Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
101
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1354

Phòng ngừa tội phạm chứa mại dâm trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ QUỐC NIN

PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM CHỨA MẠI DÂM

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự

Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học:

TS: NGUYỄN DUY THUÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2013

CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học do bản thân thực

hiện. Những số liệu, tài liệu sử dụng trong luận văn là chính xác. Kết quả nghiên

cứu của luận văn chưa từng được công bố trên bất kỳ công trình khoa học nào

khác.

TÁC GIẢ

LÊ QUỐC NIN

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................1

2. Tình hình nghiên cứu ...............................................................................2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................3

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...............................................................3

5. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................4

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của luận văn ..............................4

7. Cơ cấu của luận văn ..................................................................................4

Chương 1. NHẬN THỨC VỀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM CHỨA

MẠI DÂM VÀ TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM CỦA TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA

BÀN TỈNH CÀ MAU ..............................................................................................5

1.1 Nhận thức về mại dâm và dấu hiệu pháp lý của tội chứa mại dâm

theo pháp luật hình sự Việt Nam ...........................................................................5

1.1.1 Nhận thức về mại dâm ...........................................................................5

1.1.2 Dấu hiệu pháp lý của tội chứa mại dâm theo pháp luật Việt Nam .... 10

1.2 Phòng, chống tội phạm chứa mại dâm ............................................... 11

1.3 Tình hình tội phạm chứa mại dâm trong thời gian gần đây tại Cà

Mau ........................................................................................................................ 16

1.3.1 Thực trạng của tình hình tội phạm chứa mại dâm ............................. 16

1.3.2 Đặc điểm tội phạm học của tội chứa mại dâm trên địa bàn tỉnh Cà

Mau.......................................................................................................................... 20

Chương 2. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TỘI PHẠM

CHỨA MẠI DÂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU ..................................... 34

2.1. Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm chứa mại dâm trên địa

bàn tỉnh Cà Mau ................................................................................................... 34

2.1.1. Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm chứa mại dâm trên địa bàn

tỉnh Cà Mau tiếp cận ở góc độ chung .................................................................... 35

2.1.2. Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm chứa mại dâm trên địa bàn

tỉnh Cà Mau tiếp cận ở góc độ cụ thể .................................................................... 50

2.2. Chủ trương và các biện pháp phòng ngừa ....................................... 54

Chương 3. DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM CHỨA MẠI DÂM .............................................. 60

3.1. Dự báo tình hình và thuận lợi, khó khăn trong phòng ngừa tội

phạm chứa mại dâm tại Cà Mau ......................................................................... 60

3.1.1. Dự báo tình hình tội phạm chứa mại dâm tại Cà Mau trong thời

gian tới ................................................................................................................... 60

3.1.2. Dự báo về những thuận lợi, khó khăn trong phòng ngừa tội chứa

mại dâm trên địa bàn tỉnh Cà Mau......................................................................... 64

3.2. Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội chứa mại

dâm ......................................................................................................................... 66

3.2.1. Giải pháp về kinh tế - xã hội .............................................................. 67

3.2.2. Giải pháp về văn hóa - giáo dục ........................................................ 69

3.2.3. Giải pháp về công tác quản lý ........................................................... 70

3.2.4. Giải pháp về công tác điều tra, truy tố, xét xử tội chứa mại dâm ..... 72

3.2.5. Hoàn thiện những quy định của pháp luật.......................................... 75

KẾT LUẬN ........................................................................................................... 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta lãnh đạo trong những năm qua đã

thu được những thành quả to lớn trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã

hội, giáo dục, an ninh, quốc phòng. Đời sống nhân dân được cải thiện và nâng

cao tạo tiền đề vững chắc cho sự nghiệp công nhiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được cũng không tránh khỏi những

hệ lụy tiêu cực nảy sinh trong xã hội. Tình hình tội phạm và các tệ nạn xã hội

khác diễn biến vô cùng phức tạp ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự của đất

nước, trong đó tội chứa mại dâm đang có xu hướng gia tăng về số lượng với thủ

đoạn hoạt động rất tinh vi nên vấn đề phòng, chống các tội phạm này cần phải

đặt ra nghiên cứu một cách nghiêm túc.

Việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn hiện nay thông qua

Nghị quyết số 08/NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính về một số nhiệm vụ

trọng tâm trong công tác tư pháp trong thời gian tới, Nghị quyết số 48/NQ/TW

ngày 24/5/2005 của Bộ chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống

pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết

09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 về Chương trình quốc gia phòng, chống tội

phạm của Chính phủ xác định xã hội hóa công tác phòng, chống tội phạm; xác

định rõ đấu tranh phòng, chống tội phạm là nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm

của các cấp, các ngành, tổ chức xã hội và mỗi công dân. Huy động sức mạnh của

cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tham gia. Phát huy tinh thần đó,

các cơ quan bảo vệ pháp luật đã tấn công vào tội phạm mặc dù đã thu được thắng

lợi nhất định nhưng vẫn chưa được khả quan. Báo cáo của Ban chấp hành Trung

ương Đảng cộng sản Việt Nam tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX nhấn

mạnh: Mặc dù có nhiều cố gắng ngăn chặn, xong tệ nạn xã hội có xu hướng gia

tăng nhất là tệ nghiện hút, cờ bạc, mại dâm, trộm cướp, tham nhũng và buôn lậu

nghiêm trọng làm cho ảnh hưởng niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà

nước ta. Vì vậy công tác phòng, chống tội phạm mà đặc biệt các tội phạm về mại

2

dâm là một trong những mục tiêu quan trọng trong đấu tranh phòng, chống tội

phạm của các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội và mỗi công dân.

Cà Mau là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, được tách ra

thành 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau vào năm 1997 từ tỉnh Minh Hải. Cà Mau giáp

với Kiên Giang, Bạc Liêu và biển Tây. Bên cạnh những thuận lợi tỉnh Cà Mau

còn gặp nhiều khó khăn trong việc bảo vệ trật tự, an toàn xã hội.

Sau 10 năm thực hiện Pháp lệnh phòng chống mại dâm (2003 – 2013) thì

tệ nạn này cũng được hạn chế, tuy nhiên, hoạt động chứa mại dâm lại có nhiều

hình thức và thủ đoạn tinh vi hơn. Hiện nay có xu hướng mại dâm nam và nữ

mua dâm diễn ra phức tạp và khó kiểm soát. Với mong muốn góp phần nâng cao

hiệu quả công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm nói chung mà đặc

biệt là tội chứa mại dâm ở Cà Mau nói riêng nên tác giả đã chọn vấn đề “Phòng

ngừa tội phạm chứa mại dâm trên địa bàn tỉnh Cà Mau” làm đề tài luận văn thạc

sỹ.

2. Tình hình nghiên cứu

Trong thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu khoa học liên

quan đến vấn đề đấu tranh phòng, chống tội phạm chứa mại dâm như luân văn

thạc sỹ của Hà Thúy Yến (2009), “Đấu tranh phòng, chống tội phạm chứa mại

dâm tại thành phố Hồ Chí Minh”; khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật của Nguyễn

Thị Thanh Huyền (2009), “Đấu tranh phòng, chống tội phạm chứa mại dâm và

môi giới mại dâm tại thành phố Hồ Chí Minh” và một số bài viết trên sách, báo

và trên các tạp chí chuyên ngành: Tạp chí Tòa án nhân dân, tạp chí Viện kiểm sát

nhân dân, tạp chí Luật học, tạp chí Nghiên cứu lập pháp... các công trình nghiên

cứu nêu trên hoặc chỉ nghiên cứu về một tội chứa mại dâm hoặc chỉ mang tính

khái quát về các hành vi mại dâm nhưng qua đó chưa có công trình nghiên nào

nói về tình hình tội chứa mại dâm trên địa bàn tỉnh Cà Mau một cách hệ thống,

toàn diện. Do đó cần có một nghiên cứu về tội phạm nói trên cả về pháp lý lẫn

thực tiễn và từ đó tìm ra biện pháp phòng, chống thích hợp đạt hiệu quả cao và

có thể tiến tới ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm này.

3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở làm rõ tình hình phạm tội chứa mại dâm và công tác đấu tranh

phòng phòng ngừa tội phạm chứa mại dâm trên địa bàn tỉnh Cà Mau, luận văn

đưa ra các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội

phạm chứa mại dâm trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ

chủ yếu sau:

- Hệ thống, làm rõ vấn đề mang tính lý luận về đấu tranh phòng ngừa tội

phạm chứa mại dâm trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

- Làm rõ tình hình tội phạm chứa mại dâm trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

- Làm rõ thực trạng phòng ngừa tội phạm chứa mại dâm trên địa bàn tỉnh

Cà Mau trong thời gian qua.

- Dự báo về tình hình tội phạm này trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Cà

Mau và những khó khăn trong công tác phòng ngừa.

- Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác phòng ngừa tội phạm

này.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phòng ngừa tội phạm chứa mại dâm

trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung, luận văn nghiên cứu phòng ngừa tội phạm chứa mại dâm

thực hiện trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

- Về không gian, khảo sát thực trạng phòng ngừa tội phạm chứa mại dâm

thực hiện trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

- Về thời gian, luận văn khảo sát thực trạng phòng ngừa tội phạm chứa

mại dâm thực hiện trên địa bàn tỉnh Cà Mau từ năm 2008 đến nay.

4

5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp được tác giả sử dụng để nghiên cứu trong luận văn là dựa

trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, dựa trên tư tưởng Hồ Chí

Minh và đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về đấu tranh phòng ngừa tội

phạm. Để thực hiện luận văn, tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu

cụ thể như: Phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh và phương pháp chuyên gia.

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của luận văn

Luận văn đã hệ thống, làm rõ được những vấn đề lý luận về tội chứa mại

dâm.

Luận văn đã phân tích, làm rõ được thực trạng tình hình tội phạm chứa

mại dâm trên địa bàn tỉnh Cà Mau, chỉ ra được những nguyên nhân và điều kiện

của tội phạm này.

Luận văn đưa ra những giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả

phòng ngừa tội phạm chứa mại dâm.

Luận văn có thể được dùng làm tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu về

phòng ngừa tội phạm.

7. Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục nội

dung luận văn được cấu trúc thành 3 chương:

Chương 1. Nhận thức về phòng ngừa tội phạm chứa mại dâm và tình hình,

đặc điểm của tội phạm chứa mại dâm trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Chương 2. Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm chứa mại dâm trên địa

bàn tỉnh Cà Mau.

Chương 3. Dự báo và giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội chứa

mại dâm.

5

Chương 1

NHẬN THỨC VỀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM CHỨA MẠI DÂM VÀ

TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM CỦA TỘI PHẠM CHỨA MẠI DÂM TRÊN ĐỊA

BÀN TỈNH CÀ MAU

1.1 Nhận thức về tội chứa mại dâm

1.1.1 Nhận thức về mại dâm và chứa mại dâm

Thuật ngữ mại dâm có nguồn gốc từ tiếng Latinh là “Prostiture” có nghĩa

là “bày ra để bán”, chỉ việc bán thân một cách tùy tiện. Mại dâm là hiện tượng xã

hội, biểu hiện sự sai lệch về chuẩn mực xã hội.

Hiện nay ở nước ta còn nhiều quan điểm khác nhau về việc sử dụng thuật

ngữ mại dâm hay mãi dâm. Có người gọi là mại dâm, có người gọi là mãi dâm.

Theo nghĩa Hán Việt thì mại dâm có nghĩa là bán dâm, còn mãi dâm là mua dâm.

Như vậy nếu chúng ta sử dụng một trong hai thuật ngữ này cũng chưa hoàn toàn

chính xác, bởi vì ở đây không chỉ có bán hoặc mua mà là cả hai mua và bán.

Nhưng trong cuộc sống nhiều người vẫn sử dụng một trong hai khái niệm ấy và

đều coi đó là đúng1

(sau đây gọi là mại dâm).

Theo cách hiểu phổ biến thì mại dâm có dấu hiệu là quan hệ giới tính với

người khác (quan hệ tình dục bừa bãi) để được trả công (thường là bằng tiền), có

thỏa thuận trả tiền.

Một hành vi được xem là mại dâm có những dấu hiệu sau đây:

- Có thỏa thuận giữa hai bên nam và nữ việc đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu

tình dục thông qua giao hợp hoặc các hình thức làm tình khác.

- Việc trao đổi được thực hiện trên cơ sở người bán dâm được trả hoặc

được hứa trả một lợi ích vật chất nhất định (tiền, đồ trang sức, vật có giá trị…)

- Việc trao đổi xảy ra ngoài phạm vi hôn nhân.

1

Trần Đức Châm (2007), Phòng, chống tệ nạn xã hội, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.71.

6

Từ phân tích trên có thể rút ra: Mại dâm là hành vi được thỏa thuận trước

nhằm để thỏa mãn nhu cầu về tình dục có tính chất mua bán, ngoài phạm vi hôn

nhân.

Theo pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 của Việt Nam (Điều 3)

thì mại dâm gồm hai hành vi mua dâm và bán dâm.

Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả

tiền hoặc lợi ích vật chất khác.

Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho

người bán dâm.

Trên thế giới, từ khi phong trào giải phóng phụ nữ và phong trào đấu tranh

của nhân loại vì sự tiến bộ phát triển thì tệ nạn mại dâm bị lên án mạnh mẽ

nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều quan điểm chưa thống nhất về mại dâm, cụ thể:

Quan điểm của một số nước về cấm hành nghề mại dâm phải nói đến đầu

tiên là các nước theo đạo Hồi. Ở Iran, người ta có thể đưa gái mại dâm ra xử tử

hoặc ném đá cho đến chết, nhưng lại thừa nhận chế độ đa thê. Ở một số nước

khác cũng đã ban hành các đạo luật chống mại dâm như: Anh (1885), Đan Mạch

(1901), Mỹ (1910), Phần Lan (1907), Hà Lan (1911), Nhật Bản (1956)2… Trong

số các nước cấm hành nghề mại dâm thì Mỹ cũng đã hình sự hóa đối với các

hành vi mại dâm. Chẳng hạn, bang California và New York (Mỹ), uật hình sự

quy định phạt tù 3 đến 6 tháng tù hoặc phạt 500 đô la đối với những người hoạt

động mại dâm. Đức là nước quy định xử lý mại dâm bằng pháp luật nhưng cũng

nêu rõ trách nhiệm hình sự đối với hành vi mại dâm ở nơi công cộng và trường

học.

Quan điểm khác là hợp pháp hóa, kiểm soát hành vi mại dâm lại có nước

và vùng lãnh thổ cấp môn bài cho gái mại dâm hoặc nhà chứa như: Đức, Pháp,

Thụy Điển, Hồng Kông, Đài Loan, Thái Lan, Cuba… và một số nước trước đây

2 Trần Đức Châm (2007), Phòng, chống tệ nạn xã hội, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 78-79.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!