Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
110
Kích thước
809.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1292

Phòng ngừa tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trên địa bàn tỉnh Long An

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

HUỲNH MINH ÂN

PHÒNG NGỪA TỘI CHỨA CHẤP HOẶC TIÊU THỤ

TÀI SẢN DO NGƢỜI KHÁC PHẠM TỘI MÀ CÓ

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

HUỲNH MINH ÂN

PHÒNG NGỪA TỘI CHỨA CHẤP HOẶC TIÊU THỤ

TÀI SẢN DO NGƢỜI KHÁC PHẠM TỘI MÀ CÓ

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Hình sự - Mã số: 60.38.40

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS.TRẦN NGỌC ĐỨC

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, Luận văn thạc sỹ luật học “Phòng ngừa tội chứa

chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trên địa bàn tỉnh

Long An” là công trình nghiên cứu của bản thân, được xuất phát từ yêu cầu phát

sinh trong công việc để hình thành hướng nghiên cứu.

Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình

bày trong luận văn được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực và cam

đoan luận văn này chưa từng được ai công bố trước đây.

Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 11 năm 2011

Tác giả luận văn

Huỳnh Minh Ân

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLHS: Bộ luật hình sự

HĐND: Hội đồng nhân dân

TAND: Tòa án nhân dân

TNHS: Trách nhiệm hình sự

UBND: Ủy ban nhân dân

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU CÓ TRONG LUẬN VĂN

Bảng 1: Tổng số vụ án, tổng số bị cáo phạm tội bị xét xử sơ thẩm trên địa bàn tỉnh

Long An từ năm 2006 đến tháng 10 năm 2011

Bảng 2: Tổng số vụ án, tổng số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội chứa chấp hoặc

tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trên địa bàn tỉnh Long An từ năm

2006 đến năm 2011.

Bảng 3: Bảng so sánh số vụ án, số bị cáo bị xét xử về tội '„Chứa chấp hoặc tiêu

thụ tài sản do người khác phạm tội mà có‟‟ theo Điều 250 Bộ luật hình sự so với

tổng số vụ án, số bị cáo nói chung đã xét xử sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Long An.

Bảng 4: Bảng so sánh số vụ án, số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội '„Chứa chấp

hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có‟‟ theo Điều 250 Bộ luật hình

sự so với số vụ án, số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về các tội theo Điều 133 đến Điều

140, Điều 153, Điều 278 đến 280 Bộ luật hình sự hàng năm trên địa bàn tỉnh Long

An.

Bảng 5: Bảng phân tích số bị cáo bị xét xử về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản

do người khác phạm tội mà có theo các khung hình phạt của Điều 250 Bộ luật

hình sự.

Bảng 6: Bảng phân tích số bị cáo phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do

người khác phạm tội mà có theo mức hình phạt mà tòa án đã tuyên trên địa bàn

tỉnh Long An .

Bảng 7: Bảng phân tích số bị cáo phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do

người khác phạm tội mà có bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn nhưng được hưởng

án treo trên địa bàn tỉnh Long An

Bảng 8: Bảng phân tích số bị cáo bị xét xử về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản

do người khác phạm tội mà có theo giới tính và độ tuổi trên địa bàn tỉnh Long An

theo từng năm.

Bảng 9: Bảng phân tích số vụ án phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do

người khác phạm tội mà có theo nguồn gốc tài sản.

Bảng 10: Bảng phân tích số bị cáo bị xét xử về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản

do người khác phạm tội mà có theo loại tài sản.

Bảng 11: Bảng phân tích đặc điểm nhân thân bị cáo bị xét xử về tội chứa chấp

hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có từ năm 2006 đến năm 2011

trên địa bàn tỉnh Long An.

Bảng 12: Bảng phân tích nhân thân bị cáo bị xét xử về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ

tài sản do người khác phạm tội mà có theo nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An.

Biểu đồ 1: Biểu đồ diễn biến số vụ án và số bị cáo bị xét xử về tội chứa chấp hoặc

tiêu thụ tài sản trên địa bàn tỉnh Long An từ năm 2006 đến 2011

Biểu đồ 2: Biểu đồ so sánh số vụ án bị xét xử về các tội phạm theo Điều 133-140,

153, 278-280 với tội phạm theo Điều 250 Bộ luật hình sự trên địa bàn tỉnh Long

An từ năm 2006-2011.

Biểu đồ 3: Biểu đồ so sánh hình phạt bị áp dụng đối với các bị cáo bị xét xử về tội

chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

Biểu đồ 4: Biểu đồ so sánh giới tính tội phạm chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do

người khác phạm tội mà có trên địa bàn tỉnh Long An.

Biểu đồ 5: Biểu đồ so sánh nguồn tội phạm có được tài sản.

MỤC LỤC

Trang

Phần mở đầu...................................................................................................... 01

CHƢƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM TỘI PHẠM HỌC CỦA TỘI PHẠM CHỨA CHẤP HOẶC

TIÊU THỤ TÀI SẢN DO NGƢỜI KHÁC PHẠM TỘI MÀ CÓ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

LONG AN...............................................................................................................................06

1.1. Diễn biến, cơ cấu, tính chất của tình hình tội phạm chứa chấp hoặc tiêu thụ tài

sản do người khác phạm tội mà có trên địa bàn tỉnh Long An ........................... 06

1.2. Đặc điểm nhân thân người phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người

khác phạm tội mà có trên địa bàn tỉnh Long An................................................. 16

CHƢƠNG 2. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TỘI PHẠM CHỨA CHẤP HOẶC

TIÊU THỤ TÀI SẢN DO NGƢỜI KHÁC PHẠM TỘI MÀ CÓ VÀ THỰC TRẠNG

HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM NÀY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN 25

2.1. Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do

người khác phạm tội mà có trên địa bàn tỉnh Long An ...................................... 25

2.2. Thực trạng hoạt động phòng ngừa tội phạm chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do

người khác phạm tội mà có trên địa bàn tỉnh Long An ...................................... 45

CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM CHỨA

CHẤP HOẶC TIÊU THỤ TÀI SẢN DO NGƢỜI KHÁC PHẠM TỘI MÀ CÓ TRÊN ĐỊA

BÀN TỈNH LONG AN ..........................................................................................................61

3.1. Dự báo tình hình tội phạm chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác

phạm tội mà có trên địa bàn tỉnh Long An ......................................................... 61

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm chứa chấp hoặc tiêu thụ

tài sản do người khác phạm tội mà có trên địa bàn tỉnh Long An ...................... 64

Kết luận .............................................................................................................. 82

Danh mục tài liệu tham khảo ........................................................................... 83

Phụ lục 1............................................................................................................. 86

Phụ lục 2............................................................................................................. 98

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Qua 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, chúng ta đã đạt được nhiều

thành tựu to lớn và quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cùng với sự

tăng trưởng không ngừng về kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Đời sống của nhân dân không những ổn định mà ngày một nâng cao do sự tác động tích

cực của công cuộc đổi mới, cơ chế quản lý kinh tế và chính sách mở cửa hội nhập quốc

tế trong xu thế toàn cầu hoá. Bên cạnh những thành tựu đạt được, nền kinh tế thị trường

cũng có những mặt trái của nó, có ảnh hưởng tiêu cực làm nảy sinh nhiều vấn đề trong

đó có các vấn đề dân số, việc làm, các tệ nạn xã hội, tình hình tội phạm nói chung trong

đó có tội phạm xâm phạm sở hữu mang tính chất chiếm đoạt, tội phạm về kinh tế và tội

phạm tham nhũng ngày càng tăng. Đối với các nhóm tội phạm này, sau khi chiếm đoạt

được tài sản thì người phạm tội thường tìm mọi cách để cất giấu, tẩu tán tài sản và đem

tài sản đi tiêu thụ, dẫn đến tội chứa chấp tài sản và tội tiêu thụ tài sản do người khác

phạm tội mà có cũng tăng theo. Hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản tài sản do người

khác phạm tội mà có là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, hành vi này không chỉ

trực tiếp xâm phạm an toàn, trật tự công cộng nói chung, trật tự quản lý nhà nước về tài

sản do phạm tội mà có nói riêng, mà còn cản trở hoạt động đúng đắn của các cơ quan

nhà nước có thẩm quyền trong việc điều tra, xử lý người phạm tội, gián tiếp khuyến

khích người khác tham gia phạm tội và phạm tội nhiều lần.

Long An là tỉnh giáp ranh với một trong những trung tâm thành phố của cả nước

là thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Long An còn nằm trên Quốc lộ 1A, con đường huyết

mạch của cả nước, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, thông thương giữa các tỉnh

Đồng bằng sông Cửu Long với thành phố Hồ Chí Minh. Lượng dân cư từ tỉnh Long An

sang các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh sinh sống và

ngược lại ngày càng tăng, tạo điều kiện phát triển, giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các

tỉnh thành ngày càng trở nên phổ biến và thường xuyên. Tuy nhiên, cũng do những yếu

tố đó, tình hình tội phạm nói chung và tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do phạm tội

mà có nói riêng ở Long An ngày càng nhiều, với thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, người

phạm tội tìm mọi cách che giấu nguồn gốc tài sản mà mình chứa chấp hoặc tiêu thụ dẫn

đến việc đấu tranh, phòng chống đối với tội phạm này gặp không ít khó khăn, việc thu

hồi tài sản, khôi phục quyền sở hữu cho các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại gặp nhiều trở

2

ngại, thậm chí sau khi xử lý những người chiếm đoạt tài sản mà vẫn không tìm được tài

sản để trao trả lại cho người bị hại.

Trước tình hình, diễn biến tội phạm xảy ra khá phức tạp, ngày 31/7/1998 Thủ

tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết 09/1998/NQ-CP của Chính phủ về Tăng

cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Quyết định số

138/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia phòng,

chống tội phạm. Ngày 22/10/2010, Bộ Chính trị (khóa X) ban hành Chỉ thị số 48-

CT/TW về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm

trong tình hình mới. Đây là Chỉ thị rất quan trọng đối với toàn Đảng, toàn dân, là định

hướng để chỉ đạo thực hiện tốt các mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ đề ra trong công tác

phòng, chống tội phạm, đảm bảo an ninh, trật tự phù hợp với tình hình mới. Do vậy, tìm

ra giải pháp chiến lược để đấu tranh phòng ngừa tội phạm nói chung cũng như phòng

ngừa tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có có hiệu quả là rất

cần thiết. Đó là lý do tôi chọn đề tài "Phòng ngừa tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản

do người khác phạm tội mà có trên địa bàn tỉnh Long An”

2. Tình hình nghiên cứu

Hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có đã được đề

cập trong một số công trình nghiên cứu khoa học về luật hình sự, trong các tập bình luận

khoa học về luật hình sự, các tạp chí Tòa Án, tạp chí Viện kiểm sát, tạp chí Luật học,

và các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, như Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, Phần

các tội phạm, tập IX (Bình luận chuyên sâu) của Đinh Văn Quế, Nxb Tổng hợp thành

phố Hồ Chí Minh, 2006; Hệ thống pháp luật Việt Nam, tập I, Bình luận khoa học Bộ

luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 của Trần Minh Hưởng, Nxb Lao Động

Hà Nội, 2009; Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa luật, Đại

học quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2002; Hoạt động phòng

ngừa tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân của Nguyễn Hồng Vinh, Nxb Tư pháp Hà

Nội, 2007; bài viết “Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

trong Luật hình sự Việt Nam” Phạm văn Báu, trên Tạp chí Luật học (Trường Đại học

Luật Hà Nội) số 5/2004; Luận văn thạc sĩ của Phùng Mạnh Hùng, năm 2006 về “Đấu

tranh phòng chống tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

trên địa bàn tỉnh Sơn La”...

3

Tuy nhiên, các công trình trên cũng chỉ đề cập đến loại tội này dưới gốc độ luật

hình sự hoặc chỉ nghiên cứu một số khía cạnh của công tác đấu tranh phòng, chống tội chứa

chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có ở địa phương nhất định mà chưa

có một công trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc tình hình, nguyên nhân và điều kiện làm

phát sinh cũng như hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội phạm này để tìm ra các giải pháp

nâng cao hiệu quả phòng ngừa. Bởi vậy, luận văn nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân, điều

kiện làm phát sinh loại tội chứa chấp hoặc tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội

mà có trên địa bàn tỉnh Long An, một trong những tỉnh điển hình của Đồng bằng sông

Cửu Long, từ đó tìm ra các giải pháp phòng ngừa có hiệu quả để từng bước đẩy lùi hành

vi này ra khỏi đời sống xã hội.

3 . Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động phòng ngừa tội

chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trên địa bàn tỉnh Long

An. Trên cơ sở đó phát hiện những đặc thù, ưu điểm, kinh nghiệm hay, cùng những hạn

chế, thiếu sót trong hoạt động phòng ngừa và nguyên nhân của chúng; đề xuất giải pháp

nhằm góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do

người khác phạm tội mà có trên địa bàn tỉnh Long An.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, luận văn phải giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Phân tích, làm rõ đặc điểm tội phạm học của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản

do người khác phạm tội mà có xảy ra trên địa bàn tỉnh Long An.

- Phân tích, làm rõ nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm và thực trạng

công tác phòng ngừa tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

xảy ra trên địa bàn tỉnh Long An.

- Dự báo tình hình tội phạm chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội

mà có xảy ra trên địa bàn tỉnh Long An và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phòng

ngừa tội phạm này trong thời gian tới.

3.3. Đối tƣợng nghiên cứu

4

Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn: những vấn đề lý luận và thực tiễn về

hoạt động phòng ngừa tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm này trên địa bàn tỉnh

Long An.

3.4. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Tập trung nghiên cứu về đặc điểm tội phạm

học, nguyên nhân, điều kiện và các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội chứa

chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trên địa bàn tỉnh Long An.

Thời gian nghiên cứu khảo sát từ năm 2006 đến năm 2011.

4. Phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí

Minh về vấn đề tội phạm nói chung, các văn kiện của Đảng và văn bản pháp luật của

Nhà nước về quan điểm đấu tranh chống tội phạm trong quá trình xây dựng nhà nước

pháp quyền tại Việt Nam.

Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp phân tích,

phương pháp thống kê tội phạm, điều tra, khảo sát tổng kết kinh nghiệm, phương pháp

lấy ý kiến chuyên gia...

Trong quá trình nghiên cứu các phương pháp này được vận dụng một cách linh

hoạt và đan xen lẫn nhau để tạo ra kết quả nghiên cứu.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Trong phạm vi của mình, đề tài là một công trình nghiên cứu vừa có ý nghĩa về

mặt lý luận, vừa có ý nghĩa về mặt thực tiễn đối với cuộc đấu tranh phòng, chống tội

chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nói chung và cụ thể là ở

tỉnh Long An.

- Về mặt lý luận: đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác đào

tạo và nghiên cứu tội phạm học.

- Về mặt thực tiễn: những đề xuất giải pháp nêu trong luận văn sẽ góp phần nâng

cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng ngừa tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do

người khác phạm tội mà có.

6. Bố cục của luận văn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!