Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Người đại diện phần vốn nhà nước đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần sau cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------∞0∞--------
PHAN KIM PHƯỢNG
NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC
ĐỒNG THỜI LÀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SAU CỔ PHẦN HÓA
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------∞0∞--------
PHAN KIM PHƯỢNG
NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC
ĐỒNG THỜI LÀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SAU CỔ PHẦN HÓA
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số chuyên ngành: 8 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT KINH TẾ
Giảng viên hướng dẫn: TS. DƯ NGỌC BÍCH
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, với sự
hướng dẫn khoa học của Giảng viên TS. Dư Ngọc Bích . Các kết quả nghiên cứu nêu trong
Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các tài liệu và trích dẫn
trong Luận văn bảo đảm tính chính xác và có nguồn gốc tin cậy, trung thực.
Tác giả
Phan Kim Phượng
ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến TS. Dư Ngọc Bích là
người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn cho tôi cả về chuyên môn
và phương pháp nghiên cứu, đồng thời đã dìu dắt và chỉ dẫn tôi nhiều kinh nghiệm trong
quá trình nghiên cứu luận văn.
Tác giả xin chân thành gửi lời biết ơn sâu sắc đến Quý Thầy, Cô trong Khoa
Luật và Khoa sau Đại học Trường Đại Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh, bạn bè đồng
nghiệp đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu để hoàn thiên luận văn.
Sau cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến gia đình đã luôn tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi tham gia học tập và nghiên cứu đề tài luận văn.
Luận văn là cả một quá trình học tập và nghiên cứu ở nhà trường, kết hợp với
kinh nghiệm trong công tác bằng với sự nhiệt huyết và miệt mài cố gắng của bản thân.
Mặc dù, với khả năng và sự nỗ lực của chính mình để tìm tòi, học hỏi và nghiên
cứu đề tài, tuy nhiên tác giả nhận thấy vẫn còn thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được
sự góp ý chân thành của Quý Thầy, Cô và bạn bè để Luận văn được hoàn thiện hơn.
TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2020
Tác giả luận văn
Phan Kim Phượng
iii
TÓM TẮT
Sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước nói chung và
cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nói riêng ở Việt Nam đóng một vai trò rất quan
trọng giúp nâng cao hiệu quả kinh tế và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Đối với
Công ty cổ phần có phần vốn nhà nước chiếm đa số trên vốn điều lệ, thì thông thường
Người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần cũng đồng thời là người đại diện
theo pháp luật, với vai trò vừa là cổ đông quản lý bảo toàn và phát triển vốn nhà nước,
vừa là người quản lý điều hành tại doanh nghiệp. Vậy, người đại diện sẽ thực hiện vai
trò của mình thế nào để đảm bảo tốt nhất đó là lý do tác giả chọn đề tài: “Người đại
diện phần vốn nhà nước đồng thời là Người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ
phần sau cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước” là đề tài nghiên cứu thạc sĩ.
Để tìm hiểu rõ vai trò của người đại diện trước hết tác giả tìm hiểu về những lý
luận có liên quan đến đề tài: công ty cổ phần, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, cơ
quan đại diện chủ sở hữu, người đại diện phần vốn nhà nước và người đại diện theo
pháp luật, trên cơ sở đó tác giả tìm hiểu quy định pháp luật về người đại diện như: tiêu
chuẩn và điều kiện, quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của người đại diện và những minh
họa thực tiễn. Qua đó sẽ thấy những bất cập pháp luật về: quyền lợi của người đại diện
: tiền lương, thưởng; việc cử lại người đại diện; trách nhiệm của người đại diện về chế
độ báo cáo, xin ý kiến,…và có những đề xuất định hướng hoàn thiện về người đại diện
vốn nhà nước cho phù hợp.
Với đề tài về người đại diện công ty cổ phần đã có nhiều tác giả trước đó nghiên
cứu dưới gốc độ là người đại diện theo pháp luật, tác giả tập trung nghiên cứu về người
đại diện dưới khía cạnh người đại diện phần vốn nhà nước không chỉ được quy định
trong Luật doanh nghiệp mà còn được điều chỉnh bởi những quy định khác như Luật
quản lý, sử dụng vốn nhà nước, và những văn bản khác có liên quan đến người đại diện
vốn. Đây là vấn đề tác giả cần nghiên cứu về người đại diện với hai vai trò trên vừa
phải quản lý điều hành doanh nghiệp vừa là cổ đông đại diện vốn chịu sự quản lý của
cơ quan đại diện chủ sở hữu. Thực tế, khó giải quyết đồng thời cả hai vấn đề trên đó
chính là lý do tác giả cần nghiên cứu trong luận văn của mình.
SUMMARY
Rearranging, reforming and improving the efficiency of state-owned
enterprises in general and the equitization of state-owned enterprises in particular
in Vietnam play a very important role in enhancing economic efficiency and
competitiveness of the economy. For a joint stock company with the majority of
the state capital on the charter capital, normally the representative of state capital
in the joint stock company is also the legal representative, with the role of
Managing shareholders, preserving and developing state capital, are both an
executive manager at the enterprise. Therefore, how the representative will perform
his/her role to ensure the best is the reason why the author chose the topic: “The
representative of state capital is concurrently the legal representative of a joint
stock company after equitization of state-owned enterprises” is master research
topic.
In order to understand clearly the role of the representative, the author must
first find out about theories related to the topic: joint stock companies, the
equitization of state-owned enterprises, the representative agency of the owner, the
representative of the state capital share and the legal representative, on that basis,
the author goes to find out the legal provisions on the representative such as:
standards and conditions, rights and obligations, responsibilities of the person
representations and practical illustrations. Thereby, you will see the inadequacies
of the law on the rights of the representative agency: salary, bonus; re-appointment
of a representative; responsibility of the representative about the reporting regime,
asking for opinions,… and making recommendations for a suitable return on the
state capital representative.
With the topic of the representative of joint stock company, which has had
manyauthors previously researching under the degree of being the legal
representative, the author focuses on research on the representative in terms of the
representative of state capital not only regulated in the Enterprise Law but also
regulated by other regulations such as the Law on management and use of state
capital, Decrees and Circulars relating to capital representatives. This is an issue
that the author needs to research about the representative with two above roles who
must both manage and operate the enterprise and be a representative shareholder,
which is under the management of the representative agency. In fact, it is difficult
to solve both problems at the same time, which is the reason why the author needs
to research in thesis.
MỤC LỤC
trang
Lời cam đoan ........................................................................................................i
Lời cảm ơn ...........................................................................................................ii
Tóm tắt ............................................................................................................... iii
Mở đầu .................................................................................................................1
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC
ĐỒNG THỜI LÀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN SAU CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC .............8
1.1 Khái quát chung về người đại diện phần vốn nhà nước đồng thời là
người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần sau cổ phần hóa
doanh nghiệp nhà nước............................................................................8
1.1.1 Những khái niệm liên quan..............................................................8
1.1.2 Tổ chức quản lý công ty cổ phần ...................................................14
1.1.3 Vai trò của người đại diện phần vốn nhà nước đồng thời là người đại
diện theo pháp luật của công ty cổ phần sau cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước ............................................................................16
1.2 Quy định pháp luật về người đại diện phần vốn nhà nước đồng thời là
người đại diện theo theo pháp luật của công ty cổ phần sau cổ phần
hóa doanh nghiệp nhà nước ................................................................21
1.2.1 Quyền của cơ quan đại diện chủ sở hữu..........................................21
1.2.2 Căn cứ xác lập người đại diện phần vốn nhà nước đồng thời là người
đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần sau cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước…………………………………………………....27
1.2.3 Tiêu chuẩn và điều kiện Người đại diện phần vốn nhà nước đồng thời
là người đại diện theo theo pháp luật của Công ty cổ phần sau cổ phần
hóa doanh nghiệp nhà nước ...........................................................29
1.2.3.1 Tiêu chuẩn và điều kiện người đại diện phần vốn nhà nước ..
..................................................................................................... 29
1.2.3.2 Tiêu chuẩn và điều kiện người đại diện theo theo pháp luật
..........................................................................................31
1.2.4 Quyền hạn và nghĩa vụ, trách nhiệm của người đại diện phần vốn nhà
nước đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần
sau cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước .....................................32
1.2.4.1 Quyền hạn và nghĩa vụ, trách nhiệm của người đại diện phần
vốn nhà nước ..........................................................................32
1.2.4.2 Quyền hạn và nghĩa vụ, trách nhiệm và người đại diện theo
pháp luật....................................................................................36
1.2.5 Quan hệ giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu với cổ đông ngoài tại công
ty cổ phần ......................................................................................47
Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN VỀ NGƯỜI ĐẠI
DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC ĐỒNG THỜI LÀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN
THEO PHÁP LUẬT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SAU CỔ PHẦN HÓA
DOANH NGIỆP NHÀ NƯỚC ..........................................................51
2.1 Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về người đại diện phần vốn
nhà nước đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty cổ
phần sau cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước..................................51
2.1.1 Thuận lợi của quy định pháp luật về Người đại diện phần vốn nhà
nước đồng thời là Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần
........................................................................................................52
2.1.2 Những hạn chế quy định pháp luật về Người đại diện phần vốn nhà
nước đồng thời là Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần
.........................................................................................................57
2.2 Định hướng hoàn thiện quy định pháp luật về người đại diện phần vốn
nhà nước đồng thời là người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ
phần sau cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước..................................77
2.2.1 Quan điểm về cải cách doanh nghiệp nhà nước .............................77
2.2.2 Định hướng hoàn thiện chế độ pháp luật về người đại diện phần vốn
nhà nước đồng thời là người đại diện của CTCP sau cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước ......................................................................................79
2.2.2.1 Định hướng hoàn thiện quy định về người đại diện theo pháp
luật của doanh nghiệp..........................................................80
2.2.2.2 Định hướng hoàn thiện về quyền lợi của Người đại diện phần
vốn nhà nước .......................................................................81
2.2.2.3 Định hướng hoàn thiện về về chế độ trách nhiệm của Người
đại diện phần vốn nhà nước.................................................86
Kết luận chung ....................................................................................................91
Tài liệu tham khảo ..............................................................................................93
CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Chữ viết tắt Diễn giải
BLDS : Bộ Luật Dân Sự
BLTTDS : Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự
BKS : Ban Kiểm Soát
CTCP : Công ty cổ phần
CSH : Chủ sở hữu
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cổ đông
LDN : Luật Doanh nghiệp
NĐD : Người đại diện
HĐQT : Hội đồng quản trị
GĐ/TGĐ : Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
SCIC : Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước