Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
81
Kích thước
15.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
945

Nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm lâm trong điều tra vụ án Hình Sự

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRỊNH VIẾT DIỆP

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA KIỂM LÂM

TRONG ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA KIỂM LÂM

TRONG ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự

Mã số: 60380104

Người hướng dẫn kh.oa học: TS. Võ Thị Kim Oanh

Học viên: Trịnh Viết Diệp

Lớp: CHL, Khoá 1 – KonTum

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ với đề tài: “Nhiệm vụ, quyền hạn của

Kiểm lâm trong điều tra vụ án hình sự” này là công trình nghiên cứu khoa học

độc lập của bản thân tôi dưới sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn. Những thông tin,

dữ liệu và tài liệu trình bày trong luận văn được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn

gốc. Những thông tin, tài liệu này được tác giả thu thập đảm bảo tính khách quan và

trung thực.

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Trịnh Viết Diệp

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1

CHƯƠNG 1. THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA CƠ QUAN

KIỂM LÂM.................................................................................................................6

1.1. Quy định của pháp luật về thẩm quyền điều tra vụ án hình sự của Cơ

quan Kiểm lâm ........................................................................................................6

1.2. Thực tiễn áp dụng thẩm quyền điều tra của Cơ quan Kiểm lâm.............11

1.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng thẩm quyền điều tra của Cơ quan

Kiểm lâm................................................................................................................19

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.........................................................................................23

CHƯƠNG 2. QUYỀN KHỞI TỐ BỊ CAN VÀ HỎI CUNG BỊ CAN CỦA CƠ

QUAN KIỂM LÂM..................................................................................................24

2.1. Quy định của pháp luật về quyền Khởi tố Bị can, hỏi cung Bị can của Cơ

quan Kiểm lâm ......................................................................................................24

2.2. Thực tiễn thực hiện quyền Khởi tố Bị can, hỏi cung Bị can của Cơ quan

Kiểm lâm................................................................................................................31

2.2.1. Thực tiễn thực hiện quyền Khởi tố Bị can của Cơ quan Kiểm lâm..........31

2.2.2. Thực tiễn thực hiện quyền hỏi cung Bị can của Cơ quan Kiểm lâm........34

2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quyền Khởi tố Bị can, hỏi cung Bị

can của Cơ quan Kiểm lâm..................................................................................36

KẾT LUẬN ...............................................................................................................39

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, hệ thống các Cơ quan

điều tra được tổ chức trong lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và ở

Viện kiểm sát nhân dân Tối cao. Ngoài những Cơ quan điều tra chuyên trách nêu

trên, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cũng quy định các lực lượng: Bộ đội biên

phòng, Hải quan, Kiểm lâm và lực lượng Cảnh sát biển và một số Cơ quan khác

trong lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân trong lĩnh vực quản lý của

mình cũng có thẩm quyền điều tra.

Mặc dù được Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Pháp lệnh tổ chức điều tra

hình sự năm 2004 cũng như Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và Luật tổ chức Cơ

quan điều tra hình sự quy định rất cụ thể rõ ràng nhưng khi triển khai thực hiện thấy

còn nhiều vấn đề bất cập về thẩm quyền, về trình tự thủ tục khi tiến hành điều tra

các vụ án hình sự của các Cơ quan không phải là Cơ quan điều tra chuyên trách.

Với mục tiêu xây dựng Nhà nước Pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, trong thời

gian qua Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng nền tư pháp vững mạnh, hiệu

quả, phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại. Nghị quyết 49-NQ/TW ngày

02/6/2005 của Bộ chính trị đã chỉ rõ: “Trước mắt tiếp tục thực hiện mô hình tổ chức

Cơ quan điều tra theo pháp luật hiện hành, nghiên cứu và chuẩn bị mọi điều kiện để

tiến tới tổ chức lại Cơ quan điều tra theo hướng thu gọn đầu mối”

1

. Nghị quyết cũng

chỉ rõ: “Phân định rõ thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm quyền hạn tư

pháp trong hoạt động tư pháp”. Vấn đề có tính xuyên suốt trong chỉ đạo của Đảng là

tiến tới thu gọn đầu mối Cơ quan điều tra và phân định rõ thẩm quyền quản lý hành

chính với trách nhiệm, quyền hạn tư pháp vì trong quá trình thực hiện nhiệm vụ điều

tra các vụ án hình sự còn nhiều vấn đề bất cập phát sinh khi giao cho các Cơ quan

được giao tiến hành một số hoạt động điều tra (trong đó có Cơ quan Kiểm lâm).

Ngày 12/3/2014 Bộ chính trị ban hành Kết luận số 92-KL/TW về việc tiếp

tục thực hiện Nghị quyết 49, trong đó kết luận: “Giữ nguyên quyền hạn và quy định

rõ hơn nhiệm vụ thực hiện một số hoạt động điều tra của Bộ đội biên phòng, Cảnh

sát biển, Hải quan, Kiểm lâm”

2

.

1 Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị- về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

2 Kết luận 92-KL/TW ngày 12/2/2014 của Bộ chính trị về việc tiếp tục thực hiện NQ 49-NQ/TW

2

Từ sự chỉ đạo của Đảng trong vấn đề cải cách tư pháp cho thấy cần phải sửa

đổi các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam quy định cụ thể về nhiệm

vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Cơ quan Kiểm lâm trong việc tiến hành một số

hoạt động điều tra nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều tra,

xử lý các vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.Vì vậy việc nghiên cứu sâu

thêm về thẩm quyền, trình tự, thủ tục điều tra của Cơ quan Kiểm lâm là hết sức cần

thiết. Kết quả của việc nghiên cứu này giúp chúng ta thấy rõ được những vấn đề bất

cập trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về thẩm quyền, trình tự, thủ tục

khi giao cho các Cơ quan không phải là Cơ quan điều tra chuyên trách tiến hành

điều tra các vụ án hình sự. Từ đó chỉ ra được những vướng mắc trong quá trình điều

tra để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra của Cơ quan

Kiểm lâm trong lĩnh vực điều tra, xử lý các vụ án hình sự. Tất cả các vấn đề trên

đây là lý do tác giả chọn đề tài: “Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm trong điều

tra vụ án hình sự” làm luận văn tốt nghiệp cho mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Theo tìm hiểu và nghiên cứu của tác giả thì cho đến thời điểm hiện nay chưa

có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về vấn đề

thẩm quyền điều tra, thẩm quyền khởi tố bị can, hỏi cung bị can của lực lượng Kiểm

lâm. Vì vậy tác giả tập trung nghiên cứu các tài liệu, sách chuyên khảo cũng như

các bài viết trên các tạp chí, các ấn phẩm của các nhà khoa học, các công trình

nghiên cứu, khóa luận tốt nghiệp có nội dung liên quan đến đề tài này. Trong đó có

thể kể đến:

+ Bài viết “Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến

hành một số hoạt động điều tra trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Một số

kiến nghị, đề xuất” của Thạc sỹ Nguyễn Duy Giảng- Phó vụ trưởng vụ 1- VKSND

Tối cao đăng trên Tạp chí Khoa học Kiểm sát số 02/2014. Bài viết “Quyền hạn điều

tra của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm và lực lượng cảnh sát biển theo

pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam” của Thạc sỹ Ngô Văn Vịnh. Bộ môn pháp luật,

Trường trung cấp Cảnh sát nhân dân VI đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số

04/2014. Bài viết “Về tổ chức Cơ quan điều tra” của Tiến sỹ Trần Đình Nhã đăng

trong Kỷ yếu đề tài khoa học cấp bộ - Viện kiểm sát nhân dân tối cao, 1995. Bài

viết “Một số vấn đề về Cơ quan điều tra” của Thạc sỹ Lê Tiến Châu – Giảng viên

khoa Luật hình sự - Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, đăng trên Tạp chí Khoa

3

học pháp luật số 05/2002. Bài viết “Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự, quá trình

hình thành và phát triển” của tác giả Nguyễn Thị Bắc đăng trên Tạp chí Nghiên cứu

Lập pháp số 57 tháng 8/2005. Bài viết “Điểm mới của Bộ luật tố tụng hình sự và

phương hướng tiếp tục hoàn thiện” của Phó giáo sư – Tiến sỹ Phạm Hồng Hải –

Viện nhà nước và pháp luật đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 11/2011 Bài viết “Hoàn

thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về thẩm quyền, trách nhiệm của các chủ

thể tiến hành tố tụng và việc phân định thẩm quyền hành chính với thẩm quyền tố

tụng trong hoạt động của các Cơ quan tiến hành tố tụng” của Tiến sỹ Từ Văn Nhũ

– đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 05+06/2002. Bài viết “Hoàn thiện quy định của Bộ

luật tố tụng hình sự về thẩm quyền, trách nhiệm của các chủ thể tiến hành tố tụng

và việc phân định thẩm quyền hành chính với thẩm quyền tố tụng trong hoạt động

của các Cơ quan tiến hành tố tụng” của Tiến sỹ Từ Văn Nhũ – đăng trên Tạp chí

Kiểm sát số 05+06/2002…Trong các bài viết này có những nội dung đi sâu phân

tích các quy định của pháp luật tố tụng hình sự quy định về thẩm quyền điều tra các

vụ án hình sự của Cơ quan điều tra và thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự của

các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra (trong đó có cơ quan

Kiểm lâm).

+Bài viết – Hoàn thiện thủ tục Khởi tố vụ án, Khởi tố Bị can trong tố tụng

hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Của GS.TS Đỗ Ngọc Quang – Học viện

CSND - Tạp chí khoa học Kiểm sát số 03- 2012. Luận văn Thạc sỹ: “Khởi tố bị can

và hoạt động Kiểm sát Khởi tố bị can tại Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả

Phạm Văn Đức. Bài viết “Sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về điều tra bổ

sung” của Thạc sỹ Nguyễn Hải Ninh – Giảng viên khoa Luật hình sự trường Đại

học Luật Hà Nội. Tập bài giảng bồi dưỡng kiến thức khoa học điều tra hình sự

(Chỉnh lý bổ sung 2016) của Trường Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát Thành

phố Hồ Chí Minh…Trong đó đã chỉ ra được những vấn đề bất cập và đề xuất những

phương hướng tiếp tục hoàn thiện Bộ luật tố tụng hình sự mục đích nâng cao hiệu

quả công tác khởi tố vụ án, khởi tố bị can và đi sâu phân tích địa vị pháp lý của các

chủ thể ( trong đó có Cơ quan Kiểm lâm) khi tiến hành các hoạt động điều tra các

vụ án hình sự theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu, luận văn và các bài báo nêu trên

chưa có một công trình nghiên cứu, luận văn hoặc bài báo nào nghiên cứu chuyên

4

sâu dưới góc độ lý luận cũng như dưới góc độ thực tiễn về nhiệm vụ và quyền hạn

của Kiểm lâm trong điều tra các vụ án hình sự trong bối cảnh cải cách tư pháp.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Mục đích của luận văn là góp phần làm rõ những vấn đề về lý luận và thực

tiễn về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm lâm khi được giao tiến hành

một số hoạt động điều tra, từ đó đưa ra một số giải pháp đề xuất kiến nghị hoàn thiện

pháp luật góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Cơ quan Kiểm

lâm trong tố tụng hình sự, tạo điều kiện cho lực lượng Kiểm lâm thực hiện tốt nhiệm

vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.

Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên, luận văn phải đi sâu

nghiên cứu các quy định của pháp luật liên quan đến thẩm quyền điều tra, thẩm

quyền Khởi tố bị can, hỏi cung bị can của Kiểm lâm qua đó chỉ rõ những vấn đề còn

vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật, phân tích các cơ sở lý luận và thực

tiễn để giải quyết những vướng mắc, hạn chế đã nêu, đề xuất những biện pháp cụ

thể để giải quyết những vướng mắc.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Là các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự

năm 2003, 2015, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 và Luật tổ chức điều

tra hình sự 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm lâm

trong điều tra vụ án hình sự.

Phạm vi nghiên cứu: Về nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan Kiểm lâm

trong điều tra vụ án hình sự được pháp luật quy định nhiều nhiệm vụ, quyền hạn

nhưng tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu 02 vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ

quan Kiểm lâm đó là:

+ Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự của Cơ quan Kiểm lâm

+ Quyền khởi tố bị can và hỏi cung bị can của Cơ quan Kiểm lâm

Phạm vi về thời gian: Từ khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Pháp lệnh

điều tra hình sự năm 2004 có hiệu lực thi hành.

- Luận văn khảo sát, thống kê, đánh giá các thông tin và số liệu thực tiễn việc

điều tra, xử lý các vụ án hình sự của lực lượng Kiểm lâm trên địa bàn một số tỉnh từ

năm 2010 đến năm 2016.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!