Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị tắc động mạch phổi cấp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Tên luận án: “Nghiên cứu chẩn đoán và điều
trị tắc động mạch phổi cấp”
Mã số: 62.72.01.22 –
Chuyên nghành: Hồi sức cấp cứu
Nghiên cứu sinh: Hoàng Bùi Hải
Người hướng dẫn: PGS.TS.Nguyễn Đạt Anh
PGS.TS. Đỗ Doãn Lợi
Cơ sở đào tạo: Đại học Y Hà Nội
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN...................................................................................... 3
1.1. Bệnh sinh bệnh thuyên tắc huyết khối.................................................... 3
1.1.1. Cơ chế bảo vệ ................................................................................... 4
1.1.2. Các kích thích tạo huyết khối........................................................... 6
1.2. Sinh lý bệnh tắc động mạch phổi cấp..................................................... 8
1.2.1. Nhồi máu phổi hay chảy máu phổi .................................................. 8
1.2.2. TĐMP ảnh hưởng đến huyết động................................................... 8
1.2.3. TĐMP ảnh hưởng đến hô hấp ........................................................ 11
1.3. Chẩn đoán tắc động mạch phổi cấp...................................................... 14
1.3.1. Thang điểm lâm sàng ..................................................................... 14
1.3.2. D-dimer và TĐMP ......................................................................... 15
1.3.3. Siêu âm Doppler tĩnh mạch sâu trong chẩn đoán TĐMP .............. 17
1.3.4. Giá trị của siêu âm tim trong chẩn đoán và tiên lượng TĐMP...... 17
1.3.5. Vai trò của CLVT động mạch phổi trong chẩn đoán TĐMP......... 18
1.4. Phân loại tắc động mạch phổi cấp ........................................................ 20
1.5. Điều trị TĐMP...................................................................................... 21
1.5.1. Điều trị hồi sức............................................................................... 21
1.5.2. Điều trị bằng thuốc chống đông..................................................... 23
1.5.3. Điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết .................................................. 32
1.5.4. Một số biện pháp khác trong điều trị tắc động mạch phổi cấp ...... 40
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................. 41
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 41
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu cho mục tiêu 1............................................ 41
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu cho mục tiêu 2............................................ 41
2.2. Các phương tiện phục vụ nghiên cứu ................................................... 42
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................ 43
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu............................................................................... 44
2.5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 44
2.5.1. Phương pháp nghiên cứu................................................................ 44
2.5.2. Các biến số và chỉ số chính của nghiên cứu .................................. 52
2.6. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu....................................................... 53
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................. 57
3.1. Đặc điểm chung .................................................................................... 57
3.1.1. Các đặc điểm nhân trắc .................................................................. 57
3.1.2. Đặc điểm về tiền sử của bệnh nhân................................................ 58
3.1.3. Đặc điểm về xét nghiệm cơ bản..................................................... 59
3.1.4. Các yếu tố liên quan tắc động mạch phổi ...................................... 60
3.2. Lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân TĐMP................................ 63
3.2.1. Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân TĐMP ................................ 63
3.2.2. Thang điểm lâm sàng trong chẩn đoán tắc động mạch phổi cấp ... 65
3.2.3. Cận lâm sàng bệnh nhân TĐMP .................................................... 68
3.3. Nghiên cứu phác đồ điều trị TĐMP của bệnh viện Bạch Mai ............. 82
3.3.1. Các biện pháp điều trị TĐMP ........................................................ 82
3.3.2. Hiệu quả áp dụng quy trình xử trí TĐMP của bệnh viện Bạch Mai.. 85
Chƣơng 4: BÀN LUẬN........................................................................................ 89
4.1. Đặc điểm chung .................................................................................... 89
4.1.1. Đặc điểm nhân trắc......................................................................... 89
4.1.2. Đặc điểm về tiền sử của bệnh nhân................................................ 90
4.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng cơ bản....................................................... 90
4.1.4. Một số yếu tố liên quan.................................................................. 91
4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân TĐMP ................ 94
4.2.1. Đặc điểm lâm sàng ......................................................................... 94
4.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân TĐMP .............................. 99
4.3. Điều trị TĐMP.................................................................................... 115
4.3.1. Tình hình điều trị TĐMP.............................................................. 115
4.3.2. Hiệu quả điều trị........................................................................... 122
KẾT LUẬN.......................................................................................................... 126
KIẾN NGHỊ......................................................................................................... 128
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ ĐƢỢC CÔNG
BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ALĐMP: Áp lực động mạch phổi
aPTT: activated Partial Thromboplastin Time, thời gian thromboplastin
hoạt hoá từng phần
AUC: Area under curve, diện tích dưới đường cong
BN: Bệnh nhân
CLVT: Cắt lớp vi tính
cs: Cộng sự
TĐMP: Tắc động mạch phổi
NT-BNP: Natriuretic peptide type B
ĐMP: Động mạch phổi
HKTMS: Huyết khối tĩnh mạch sâu
HĐÔĐ: Huyết động ổn định
HĐKÔĐ: Huyết động không ổn định
MsCT: Chụp cắt lớp vi tính đa dãy đầu dò (multislide computed
tomography)
MLCT: Mức lọc cấu thận
NNT: Number needed to test
INR: International normalized ratio, chỉ số bình thường hoá quốc tế
của tỷ lệ prothrombin
THA: Tăng huyết áp
TK/TM: Thông khí/tưới máu
TP/TT: Thất phải/thất trái
TLPTT: Trọng lượng phân tử thấp
TTHK: Thuyên tắc huyết khối
RLCN TP: Rối loạn chức năng thất phải
NMCT TP: Nhồi máu cơ tim thất phải
HA: Huyết áp
rtPA: Recombinant tissue plasminogen activator, thuốc tiêu sợi huyết
Xa: Yếu tố X hoạt hoá
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thang điểm Geneva cải tiến.................................................................. 15
Bảng 1.2. Thang điểm Wells.................................................................................. 15
Bảng 1.3. Phân loại TĐMP theo hội tim mạch châu Âu 2008 ........................... 21
Bảng 1.4. Biến chứng chảy máu lớn, so sánh các phác đồ thuốc tiêu sợi huyết
khác nhau .............................................................................................. 39
Bảng 2.1. Phân loại TĐMP được áp dụng trong nghiên cứu............................... 45
Bảng 2.2. Chống chỉ định của thuốc tiêu sợi huyết ............................................. 49
Bảng 2.3. Các biến số và chỉ số chính của nghiên cứu......................................... 52
Bảng 2.4. Ý nghĩa của diện tích dưới đường biểu diễn ROC ............................ 54
Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi, giới, chiều cao, cân nặng bệnh nhân nghiên cứu ...... 57
Bảng 3.2. Tiền sử của các bệnh nhân nghiên cứu ................................................ 58
Bảng 3.3. Đặc điểm về xét nghiệm cơ bản của các bệnh nhân nghiên cứu ....... 59
Bảng 3.4. Một số yếu tố liên quan tắc động mạch phổi cấp................................. 61
Bảng 3.5. Kết hợp các yếu tố liên quan tắc động mạch phổi cấp ........................ 62
Bảng 3.6. Triệu chứng lâm sàng bệnh nhân TĐMP............................................. 63
Bảng 3.7. Thang điểm Wells phân loại theo 3 mức và TĐMP............................ 65
Bảng 3.8. Thang điểm Wells phân loại theo 2 mức và TĐMP............................ 65
Bảng 3.9. Thang điểm Geneva cải tiến phân loại 3 mức và TĐMP.................... 66
Bảng 3.10. Thang điểm Geneva cải tiến phân loại 2 mức và TĐMP.................. 66
Bảng 3.11. D-Dimer trong chẩn đoán tắc động mạch phổi cấp........................... 69
Bảng 3.12. Thay đổi điện tim ở bệnh nhân TĐMP .............................................. 70
Bảng 3.13. Dấu hiệu S1Q3T3 trên điện tim của bệnh nhân TĐMP.................... 71
Bảng 3.14. Liên quan giữa dấu hiệu S1Q3T3 và rối loạn huyết động ở bệnh nhân
TĐMP..................................................................................................... 71
Bảng 3.15. Liên quan giữa dấu hiệu S1Q3T3 với rối loạn chức năng thất phải
trên siêu âm tim ở bệnh nhân TĐMP................................................... 72
Bảng 3.16. Liên quan giữa dấu hiệu S1Q3T3 trên điện tim và thay đổi các dấu ấn
sinh học tim ở bệnh nhân TĐMP ......................................................... 72
Bảng 3.17. Liên quan giữa dấu hiệu S1Q3T3 và mức độ nặng theo phân loại của
hội tim mạch châu Âu 2008 ở bệnh nhân TĐMP ............................... 73
Bảng 3.18. Mô tả các thay đổi về khí máu động mạch ở bệnh nhân TĐMP...... 73
Bảng 3.19. Phân loại các thay đổi thông số khí máu ở bệnh nhân TĐMP.......... 74
Bảng 3.20. Tình hình thay đổi X.quang phổi thẳng ở bệnh nhân TĐMP ........... 75
Bảng 3.21. Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới trên siêu âm Doppler tĩnh mạch
sâu có ép và TĐMP ............................................................................... 77
Bảng 3.22. Liên quan giữa huyết khối tĩnh mạch sâu và TĐMP......................... 78
Bảng 3.23. Kết hợp Wells ≤ 4 điểm và D-Dimer âm tính trong chẩn đoán loại trừ
TĐMP..................................................................................................... 80
Bảng 3.24. Kết hợp thang điểm Geneva ≤ 6 điểm và D-Dimer âm tính trong
chẩn đoán loại trừ TĐMP ..................................................................... 80
Bảng 3.25. Phân loại bệnh nhân TĐMP................................................................ 81
Bảng 3.26. Cải thiện triệu chứng lâm sàng sau điều trị........................................ 85
Bảng 3.27. Cải thiện chỉ số nặng trên MsCT mạch phổi sau điều trị.................. 86
Bảng 3.28. Cải thiện áp lực động mạch phổi trên siêu âm tim sau điều trị......... 87
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố TĐMP theo tháng trong năm ............................................. 60
Biểu đồ 3.2. Một số yếu tố tăng đông máu ở bệnh nhân TĐMP......................... 63
Biểu đồ 3.3. Đường biểu diễn ROC của hai thang điểm...................................... 67
Biểu đồ 3.4. Chẩn đoán khác của các bệnh nhân không TĐMP trên MsCT...... 68
Biểu đồ 3.5. Các thay đổi điện tim ở bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp .......... 70
Biểu đồ 3.6. Một số bất thường về X.quang phổi thẳng ở bệnh nhân TĐMP .... 76
Biểu đồ 3.7. Một số phương pháp hồi sức bệnh nhân TĐMP ............................. 82
Biểu đồ 3.8. Tình hình tử vong của bệnh nhân TĐMP sau 1 tháng điều trị ....... 88
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Vai trò kháng đông của nội mô .............................................................. 5
Hình 1.2. Sơ đồ bệnh học của suy chức năng thất phải do TĐMP ..................... 10
Hình 1.3. Sơ đồ tóm tắt quá trình hình thành D-Dimer ....................................... 16
Hình 1.4. Hình ảnh TĐMP tương ứng giữa phim chụp CLVT và chụp động
mạch phổi............................................................................................... 19
Hình 1.5. Hệ thống tính điểm mới cho CLVT có “mô phỏng” kiểu tính điểm của
Miller dựa vào chụp động mạch phổi ................................................. 20
Hình 1.6. Sơ đồ quá trình tan cục máu đông với sự tham gia.............................. 33
của tiêu sợi huyết..................................................................................................... 33
Hình 1.7. Giảm sức cản mạch phổi theo thời gian ở các phác đồ tiêu sợi huyết .. 38
Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu chẩn đoán TĐMP..................................................... 47
Hình 2.2. Sơ đồ nghiên cứu điều trị TĐMP.......................................................... 51
Hình 3.1. Tắc bán phần thân chung động mạch phổi phải và tràn máu tĩnh mạch
chủ dưới.................................................................................................. 83
Hình 3.2. Huyết khối toàn phần nhánh phân thuỳ dưới ....................................... 83
Hình 3.3. MsCT động mạch phổi trước điều trị tiêu sợi huyết ........................... 84
Hình 3.4. MsCT động mạch phổi sau điều trị tiêu sợi huyết ............................... 84
Hình 3.5. MsCT động mạch phổi trước điều trị.................................................... 86
Hình 3.6. MsCT động mạch phổi sau điều trị....................................................... 86
Hình 4.1. Hình ảnh cục máu khi ho ra của bệnh nhân TĐMP............................. 95
Hình 4.2. Hình ảnh TĐMP do huyết khối thân chung động mạch phổi hai bên....103
Hình 4.3. Hình ảnh TĐMP do huyết khối phân nhánh phân thuỳ dưới VII-IX- X....103
Hình 4.4. Dấu hiệu ứ máu tĩnh mạch chủ dưới trên phim MsCT ở bệnh nhân
TĐMP................................................................................................... 103
Hình 4.5. Dấu hiệu giãn thất phải trên phim MsCT ở bệnh nhân TĐMP......... 103
Hình 4.6. Dấu hiệu S1Q3T3 trên điện tim của ba bệnh nhân TĐMP ............... 108
Hình 4.7. Hình ảnh vòm hoành nâng cao ở trên phim X.quang phổi................ 110
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tắc động mạch phổi cấp (TĐMP) là một bệnh thường gặp và có nguy
cơ gây tử vong cao cho bệnh nhân. Tại Mỹ và châu Âu, tỷ lệ TĐMP mới mắc
là 1,8/1000. Mỗi năm ở Mỹ có khoảng 200 000 người tử vong vì căn bệnh này.
Tổng hợp hầu hết các nghiên cứu giải phẫu bệnh học đã cho thấy chỉ có 30%
TĐMP được chẩn đoán trước tử vong. Nhờ vào những tiến bộ trong chẩn
đoán và điều trị mà từ năm 1990, tỷ lệ tử vong liên quan đến TĐMP ở Mỹ đã
giảm đáng kể so với những năm trước đó [60].
Chẩn đoán xác định TĐMP là một thách thức đối với các bác sỹ lâm
sàng, việc phát hiện nhiều khi là tình cờ. Trước đây, việc chẩn đoán chủ yếu
dựa vào loại trừ các bệnh khác thông qua: các yếu tố nguy cơ, điện tim,
X.quang tim phổi, khí máu động mạch. Các thang điểm lâm sàng như thang
điểm Wells, thang điểm Geneva được đưa ra như một tiếp cận mới cùng với
D-Dimer giúp thầy thuốc lâm sàng sớm có quyết định các bước tiếp theo về
hình ảnh để khẳng định chẩn đoán.
Nếu như mười năm về trước chụp mạch phổi còn là một phương tiện
chẩn đoán không thể thay thế, thì dần dần kỹ thuật này không còn được sử
dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng cũng như trong y văn nữa. Thực tế,
các thăm dò ít xâm nhập hoặc không xâm nhập đóng vai trò chủ đạo trong các
phác đồ chẩn đoán hiện nay. Các kỹ thuật mới như cộng hưởng từ mạch phổi,
chụp cắt lớp vi tính (CLVT) đa dãy đầu dò bắt đầu được ứng dụng trong chẩn
đoán TĐMP. Tuy nhiên ở Việt Nam, những kỹ thuật này mới bước đầu được
cập nhật, và chỉ có ở một số cơ sở y tế chuyên sâu như ở bệnh viện Chợ Rẫy,
năm 2006 báo cáo 22 trường hợp [6], rồi đến bệnh viện Nhân Dân Gia Định,
năm 2009 báo cáo 7 trường hợp được chẩn đoán TĐMP bằng máy CLVT đa
dãy [4].
2
Bên cạnh việc chẩn đoán TĐMP được lưu tâm, thì việc điều trị TĐMP
cũng cần được tiến hành song song. Nhiều nghiên cứu cho thấy, điều trị
TĐMP bằng thuốc chống đông rất hiệu quả và làm giảm rõ rệt tỷ lệ tử vong,
đồng thời rất hiếm gặp các biến chứng nặng. Dùng thuốc tiêu sợi huyết, rt-PA
đang được ứng dụng rộng rãi trên thế giới theo 2 phác đồ là dùng 100 mg
trong vòng 2 giờ và dùng 0,6 mg/kg trong vòng 20 phút. Tuy nhiên phác đồ
truyền liên tục trong vòng 15 phút cho thấy hiệu quả và đỡ tốn kém hơn và ít
biến chứng chảy máu [60].
Hiện nay, ở nước ta việc chẩn đoán và điều trị TĐMP vẫn còn chưa
thành hệ thống, việc nghiên cứu các kỹ thuật mới trong xử trí TĐMP chỉ dừng
lại ở một số bệnh viện có trang thiết bị hiện đại. Vai trò của lâm sàng, của cận
lâm sàng cơ bản cũng như tính hiệu quả, an toàn của các biện pháp điều trị
TĐMP như thế nào vẫn còn là câu hỏi lớn chưa được trả lời.
Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chẩn
đoán và điều trị tắc động mạch phổi cấp”. Nhằm mục tiêu:
1. Khảo sát giá trị của các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trong chẩn
đoán tắc động mạch phổi cấp.
2. Đánh giá hiệu quả điều trị tắc động mạch phổi cấp theo quy trình điều trị
của bệnh viện Bạch Mai.
3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
Tắc động mạch phổi là hiện tượng động mạch phổi hoặc một trong các
nhánh của nó bị tắc do các chất di chuyển từ nơi khác đến như huyết khối,
khối u, khí hoặc mỡ. TĐMP không do huyết khối thì hiếm gặp. Trong nghiên
cứu của chúng tôi, cũng như đa số nghiên cứu trên thế giới thường chỉ đề cập
đến TĐMP do huyết khối.
TĐMP được phân loại thành TĐMP cấp và TĐMP mạn. Bệnh nhân bị
TĐMP cấp biểu hiện triệu chứng ngay sau khi động mạch phổi bị tắc, theo
Hiệp hội tim mạch châu Âu thì triệu chứng khởi phát sau 14 ngày nếu có chỉ
định thuốc tiêu sợi huyết vẫn còn hiệu quả. Vì thế có thể xem TĐMP cấp khi
biểu hiện triệu chứng trong vòng 14 ngày. Ngược lại, bệnh nhân bị TĐMP
mạn tính biểu hiện triệu chứng khó thở từ từ nặng dần, tiến triển kéo dài hàng
năm do tăng áp lực động mạch phổi [144]. Trong luận án chúng tôi thống nhất
dùng thuật ngữ TĐMP để chỉ TĐMP cấp.
1.1. Bệnh sinh bệnh thuyên tắc huyết khối
Năm 1859, Rudolph Virchow là người đầu tiên ghi nhận rằng cục máu
đông trong động mạch phổi của người được mổ tử thi có nguồn gốc từ huyết
khối tĩnh mạch. Hiện tượng này được tác giả đặt tên là huyết tắc (embolia).
Cũng chính Virchow là người đầu tiên mô tả tam chứng bệnh học của hiện
tượng huyết khối tĩnh mạch đó là: tăng đông máu, ứ trệ tuần hoàn và tổn
thương thành tĩnh mạch, mà ngày nay chúng ta gọi là tam chứng Virchow.
Huyết khối có thể được hình thành ở hệ tĩnh mạch nhiều nơi, nhưng thông
thường hay xuất hiện ở hệ tĩnh mạch nông hoặc sâu của chi dưới. Huyết khối
ở hệ tĩnh mạch nông thường phát triển trên nền giãn tĩnh mạch, thường khởi
phát và kết thúc một cách tự nhiên không cần can thiệp gì. Ngược lại huyết
khối ở tĩnh mạch sâu có tính chất nguy hiểm hơn, đa số được hình thành ban
4
đầu ở khoeo, tại xoang tĩnh mạch hoặc van tĩnh mạch. Huyết khối ở khoeo
thường không có biểu hiện triệu chứng cho đến khi gây tắc nghẽn dòng máu
và viêm thành mạch. Dòng máu bị tắc do huyết khối lan rộng đến khoeo và
đùi. Trong đó huyết khối tĩnh mạch sâu đoạn gần có triệu chứng rõ hơn huyết
khối vùng khoeo và có xu hướng dẫn đến TĐMP hơn [105].
Huyết khối tĩnh mạch được cấu thành từ fibrin và tế bào máu, hình
thành trong điều kiện áp lực thấp, thành phần của huyết khối tĩnh mạch chủ
yếu có hồng cầu, lưới fibrin và tương đối ít tiểu cầu. Ngược lại, được hình
thành trong điều kiện áp lực cao, nên thành phần huyết khối động mạch lại
chủ yếu là tiểu cầu ngưng tập với nhau, cùng với một lượng nhỏ fibrin. Fibrin
là thành phần chính của huyết khối tĩnh mạch nên thuốc chống đông là nền
tảng cho điều trị và dự phòng bệnh lý thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch [41].
Ngược lại, điều trị và dự phòng huyết khối động mạch giàu tiểu cầu phải dùng
thuốc chống ngưng tập tiểu cầu, thường dùng phối hợp với thuốc chống đông.
Huyết khối được hình thành khi có sự bất tương xứng giữa cơ chế bảo
vệ và cơ chế kích thích tạo huyết khối:
1.1.1. Cơ chế bảo vệ
1.1.1.1. Đặc tính chống tạo huyết khối nội mô
Nội mô toàn vẹn có tính chất kháng huyết khối (hình 1.1), nội mô
không hoạt hóa tiểu cầu, không hoạt hoá đông máu, nội mô phối hợp với các
chất ức chế hệ đông máu, phòng ngưng tập tiểu cầu và khởi động tiêu sợi
huyết tự nhiên. Khả năng này của lớp nội mô mạch máu có thể bị mất đi nếu
như các tế bào nội mô bị hoạt hóa và tổn thương.
5
Hình 1.1. Vai trò kháng đông của nội mô [62]
1.1.1.2. Con đường chống đông xuất hiện tự nhiên
* Hệ thống tiêu sợi huyết
Tiêu sợi huyết được khởi động bắt đầu bởi yếu tố hoạt hóa mô kích
thích chuyển plasminogen ở dạng tiền enzyme không hoạt động thành
plasmin. Sau đó plasmin phát huy tác dụng tiêu sợi huyết thông qua việc
giáng hóa các fibrin thành sản phẩm giáng hóa của fibrin tan được [23]. Hai
yếu tố hoạt hóa plasminogen khác nhau được tìm thấy trong máu là t - PA và
u – PA (plasminogen urokinase). Cả hai yếu tố này được giải phóng từ tế bào
nội mô. Bạch cầu đơn nhân cũng tổng hợp và giải phóng u - PA và trình diện
annexin II trên bề mặt của chúng [81]. Chất u - PA được giải phóng di chuyển
đến receptor u - PA trên bề mặt tế bào, nơi annexin II hoạt động như một
receptor của t - PA và plasminogen tại đây nó xúc tác để chuyển plasminogen
thành plasmin. Plasmin bề mặt tế bào đảm bảo để giáng hóa protein matrix
ngoại bào thông qua sự di chuyển từ khoảng nội bào vào mô. Hệ tiêu sợi
huyết được điều hòa ở hai mức độ: yếu tố hoạt hóa plasminogen bị ức chế bởi
yếu tố ức chế hoạt hóa plasminogen, quan trọng nhất là PAI-1. Plasmin lưu
hành bị bất hoạt đầu tiên bởi 2- antiplasmin. Yếu tố ức chế plasmin thứ phát
bao gồm 2 - macroglobulin và 1 - antitrypsin [23].
6
* Dòng máu
Dòng máu tĩnh mạch trở về từ chi dưới được thuận lợi hơn nhờ sự co
bóp của cơ vùng bắp chân. Hệ thống van tĩnh mạch sâu giữ cho dòng máu đi
lên trên từ dưới chân. Van tĩnh mạch không có mạch nuôi riêng mà được nuôi
dưỡng từ máu tĩnh mạch. Tình trạng ứ trệ tĩnh mạch, áp lực oxy trong máu
giảm, làm giảm oxy cung cấp cho van tĩnh mạch. Trong điều kiện thiếu oxy,
tế bào nội mô xuất hiện kiểu hình tiền huyết khối, trình diện yếu tố mô và các
yếu tố hoạt hóa đông máu [29]. Khi dòng máu bị tổn thương, các yếu tố kích
hoạt đông máu chồng chéo làm tăng nguy cơ huyết khối. Các hiện tượng này
có thể giải thích cho xu hướng hình thành huyết khối tĩnh mạch tại các xoang
tĩnh mạch của bắp chân hoặc tại túi núm của van tĩnh mạch sâu bắp chân.
1.1.2. Các kích thích tạo huyết khối
1.1.2.1. Hoạt hóa đông máu
Yếu tố đông máu lưu hành ở dạng enzym không hoạt động. Mỗi enzym
khi được chuyển sang dạng enzym hoạt động sẽ hoạt hóa enzym tiếp theo
trong con đường đông máu. Mặc dù hệ thống đông máu có thể được khởi phát
qua con đường nội sinh và ngoại sinh, trong cơ thể (in vivo) việc khởi động
này qua trung gian yếu tố mô và xảy ra thông qua con đường ngoại sinh.
1.1.2.2.Tổn thương thành mạch máu
Thành mạch bình thường có đặc tính chống đông, nhưng khi nội mô
mạch máu bị phá hủy hoặc tổn thương có thể kích hoạt hoạt hóa tiểu cầu và
đông máu. Thành mạch máu bị tổn thương trực tiếp trình diện yếu tố mô và
protein dưới nội mô. Yếu tố mô trình diện mang yếu tố VIIa và khởi động
đông máu [31].
Sử dụng băng quấn ở đùi trong mổ thay khớp gối làm tăng ứ trệ tĩnh
mạch và thiếu oxy bắp chân, điều này có thể giải thích cho tỷ lệ mới mắc
huyết khối tĩnh mạch sâu cao ở nhóm bệnh nhân này [42].
7
Nếu có thêm chấn thương trực tiếp và thiếu oxy, tế bào nội mô có thể bị
hoạt hóa do trình diện với endotoxin, cytokin viêm, như IL-1 và TNF, và sản
phẩm đông máu, đặc biệt thrombin. Trong điều kiện thiếu oxy, tế bào nội mạc
có thể sinh ra protease sau đó tham gia vào hoạt hóa trực tiếp yếu tố X [31], từ
đó làm tăng sinh ra thrombin. Tổng hợp đồng thời và giải phóng PAI-1 làm
tổn thương tiêu sợi huyết cục bộ. Rối loạn tế bào nội mô cũng tổng hợp
endothelin là chất gây co mạch cục bộ và khởi động ngưng kết tiểu cầu.
1.1.2.3. Ứ trệ tĩnh mạch
Ứ trệ tĩnh mạch có thể gây nên do các yếu tố nguy cơ toàn thân và cục
bộ. Yếu tố nguy cơ toàn thân gồm bất động và tăng độ nhớt máu, còn yếu tố
nguy cơ tắc nghẽn, giãn tĩnh mạch là các yếu tố nguy cơ cục bộ, tất cả đều
đóng góp vào ứ trệ tĩnh mạch. Khi bệnh nhân nằm bất động lâu máu bị ứ lại
tại các van tĩnh mạch bắp chân, vì khi nằm ngửa các van này bị giãn ra. Tính
quan trọng của bất động lâu trong cơ chế bệnh sinh huyết khối tĩnh mạch nổi
bật khi quan sát những trường hợp phẫu thuật tử thi, nghiên cứu nhận thấy tỷ
lệ hiện mắc huyết khối tăng lên ở những bệnh nhân nằm liệt giường trên một
tuần trước khi chết [49]. Ứ trệ tĩnh mạch có vẻ là yếu tố nguy cơ chính xuất
hiện ở bệnh nhân huyết khối khi ngồi phương tiện giao thông dài (máy bay,
xe ô tô đường dài) [42]. Nguy cơ huyết khối tăng lên đáng kể nếu hành khách
đi máy bay trên 6 giờ, và các nghiên cứu gợi ý rằng nguy cơ giảm đi nếu hành
khách dùng tất chun áp lực [12], [127].
Tăng độ nhớt máu gây tăng ứ trệ tĩnh mạch mà không làm giãn tĩnh mạch.
Tăng độ nhớt máu biểu hiện tăng hematocrit gặp trong đa hồng cầu. Tăng
gammaglobulin máu, rối loạn protein máu, tăng fibrinogen cũng gây tăng độ
nhớt máu. Hiện tượng này cần được lưu ý như là nguy cơ huyết khối. [56].
Tắc nghẽn tĩnh mạch là nguy cơ huyết khối tĩnh mạch, ví dụ ở bệnh
nhân có u tiểu khung. Tắc nghẽn tĩnh mạch kéo dài sau khi bị huyết khối tĩnh