Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong thi hành án dân sự
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN VĂN THÁI
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TÒA ÁN
TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TÒA ÁN
TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Định hướng ứng dụng
Mã số: 8380103
Người hướng dẫn : Ts. Lê Vĩnh Châu
Học viên : Nguyễn Văn Thái
Lớp : Cao học Luật, Phú Yên khóa 1
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn thạc sĩ “Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong thi
hành án dân sự” là kết quả nghiên cứu ứng dụng thực tiễn của bản thân tôi qua
thời gian công tác tại Tòa án, được thực hiện bởi sự hướng dẫn tận tình của Thầy
TS. Lê Vĩnh Châu.
Những kết luận được trình bày trong luận văn này trung thực, tuân thủ các
quy định của Nhà trường về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên
Nguyễn Văn Thái
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ được viết tắt Từ viết tắt
1 Bộ luật Tố tụng dân sự BLTTDS
2 Nghị quyết NQ
3 Toà án nhân dân TAND
4 Toà án nhân dân tối cao TANDTC
5 Thi hành án dân sự THADS
6 Uỷ ban nhân dân UBND
7 Viện kiểm sát VKSND
8 Viện kiểm sát nhân dân tối cao VKSNDTC
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC
CHUYỂN GIAO VÀ GIẢI THÍCH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH ............................7
1.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án trong việc chuyển giao bản án, quyết
định cho cơ quan thi hành án dân sự...................................................................7
1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong việc giải thích bản án, quyết định
đã có hiệu lực pháp luật ......................................................................................13
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................17
CHƯƠNG 2. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC XEM
XÉT MIỄN, GIẢM NGHĨA VỤ THI HÀNH ÁN ĐỐI VỚI KHOẢN THU
NỘP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ XÁC ĐỊNH TÀI SẢN CỦA NGƯỜI
PHẢI THI HÀNH ÁN.............................................................................................18
2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong việc xét miễn, giảm nghĩa vụ thi
hành án đối với các khoản thu nộp ngân sách nhà nước .................................18
2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong việc xác định tài sản của người
phải thi hành án ...................................................................................................24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................41
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thi hành án dân sự là công đoạn cuối cùng của hoạt động tố tụng dân sự, bảo
đảm cho bản án, quyết định của Tòa án được chấp hành nghiêm. Hiệu quả thi hành
án là một trong những yếu tố quan trọng để đo lường tính hiệu quả của hoạt động tư
pháp. Là hoạt động liên quan trực tiếp đến quyền về tài sản và nhân thân của các
bên đương sự nên để giải quyết việc thi hành án, cơ quan thi hành án phải tiến hành
nhiều thủ tục phức tạp, cần sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức liên quan,
đặc biệt là vai trò của hệ thống Tòa án.
Luật Thi hành án dân sự năm 2014 tại Điều 170 đã có những quy định hết
sức chi tiết về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong thi hành án, tuy nhiên, quá
trình thực hiện đã cho thấy trong công tác phối hợp liên ngành nói chung và đặc biệt
là vai trò phối hợp hỗ trợ của Tòa án nhân dân nói riêng vẫn còn bộc lộ không ít khó
khăn, vướng mắc như:
Thứ nhất, thực tiễn cho thấy trong công tác phối hợp với cơ quan thi hành án
dân sự, Tòa án chuyển giao bản án, quyết định cho cơ quan thi hành án cấp tỉnh và
cấp huyện còn chậm, không gửi kèm các tài liệu liên quan theo đúng quy định. Tòa
án cũng chưa thông báo bằng văn bản cho cơ quan thi hành án về trách nhiệm dân
sự trong bản án, quyết định của vụ án hình sự.
Thứ hai, hiện vẫn còn có nhiều quan điểm trái chiều trong việc giải thích bản
án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án.
Thứ ba, Trên thực tế vẫn còn một số vướng mắc trong việc xét miễn, giảm
các khoản thu nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của Luật Thi hành án dân sự.
Thứ tư, các Tòa án còn chưa thống nhất trong việc xác định quan hệ pháp
luật đối với yêu cầu xác định, phân chia tài sản chung của người phải thi hành án.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Nhiệm vụ,
quyền hạn của Tòa án trong thi hành án dân sự” làm đề tài nghiên cứu trong luận
văn thạc sĩ của mình, để từ đó có các giải pháp nâng cao hiệu quả vai trò của Toà án
nhân dân trong công tác này để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn
hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề Thi hành án dân sự hiện nay đang được Đảng, Nhà nước và nhiều nhà
khoa học quan tâm, đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài báo viết về công tác
2
thi hành án dân sự với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện
pháp luật về thi hành án ở Việt Nam. Tuy nhiên Các công trình nghiên cứu về vai trò
của TAND trong THADS ở Việt Nam hiện nay rất hạn chế và chưa có công trình nào
nghiên cứu một cách tập trung, đầy đủ và thống nhất. Tuy nhiên qua tìm hiểu, tác giả
có thể kể ra các công trình nghiên cứu liên quan như:
Giáo trình, sách chuyên khảo:
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), “Giáo trình Luật thi hành án dân sự
Việt Nam”, Nxb Công an nhân dân. Đây là cong trình khoa học được nhóm tác giả
thực hiện nhằm phục vụ cho việc giảng dạy tại các cơ sở đào tạo Luật, vì vậy nhóm
tác giả đã có sự phân tích khá chuyên sâu về nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án trong
hoạt động thi hành án dân sự. Đây là nguồn tài liệu quan trọng giúp tác giả triển
khai nghiên cứu luận văn của mình. Tuy nhiên vì công trình hướng đến mục đích
giảng dạy, do đó phần đánh gía thực tiễn, chỉ ra bất cập, vướng mắc không được
nhóm tác giả nghiên cứu, vì vậy trong luận văn của mình, tác giả cần nghiên cứu
chuyên sâu về vấn đề này.
- Lê Thu Hà (2011), Một số vấn đề về hoàn thiện pháp luật thi hành án dân
sự Việt Nam, NXB. Chính trị Quốc gia. Công trình cũng nêu được quá trình hình
thành và phát triển hệ thống pháp luật THADS; những nội dung cơ bản của hệ
thống pháp luật THADS và quan điểm hoàn thiện hệ thống pháp luật thi hành án
dân sự trong điều kiện đổi mới. Song công trình vẫn chưa phân tích nhiều đến việc
nâng cao vai trò của TAND trong thi hành án để hoàn thiện pháp luật thi hành án
dân sự Việt Nam.
- Huỳnh Thị Nam Hải (2015), Thi hành án dân sự, NXB. Đại học Quốc gia,
TP. Hồ Chí Minh. Tài liệu đề cập về thi hành án nói chung và thi hành án dân sự
nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết
định của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cũng như góp phần bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan tổ chức. Tuy nhiên công trình chỉ đi sâu về
mặt lý luận cũng như quy định của pháp luật, vẫn chưa đề cập nhiều đến thực tiễn
vai trò của TAND trong THADS.
Luận văn, luận án:
- Nguyễn Văn Hiệp (2003), Hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự Việt
Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn đã khái
quát chung về pháp luật thi hành án dân sự, thực trạng về tổ chức và hoạt động thi
3
hành án dân sự theo pháp luật hiện hành cũng như giải pháp hoàn thiện pháp luật thi
hành án dân sự. Tuy nhiên công trình cũng chưa đi vào phân tích rõ vai trò của
TAND trong THADS.
- Lê Thị Bích Tuyền (2013), Nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án trong thi hành
án hình sự ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
Luận văn đã nêu được những vấn đề lý luận, pháp lý về nhiệm vụ, quyền hạn của
toà án trong thi hành án hình sự ở Việt Nam; thực tiễn thực hiện về nhiệm vụ, quyền
hạn của toà án trong thi hành án hình sự ở Việt Nam và giải pháp nâng cao hiệu quả
công tác thi hành án hình sự. Có thể thấy công trình có nêu vai trò của Toà án trong
công tác thi hành án nhưng chỉ trong thi hành án hình sự, không đề cập nhiều cũng
như so sánh liên hệ đến thi hành án dân sự.
Các bài viết, tạp chí:
- Lưu Bình Nhưỡng (2014), “Vai trò của Tòa án trong công tác thi hành án”,
Nghiên cứu lập pháp, Viện nghiên cứu lập pháp, Số 17 (273), tr.28 – 35. Bài viết có
đi vào phân tích vai trò của Tòa án trong công tác thi hành án nhưng chưa nói rõ
những bất cập về mặt thực tiễn của các vai trò này.
- Đức Chiến (2006), “Việc gửi, chuyển giao quyết định của tòa án cho các
cơ quan thi hành án”, Dân chủ & pháp luật, Số 4 (169); Lê Đức Tiết (2006), “Về
việc giải thích bản án trong hoạt động thi hành án”, Kiểm sát, Số 10 (5/2006), Phân
tích ví dụ về trường hợp bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng thi hành không đúng
hay bị vô hiệu hóa hoặc thi hành nguợc lại với nội dung phán quyết của Tòa án.
Nguyễn Doãn Phương (2016), “Khó khăn vướng mắc trong xử lý tài sản thi hành án
dân sự”, Tòa án nhân dân, Số 14, tr. 36 – 37. Mỗi bài viết này đã nêu lên được từng
vai trò của Toà án trong công tác thi hành án dân sự và theo Pháp lệnh THADS năm
2004 hoặc Luật THADS năm 2008. Nhưng chưa khái quát một cách đầy đủ tất cả
các vai trò của Toà án trong công tác này theo pháp luật THADS hiện hành.
- Lê Vĩnh Châu (2015), “Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thi hành án dân sự hứa
hẹn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự trong thời gian tới”, Tạp chí
Khoa học pháp lý. Công trình nghiên cứu về những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ
sung Luật THADS năm 2014, qua đó khẳng định những điểm tích cực của việc sửa
đổi trong hoạt động THADS.
- Lê Vĩnh Châu (2017), “Vai trò của hoạt động thi hành án dân sự trong đời
sống xã hội”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề về thi hành án dân sự.
4
Công trình đề cập đến vai trò của hoạt động THADS trong đời sống xã hội, qua đó
chỉ ra những vấn đề còn tồn tại, làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động THADS,
một trong những tồn tại được chỉ ra chính là sự thiếu gắn kết giữa hoạt động xét xử
với hoạt động thi hành án, nhiều trường hợp Toà án chậm chuyển giao bản án, quyết
định, chậm giải thích bản án, quyết định…đây là tài liệu quan trọng giúp tác giả
trong đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật cũng như hướng đề xuất kiến nghị hoàn
thiện pháp luật.
Như vậy, các công trình kể trên chủ yếu tập trung nghiên cứu sơ lược về lý
luận và chỉ mới đề cập cơ bản vai trò của TAND nhưng chưa đi vào phân tích kĩ
những thực tiễn thực thi các vai trò này, đặc biệt theo pháp luật THADS hiện hành
để từng bước nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự hiện nay và sắp tới.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Từ những phân tích, đánh giá, làm rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án để chỉ
ra được những bất cập, vướng mắc trong quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, pháp
luật THADS và trong thực tiễn áp dụng pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa
án trong công tác thi hành án dân sự. Để từ đó đề ra các giải pháp nâng cao vai trò
của Tòa án, góp phần hoàn thiện hơn việc phối hợp giữa 02 cơ quan nói chung và
phối hợp của Toà án nói riêng trong thi hành án dân sự ở nước ta, nhất là trong tiến
trình cải cách tư pháp hiện nay.
Qua thực tiễn, mục đích tác giả muốn đưa ra các kiến nghị, đề xuất nhằm
hoàn thiện các quy định của pháp luật trong vấn đề mà tác giả đang nghiên cứu, bảo
đảm cho việc nhận thức và áp dụng chúng một cách thống nhất.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu được
đặt ra là:
Phân tích, làm rõ các quy định, làm rõ được vấn đề đặt ra là: Nguyên cứu
nêu trên, áp dụng chúng trong công tác thi hành án dân sự: Cụ thể là làm sáng tỏ
nhiệm vụ và quyền hạn của Tòa án trong việc chuyển giao, giải thích bản án, quyết
định và trong việc xem xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp
ngân sách nhà nước và xác định tài sản của người phải thi hành án. Đề ra các
phương hướng và giải pháp tăng cường thi hành án dân sự trong thời gian tới.
5
- Đánh giá phương hướng và giải pháp tăng cường thi hành án dân sự trong
thời gian tới và trong việc xem xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án trong thi hành
án dân sự.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy định của pháp luật về nhiệm
vụ, quyền hạn của Tòa án trong công tác phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự
trong quá trình tổ chức thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án và
thực tiễn công tác thi hành án dân sự hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu xoay quanh các quy định của pháp
luật liên quan đến nhiệm vụ và quyền hạn của Tòa án trong hoạt động thi hành án
dân sự để làm rõ hơn vai trò của Tòa án trong quá trình phối hợp thi hành bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Thông qua thực tiễn xét xử, thi hành
bản án, quyết định của Tòa án để đưa ra những nhận xét, đánh giá về thực tiễn áp
dụng các quy định pháp luật vào đẩy nhanh công tác thi hành án dân sự, đồng thời
đề xuất, kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
Tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu về không gian theo các tài liệu trong
nước. Về thời gian thì không giới hạn nội dung nghiên cứu, tác giả sử dụng tất cả tài
liệu, văn bản quy phạm pháp luật; nghiên cứu các vụ việc trong thực tiễn liên quan
đến việc phối hợp trong thi hành án dân sự giữa Toà án với cơ quan thi hành án dân
sự trong phạm vi toàn quốc.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu có hiệu quả đề tài, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân
tích, bình luận, so sánh, chứng minh và tổng hợp.
Trong đó phương pháp phân tích được tác giả sử dụng để phân tích các quy
định của pháp luật, thực tiễn hoạt động thi hành án dân sự. Phương pháp này được
tác giả sử dụng xuyên suốt toà bộ luận văn. Cụ thể sử dụng tại Chương 1, Mục 1.1
và 1.2; tại Chương 2, Mục 2.1 và 2.2.
Phương pháp bình luận và so sánh được tác giả sử dụng song song để bình
luận thực tiễn thi hành án, đồng thời so sánh giữa các quy định của pháp luật và
thực tiễn áp dụng.
Phương pháp chứng minh được tác giả sử dụng chủ yếu để chứng minh các
vấn đề bất hợp lý giữa các quy định của pháp luật, cũng như những trường hợp thực
6
tiễn không áp dụng các quy định của pháp luật trong quá trình giải quyết nhưng vẫn
đảm bảo được quyền lợi của các bên và mang tính thuyết phục cao.
Các phương pháp phân tích, bình luận, so sánh và chứng minh được tác giả
sử dụng thường xuyên trong các chương của luận văn.
Kết thúc mỗi chương, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp để tổng hợp,
khái quát và kết luận về kết quả nghiên cứu các vấn đề trong chương. Ngoài ra
phương pháp tổng hợp còn được tác giả sử dụng để khái quát những nội dung đã
phân tích, tổng hợp trong các chương, từ đó rút ra kết luận chung về những vấn đề
trọng tâm cần phải nghiên cứu và giải quyết của đề tài trong phần kết luận chung.
6. Kết quả nghiên cứu và giá trị ứng dụng
Đề tài sẽ là tài liệu nghiên cứu hữu ích đối với Tòa án và các cơ quan THADS
để họ thực hiện tốt hơn trách nhiệm của mình trong hoạt động thi hành án dân sự.
Đề tài cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật đối với nhiệm
vụ, thẩm quyền của Tòa án trong thi hành án dân sự, góp phần nâng cao chất lượng,
hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan trong hoạt động thi hành án dân sự.
Đồng thời, đề tài cũng có thể trở thành nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho
các công trình nghiên cứu có liên quan.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phần mở đầu, phần kết luận, bố
cục luận văn được chia thành 02 (hai) chương:
Chương 1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong việc chuyển giao và giải
thích bản án, quyết định
Chương 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong việc xem xét miễn, giảm
nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước và xác định tài sản
của người phải thi hành án
7
CHƯƠNG 1
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TÒA ÁN
TRONG VIỆC CHUYỂN GIAO VÀ GIẢI THÍCH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH
1.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án trong việc chuyển giao bản án,
quyết định cho cơ quan thi hành án dân sự
Theo quy định tại Điều 28 Luật THADS 2014, sau khi ra bản án, quyết định,
Tòa án phải chuyển giao bản án, quyết định cho cơ quan THADS có thẩm quyền.
Thời hạn chuyển giao tùy thuộc vào từng loại bản án, quyết định, cụ thể:
Thời hạn chuyển giao là 30 ngày kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực
pháp luật đối với: (i) Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Tòa án
cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; (ii) Bản án,
quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm; (iii) Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm
của Tòa án; (iv) Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của
Trọng tài nước ngoài đã được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt
Nam; (v) Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản.
Thời hạn chuyển giao là 15 ngày kể từ ngày ra bản án, quyết định đối với bản
án, quyết định về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp
mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức
khỏe, tổn thất về tinh thần, nhận người lao động trở lại làm việc.
Đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Tòa án phải chuyển
giao cho cơ quan THADS ngay sau khi ra quyết định.
Theo như quy định nêu trên của Luật, trong thực tiễn áp dụng, nãy sinh các
bất cập, vướng mắc sau:
Thứ nhất, sự không thống nhất giữa quy định của Luật THADS 2014 và Bộ
luật Tố tụng dân sự 2015
Đối chiếu với BLTTDS 2015, quy định về thời hạn chuyển giao bản án,
quyết định của Tòa án cho Cơ quan THADS có sự khác nhau. Cụ thể, khoản 1 Điều
485 BLTTDS 2015 quy định thời hạn chuyển giao đối với Bản án, quyết định hoặc
phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị
theo thủ tục phúc thẩm; Bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm; Quyết định
giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Tòa án; quyết định của Hội đồng Thẩm phán
TANDTC; Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng