Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
MIỄN PHÍ
Số trang
88
Kích thước
634.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1880

Nhiệm vụ, quyền hạn của toà án trong thi hành án hình sự ở Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ BÍCH TUYỀN

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TÒA ÁN

TRONG THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ BÍCH TUYỀN

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TÒA ÁN

TRONG THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự

Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Duy Hưng

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập, bằng công sức

của bản thân với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn. Những thông tin, dữ

liệu, số liệu tôi đưa ra trong luận văn được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn

gốc.

Lê Thị Bích Tuyền

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ NHIỆM VỤ,

QUYỀN HẠN CỦA TÒA ÁN TRONG THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ Ở

VIỆT NAM....................................................................................................... 7

1.1. Một số khái niệm..................................................................................... 7

1.1.1. Khái niệm về thi hành án hình sự.............................................................7

1.1.2. Khái niệm nhiệm vụ............................................................................ 9

1.1.3. Khái niệm quyền hạn........................................................................ 10

1.1.4. Phân biệt nhiệm vụ với quyền hạn .........................................................11

1.2. Vai trò, vị trí của Tòa án trong thi hành án hình sự tại Việt Nam .........13

1.3. Khái quát về pháp luật thi hành án hình sự trước khi có Luật thi hành

án hình sự.............................................................................................................16

1.3.1. Trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988..........................16

1.3.2. Trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 và Pháp lệnh thi hành án phạt

tù .......................................................................................................................16

1.4. Pháp luật thực định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong thi hành

án hình sự.............................................................................................................19

1.4.1. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003............................19

1.4.2. Theo luật thi hành án hình sự.................................................................40

CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN THỰC HIỆN VẾ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN

CỦA TÒA ÁN TRONG THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM VÀ

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN

HÌNH SỰ........................................................................................................ 45

2.1. Thực tiễn thực hiện, nhiệm vụ và quyền hạn của Tòa án trong thi hành

án hình sự.............................................................................................................45

2.1.1. Thời hiệu thi hành án..............................................................................50

2.1.2. Trong việc ra quyết định thi hành án hình sự ........................................52

2.1.3. Trong việc xét giảm thi hành án hình sự ................................................54

2.1.4. Trong việc ra quyết định miễn chấp hành hình phạt..............................58

2.1.5. Ra quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo ........................60

2.1.6. Vấn đề ủy thác thi hành án hình sự ........................................................61

2.1.7. Ra quyết định hoãn chấp hành, tạm đình chỉ thi hành án......................64

2.1.8. Đình chỉ thi hành án ...............................................................................66

2.1.9. Thi hành án tử hình ................................................................................67

2.2. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn

của Tòa án trong thi hành án hình sự...............................................................69

2.2.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật ..............................................................70

KẾT LUẬN.................................................................................................... 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Xét xử là nhiệm vụ trọng tâm của ngành Tòa án, xét xử là nhằm đem lại

công bằng xã hội, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Đảng và

Bác Hồ đã chọn, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị xâm phạm một

cách bất hợp pháp. Xét xử công bằng, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật,

không làm oan người vô tội là một yêu cầu không thể thiếu trong nhiệm vụ

của ngành Tòa án mà Đảng và nhân dân giao phó. Tòa án thực hiện chức năng

chính là xét xử, ngoài ra Tòa án còn thực hiện một số chức năng khác, trong

đó có chức năng quản lý hành chính và thi hành án hình sự. Vì vậy, nhiệm vụ

và quyền hạn của Tòa án luôn được khẳng định trong công tác thi hành án

hình sự.

Để bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật được thi hành

trên thực tế thì công tác thi hành án hình sự của Tòa án là không thể thiếu, nó

phải được thực hiện một cách nghiêm túc để khẳng định giá trị thi hành của

bản án, quyết định của Tòa án và giữ vững kỷ cương pháp luật. Tòa án là chủ

thể đầu tiên trong việc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;

góp phần cho quá trình thi hành án hình sự được nhanh chóng, kịp thời, đúng

pháp luật, giáo dục, cải tạo để người bị kết án trở thành người có ích cho xã

hội. Ngoài ra, khâu thi hành án hình sự tại Tòa án cũng là hoạt động, kiểm

soát lại những sai sót của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để kiến

nghị khắc phục kịp thời, đảm bảo bản án, quyết định được đưa ra thi hành

đúng quy định. Vì vậy, Tòa án là chủ thể không thể thiếu được trong quá trình

thi hành án hình sự, pháp luật cần khẳng định đúng về nhiệm vụ, quyền hạn

của Tòa án trong công tác này. Từ đó, có những chính sách và những quy

định phù hợp về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong công tác thi hành án

hình sự, đặc biệt là trong tiến trình cải cách tư pháp hiện nay lấy Tòa án làm

trung tâm.

Thi hành án hình sự là một quá trình không thể thiếu trong việc đưa bản

án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật được thực thi. Tuy nhiên, việc

2

pháp luật hiện hành quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong công tác

thi hành án hình sự ở nước ta còn nhiều bất cập, chưa hợp lý với tiến trình cải

cách tư pháp và chức năng của Tòa án. Chẳng hạn, việc phân định nhiệm vụ

tại bộ phận thi hành án hình sự tại Tòa án các cấp chưa tương xứng với tính

chất công việc; không được tổ chức thành bộ phận riêng biệt mà thường do

một cán bộ trong mỗi Tòa án kiêm nhiệm và văn bản hướng dẫn thực hiện

nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong thi hành án hình sự còn hạn chế, cán

bộ phụ trách công tác thi hành án chưa được đào tạo đúng công việc, đồng

thời chưa tổ chức nhiều buổi tập huấn cho cán bộ đảm nhận công việc trên.

Ngoài ra số lượng cán bộ, công chức làm công tác thi hành án hình sự không

tương xứng với khối lượng công việc được giao, thường bị quá tải công việc

nên ít nhiều ảnh hưởng đến quy trình và thời hạn chưa đúng như quy định và

ít nhiều có sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Bên cạnh đó pháp luật hiện hành quy định chưa chặt chẽ thủ tục ban hành

quyết định thi hành án hình sự mà mới chỉ quy định mang tính chất chung

chung “Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày bản án, quyết định sơ thẩm có

hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định phúc thẩm,

quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm, Chánh án Tòa án đã xét xử sơ

thẩm phải ra quyết định thi hành án hoặc ủy thác cho Tòa án khác cùng cấp ra

quyết định thi hành án”

1

. Thẩm quyền ban hành quyết định thi hành bản án,

quyết định có hiệu lực pháp luật thuộc về Tòa án nhưng cũng không thể tránh

khỏi những sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình và cần có cơ

chế khắc phục những sai sót đó. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật không quy

định một cách chặt chẽ thủ tục xét lại quyết thi hành bản án, quyết định của

Tòa án mà tại mỗi cấp Tòa án tự đề ra cách khắc phục khi phát hiện sai sót

hoặc bị kiến nghị của Viện kiểm sát. Bên cạnh đó, pháp luật quy định Tòa án

là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử, ban hành quyết định thi hành án

hình sự nhưng không quy định Tòa án có thẩm quyền kiểm tra giám sát việc

thi hành bản án, quyết định của Tòa án.

1 Khoản 1 Điều 256 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

3

Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Nhiệm vụ, quyền hạn

của Tòa án trong thi hành án hình sự ở Việt Nam” để làm Luận văn tốt nghiệp

cho mình

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

“Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong thi hành án hình sự ở Việt

Nam” là một đề tài mới mẽ, chưa có một công trình nghiên cứu mang tính

chất toàn diện để thấy được những điểm hợp lý và bất cập của quy định pháp

luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong quá trình thi hành án hình sự.

Cho đến nay, qua sự khảo sát của chúng tôi thì chỉ có một số bày viết đơn lẽ

bàn về một số khía cạnh của Tòa án về công tác thi hành án hình sự được

đăng trên các tạp chí như Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí Kiểm sát, Tạp chí

nghiên cứu lập pháp,…Điều này làm cho việc nghiên cứu đề tài trên của

chúng tôi sẽ gặp không ít khó khăn về nguồn tài liệu. Tuy nhiên, với sự đam

mê nghiên cứu và yêu thích ngành Tòa án, chúng tôi sẽ tìm tòi, nghiên cứu về

nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án và đưa ra các đề xuất với mong muốn làm

cho Tòa án xứng tầm với cải cách tư pháp và tương xứng với chức năng xét

xử giữ nghiêm kỷ cương xã hội, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích làm rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án, luận văn

đưa ra các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của Tòa án trong thi

hành án hình sự.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, quy định của pháp luật, luận văn làm rõ

nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong công tác thi hành án hình sự. Đồng

thời, từ sự nghiên cứu cũng chỉ ra được những bất cập trong quy định của

pháp luật tố tụng hình sự, pháp luật thi hành án hình sự về nhiệm vụ, quyền

hạn của Tòa án trong công tác thi hành án. Từ đó đề ra các giải pháp hoàn

thiện về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án. Khẳng định chỉ có Tòa án mới có

thẩm quyền nhân danh Nhà nước để xét xử, là cơ quan thực hiện quyền tư

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!