Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong xét xử sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
VISATHEP SINCHAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
TP. HỒ CHÍ MNH, NĂM 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Định hƣớng nghiên cứu
Mã số: 8380104
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa
Học viên : Visathep Sinchai
Lớp : Cao học Luật, Khóa 30
TP. HỒ CHÍ MNH, NĂM 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ với đề tài “Nhiệm vụ, quyền hạn của
viện kiểm sát trong xét xử sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự nƣớc Cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa, đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các
quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về lời cam đoan này.
TP. HCM, ngày tháng năm 2020
Tác giả luận văn
Visathep Sinchai
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS Bộ luật hình sự
CTTP Cấu thành tội phạm
PLHS Pháp luật hình sự
TNHS Trách nhiệm hình sự
TTHS Tố tụng hình sự
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM THEO LUẬT TỐ
TỤNG HÌNH SỰ NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO...............8
1.1. Khái niệm và đặc điểm của xét xử sơ thẩm vụ án hình sự .........................8
1.1.1. Khái niệm xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ....................................................8
1.1.2. Đặc điểm và ý nghĩa của xét xử sở thẩm vụ án hình sự...........................11
1.2. Khái niệm và đặc điểm về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong
xét xử sơ thẩm vụ án hình sự..............................................................................14
1.2.1. Khái niệm nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong xét xử sơ thẩm
vụ án hình sự ......................................................................................................14
1.2.2. Đặc điểm nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong xét xử sơ thẩm vụ
án hình sự ...........................................................................................................16
1.3. Cơ sở quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự ..............................................................................................30
Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................34
CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG XÉT XỬ SƠ
THẨM THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ ........................................................35
2.1. Sơ lƣợc lịch sử hình thành quy định của pháp luật tố tụng hình sự Lào về
nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát............................................................35
2.2. Quy định hiện hành của pháp luật tố tụng hình sự Lào về nhiệm vụ,
quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong xét xử sơ
thẩm theo luật tố tụng hình sự............................................................................39
2.3. Quy định pháp luật tố tụng hình sự về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện
kiểm sát khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử sơ thẩm theo luật
tố tụng hình sự......................................................................................................41
Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................................50
CHƢƠNG 3. THỰC TIỄN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA
VIỆN KIỂM SÁT TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM THEO LUẬT TỐ TỤNG
HÌNH SỰ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
VIỆN KIỂM SÁT TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ ................51
3.1. Thực tiễn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong xét xử
sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự.......................................................................51
3.1.1. Thực tiễn việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực
hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự ..................51
3.1.2. Thực tiễn việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm
sát việc tuân theo pháp Luật trong xét xử sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự ....56
3.1.3. Những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân trong việc thực hiện quyền
và nhiệm vụ của Viện kiểm sát trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự...................59
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Viện kiểm sát trong xét xử
sơ thẩm theo Luật Tố tụng hình sự....................................................................63
3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện
kiểm sát trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ......................................................63
3.2.2. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nâng cao kỹ
năng của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự.......................................64
3.2.3. Tiếp tục đổi mới mối quan hệ phối hợp giữa các Viện kiểm sát các cấp
với nhau, giữa Viện kiểm sát với các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, người
tiến hành tố tụng hình sự....................................................................................67
3.2.4. Đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị cho công tác thực
hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử sơ thẩm68
Kết luận chƣơng 3 ...................................................................................................70
KẾT LUẬN..............................................................................................................71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trước yêu cầu khách quan của giai đoạn cách mạng mới, Viện Kiểm sát
Nhân dân (VKSND) Lào là một cơ quan được tổ chức trong bộ máy nhà nước.
VKSND có hai chức năng cơ bản đó là chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật
và chức năng thực hiện quyền công tố chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật
nhằm bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất trong cả
nước. Tờ trình về Luật tổ chức VKSND năm 2017 ghi rõ: “Nhu cầu của cuộc cách
mạng Xã hội Chủ nghĩa (XHCN) đòi hỏi pháp luật phải được chấp hành nghiêm
chỉnh và thống nhất, đòi hỏi một sự nhất trí về mục đích và hành động trong nhân
dân, giữa nhân dân và nhà nước cũng như giữa các ngành hoạt động Nhà nước với
nhau. Nếu không đạt được sự thống nhất trong việc chấp hành pháp luật thì sự
nghiệp xây dựng XHCN sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì lẽ đó cần phải tổ chức VKSND
để kiểm sát việc tuân theo pháp luật nhằm giữ vững pháp chế XHCN, đảm bảo cho
pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất ”.
Bảo đảm cho pháp chế XHCN được giữ vững là điều cần thiết để tiến hành
cuộc cách mạng XHCN đến toàn thắng. Nghị quyết của Đại hội toàn quốc lần thứ X
của Đảng cũng đã nhấn mạnh: Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho VKSND, Tòa
án nhân dân được thực hiện quyền hạn của mình theo đúng Hiến pháp và các luật,
xây dựng pháp chế, pháp huy tinh thần làm chủ, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa
của nhân dân. VKSND là một hệ thống cơ quan độc lập tách ra khỏi cơ quan hành
pháp và trực thuộc Quốc hội (cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất). VKSND có
chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật nhằm đảm pháp chế. Chức năng đó của
VKSND được tiếp tục khẳng định trong Hiến pháp 1991, luật tổ chức VKSND năm
1990, Hiến pháp 2003, luật tổ chức Viện kiểm sát 2017, đó là: “VKSND kiểm sát
việc tuân theo pháp luật và thực hành quyền công tố đảm bảo cho pháp luật được
chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”.
Một trong những phương thức bảo đảm cho hiệu quả của tố tụng hình sự
(TTHS) là ngăn ngừa các vi phạm pháp luật trong hoạt động TTHS; bảo đảm việc
xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; bảo đảm quyền tự do dân chủ của
công nhân trong TTHS. Chính vì vậy, trong lĩnh vực TTHS vai trò của VKSND
góp phần quan trọng trong việc ngăn ngừa không để vi phạm xảy ra, khắc phục
2
hậu quả khi có vi phạm, khôi phục lại trật tự tố tụng đã bị vi phạm nhằm bảo đảm
pháp chế trong TTHS.
Trước tình hình vi phạm pháp luật trong quá trình TTHS hiện nay diễn ra một
cách phức tạp, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa X đã chỉ ra là: “Chống tình
trạng bắt và giam, giữ sai, xét xử không công minh, vi phạm quyền dân chủ của
công dân” đã đòi hỏi toàn ngành kiểm sát phải tăng cường hơn nữa công tác thực
hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các hoạt động tố
tụng góp phần bảo đảm việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương X là: “Các
cơ quan tư pháp phải là mẫu mực của việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, phải thể
hiện công lý, tính dân chủ, công khai trong hoạt động‟‟.
Hiệu quả thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của VKSND trong xét xử sơ thẩm
vụ án hình sự theo Bộ luật TTHS hiện nay nhìn chung còn hạn chế. Một trong
những lý do là giới khoa học pháp lý ở bên Lào còn ít quan tâm tới việc nghiên cứu
đề tài này. Cho đến nay việc làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn nhiệm vụ và
quyền hạn của VKSND trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự còn gặp nhiều khó khăn,
vướng mắc. Không ít người còn nhầm lẫn giữa chức năng công tố với chức năng
kiểm sát việc tuân theo pháp luật; phạm vi, đối tượng của các khâu công tác hình sự
còn xác định chưa được thống nhất trong các tài liệu chính thống công tác hình sự
ngành kiểm sát nhân dân.
Vì vậy, việc lựa chọn đề tài: “Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân
dân trong xét xử sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự nước CHDCND Lào” để
nghiên cứu nhằm góp phần vào việc làm rõ cơ sơ lý luận và thực tiễn của công tác
thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKSND trong tố
tụng hình sự, cụ thể là trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là cấp bách và cần thiết.
Với lý do đó, tôi đã chọn đề tài này để thực hiện luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề nhiệm vụ quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân theo luật tố tụng
hình sự được các nhà khoa học Xô Viết quan tâm nghiên cứu những năm 2009 khi
VKSND Xô Viết ra đời dựa trên nguyên lý của V.I. Lenin về pháp chế XHCN.
Tiếp thu các quan điểm của luật gia Xô Viết trước đây, từ những năm 1990 ngành
kiểm sát Lào đã biên soạn tài liệu dưới dạng bài giảng để giảng dạy trong Trường
Trung cấp Luật Viêng Chăn. Hiện nay ở Lào chưa có trung tâm nghiên cứu nhiệm