm trật tự quản
lý hành chính xảy ra tại Long An từ năm 2004 – 2011 ...................................... 18
Bảng 1.3 Đặc điểm về địa bàn phạm tội LDQTD-DC........................................ 21
Bảng 1.4 Trình độ học vấn của các bị cáo .......................................................... 26
Biểu đồ 1.1 Tỷ lệ số vụ phạm tội LDQTD-DC trên tổng số vụ phạm tội hình sự
............................................................................................................................. 17
Biểu đồ 1.2 Tỷ lệ số vụ phạm tội LDQTD-DC trong các tội phạm xâm phạm trật
tự quản lý hành.................................................................................................... 19
Biểu đồ 1.3 Động thái của tình hình tội phạm LDQTD-DC theo số vụ án ........ 20
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ VÀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM LỢI
DỤNG CÁC QUYỀN TỰ DO DÂN CHỦ XÂM PHẠM LỢI ÍCH CỦA
NHÀ NƯỚC, QUYỀN, LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA TỔ CHỨC, CÔNG
DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN …………………………………….7
1.1. Đặc điểm pháp lý của Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm
lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân ………..7
1.2. Tình hình tội phạm lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích
của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân trên địa bàn tỉnh
Long An từ năm 2004 đến nay…………………………………………………12
1.2.1. Thực trạng …………………………………………………………..13
1.2.2. Cơ cấu ............................................................................................... 16
1.2.3. Động thái ........................................................................................... 19
1.2.4. Tính chất ........................................................................................... 20
CHƯƠNG 2. NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG HOẠT
ĐỘNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM LỢI DỤNG CÁC QUYỀN TỰ DO
DÂN CHỦ XÂM PHẠM LỢI ÍCH CỦA NHÀ NƯỚC, QUYỀN, LỢI ÍCH
HỢP PHÁP CỦA TỔ CHỨC, CÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG
AN ..................................................................................................................... 28
2.1. Nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm lợi dụng các quyền tự do
dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,
công dân trên địa bàn tỉnh Long An .......................................................................28
2.1.1. Nguyên nhân, điều kiện chung của tình hình tội phạm lợi dụng các quyền
tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,
công dân trên địa bàn tỉnh Long An.........................................................................28
2.1.2. Nguyên nhân, điều kiện cụ thể của tội phạm lợi dụng các quyền tự do dân
chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân
trên địa bàn tỉnh Long An. .................................................................................... 36
2.2 Thực trạng hoạt động phòng ngừa tội phạm lợi dụng các quyền tự do
dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,
công dân trên địa bàn tỉnh Long An ........................................................................39
2.2.1. Kết quả đạt được ................................................................................ 40
2.2.2. Hạn chế.............................................................................................. 47
2.2.3. Nguyên nhân của hạn chế ................................................................... 51
CHƯƠNG 3. DỰ BÁO VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM LỢI DỤNG CÁC QUYỀN TỰ
DO DÂN CHỦ XÂM PHẠM LỢI ÍCH CỦA NHÀ NƯỚC, QUYỀN, LỢI
ÍCH HỢP PHÁP CỦA TỔ CHỨC, CÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
LONG AN ......................................................................................................... 54
3.1. Dự báo về tình hình tội phạm lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm
phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân trên địa
bàn tỉnh Long An trong thời gian tới.................................................................. 54
3.1.1. Cơ sở dự báo...................................................................................... 54
3.1.2. Dự báo cụ thể ..................................................................................... 55
3.2. Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm lợi
dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp
pháp của tổ chức, công dân .......................................................................................58
3.2.1. Các biện pháp phòng ngừa chung ....................................................... 58
3.2.2. Các biện pháp phòng ngừa cụ thể ...................................................... 69
KẾT LUẬN .............................................................................................. 76
Danh mục tài liệu tham khảo
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tỉnh Long An có diện tích tự nhiên là 4.491,221km2
, chiếm tỉ lệ 1,3% so
với diện tích cả nước, phía đông giáp Thành Phố Hồ Chí Minh, phía tây giáp tỉnh
Đồng Tháp, phía nam giáp tỉnh Tiền Giang, phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và tỉnh
Svây Riêng của Vương quốc Campuchia với chiều dài biên giới 137,7km và hai
cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa) và Tho Mo (Đức Huệ). Tỉnh Long An có vị trí
đặc biệt là cửa ngõ của Đồng bằng Sông Cửu Long, một trong tám tỉnh thuộc
vùng kinh tế trọng điểm phía nam và hiện nay, nơi có nhiều chính sách thu hút
đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước1
. Tỉnh Long An hội nhập và
kinh tế phát triển mạnh mẽ, nâng cao đời sống của nhân dân, quốc phòng, an
ninh được đảm bảo. Tuy nhiên, tỉnh Long An vẫn còn tiềm ẩn những nhân tố mất
ổn định như: tranh chấp khiếu kiện trong giải tỏa đền bù, tôn giáo, đình công…
làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
Tình hình khiếu kiện cả nước nói chung và tình hình khiếu kiện ở Long An
nói riêng nhất là khiếu kiện vượt cấp lên trung ương diễn ra phức tạp. Trong các
vụ này, những người khiếu kiện tập trung ở trụ sở cơ quan Đảng, Nhà nước để
gây áp lực, đòi hỏi giải quyết quyền lợi của mình. Một số đối tượng đầu đơn,
cầm đầu khiếu kiện ở tỉnh Long An đã liên kết với những người dân khiếu kiện ở
những tỉnh thành khác đi thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và đã có những hoạt
động quá khích gây rối an ninh trật tự. Có thể thấy, tình hình khiếu kiện ở Long
An diễn biến ngày càng phức tạp về tính chất, mức độ và phạm vi hoạt động.
Giải quyết khiếu kiện là vấn đề rất khó khăn, phức tạp vì trực tiếp liên quan đến
quyền, lợi ích của công dân và càng phức tạp, nguy hiểm hơn khi bị các thế lực
thù địch lợi dụng, kích động tiến hành các hoạt động chống phá chính quyền, gây
rối, làm mất ổn định chính trị xã hội.
1
http://vi.wikipedia.org/wiki/Long_An#V.E1.BB.8B_tr.C3.AD_.C4.91.E1.BB.8Ba_l.C3.BD
2
Trong thực tiễn, dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy, ũy ban nhân dân các
cấp tỉnh Long An đã đề ra nhiều chính sách, kế hoạch, giải pháp và cùng với các
cơ quan tư pháp (Công an, Viện kiểm sát, Tòa án) đã chủ động giải quyết tình
hình khiếu kiện, triển khai nhiều biện pháp phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh,
ngăn chặn hoạt động của đối tượng lợi dụng khiếu kiện xâm phạm lợi ích của
nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân và chống phá Đảng,
nhà nước Việt Nam. Cơ quan Tư pháp tỉnh Long An đã khởi tố, điều tra, truy tố,
xét xử một số vụ án phạm tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi
ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, góp phần
phòng ngừa tội phạm ổn định được tình hình kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh
trật tư xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, loại tội này xảy ra ở Long An là loại án
rất phức tạp và tương đối mới cho nên việc đấu tranh, phòng chống tội phạm đã
gặp rất nhiều khó khăn, bất cập, lúng túng chẳng hạn như phân định thẩm quyền
điều tra, định tội danh vì hành vi phạm tội của các đối tượng cũng có sự giao
thoa và dấu hiệu pháp lý nhất định tương đồng với một số loại tội phạm khác nên
đôi lúc chưa có sự thống nhất ,trong định tội danh khởi tố, truy tố, xét xử. Thực
tiễn này đặt ra đòi hỏi muốn phòng ngừa tốt tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ
xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân ở
địa bàn tỉnh Long An cần phải nghiên cứu, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm hoạt
động phòng ngừa tội này trong thời gian qua với những ưu điểm nào cần phát
huy trong thời gian tới. Đồng thời, đề ra các giải pháp để khắc phục những tồn
tại, hạn chế, khuyết điểm nhằm đấu tranh phòng chống có hiệu quả đối với tội lợi
dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức, công dân.
Với những lý do nêu trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Phòng ngừa tội
phạm lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền,
lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân trên địa bàn tỉnh Long An”
2. Tình hình nghiên cứu