Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu chẩn đoán lao kháng thuốc isoniazid bằng phương pháp xác định đột biến trên gen katG và gen inhA từ các chủng vi khuẩn lao phân lập tại Miền Trung - Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
_____________ ______________
TRỊNH QUỐC PHƯƠNG
NGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN LAO KHÁNG THUỐC
ISONIAZID BẰNG PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘT BIẾN TRÊN GEN
KATG VÀ GEN INHA TỪ CÁC CHỦNG VI KHUẨN LAO PHÂN LẬP
TẠI MIỀN TRUNG – VIỆT NAM
LUẬ N VĂN THẠ C SỸ CÔNG NGHỆ SINH HỌ C
Thái Nguyên – 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
_____________ ______________
TRỊNH QUỐC PHƯƠNG
NGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN LAO KHÁNG THUỐC
ISONIAZID BẰNG PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘT BIẾN TRÊN GEN
KATG VÀ GEN INHA TỪ CÁC CHỦNG VI KHUẨN LAO PHÂN LẬP
TẠI MIỀN TRUNG – VIỆT NAM
Chuyên ngành : Công nghệ sinh học
Mã số : 60.42.80
LUẬ N VĂN THẠ C SỸ CÔNG NGHỆ SINH HỌ C
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nghiêm Ngọc Minh
Thái Nguyên – 2011
Luận văn thạc sỹ Trịnh Quốc Phương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm do vi trùng lao (còn gọi là vi trùng Koch hay
BK) gây ra, có thể lây nhiễm từ ngƣời bệnh sang ngƣời lành. Bệnh có thể gặp ở tất
cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80 -
85%) và là nguồn lây chính cho ngƣời xung quanh, nhƣng nó cũng dễ ảnh hƣởng
đến hệ thần kinh trung ƣơng dẫn đến bệnh lao màng não, ảnh hƣởng hệ bạch huyết,
hệ tuần hoàn dẫn đến bệnh lao kê.
Bệnh có thể chữa khỏi mà không để lại di chứng nếu nhƣ đƣợc phát hiện sớm,
điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu ngƣời bệnh điều trị không đúng cách (bỏ dở điều trị
hoặc dùng thuốc không đúng theo chỉ dẫn của thầy thuốc) sẽ gây hậu quả nghiêm
trọng nhƣ: Bệnh không khỏi, dễ để lại di chứng hoặc gây tử vong; gây ra hiện tƣợng
kháng thuốc, nguy hiểm nhất là kháng đa thuốc làm cho việc điều trị càng khó khăn
và tốn kém hơn; tiếp tục là nguồn lây nhiễm trong cộng đồng.
Việc điều trị lao đa kháng thuốc rất phức tạp và khó khăn. Chi phí điều trị
cao, thời gian điều trị kéo dài. Tỷ lệ khỏi bệnh thấp, tỷ lệ bỏ trị và tử vong của bệnh
nhân cao.
Hiện nay, để chẩn đoán vi khuẩn lao kháng thuốc các cơ sở y tế trong nƣớc
vẫn phải dựa vào phƣơng pháp nuôi cấy vi khuẩn lao và làm kháng sinh đồ kéo dài
ít nhất 4 - 6 tuần nhƣ vậy sẽ gặp khó khăn trong việc điều trị.
Sinh học phân tử đang tạo ra những đột phá trong chẩn đoán vi khuẩn lao
kháng thuốc và khắc phục đƣợc những nhƣợc điểm trên. Thời gian chẩn đoán có thể
rút ngắn xuống còn vài ngày với độ nhạy và độ đặc hiệu cao.
Kháng thuốc là do xảy ra đột biến trong các khu vực của hệ gen MTB, nhƣ:
katG, inhA, ahpC, kasA và ndh liên quan đến tính kháng isoniazid (INH), ropB
kháng rifampicin (RIF), embB kháng ethambutol (EMB), pncA kháng pyzamid
(PZA) và rpsL, rrs liên quan đến tính kháng streptomycin (STR).
Luận văn thạc sỹ Trịnh Quốc Phương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:
"Nghiên cứu chẩn đoán lao kháng thuốc isoniazid bằng phương pháp xác định
đột biến trên gen katG và gen inhA từ các chủng vi khuẩn lao phân lập tại Miền
Trung - Việt Nam ".
2. Mục tiêu nghiên cứu
Phát hiện đột biến trên gen katG và gen inhA liên quan đến tính kháng isoniazid
ở các chủng lao nghiên cứu.
3. Nội dung nghiên cứu
- Tách chiết DNA tổng số từ mẫu đờm của các bệnh nhân
- Kiểm tra độ tinh sạch của DNA tổng số bằng đo OD260nm / 280nm = 1,8 -
2,2
- Nhân bản đoạn gen katG và gen inhA từ các chủng vi khuẩn lao nghiên cứu
- Tạo vector tái tổ hợp và biến nạp vào tế bào vi khuẩn E.coli
- Tách dòng gen katG và gen inhA
- Giải trình tự gen katG và gen inhA
- Phát hiện, phân tích đột biến trên gen katG và gen inhA liên quan đến tính
kháng thuốc isoniazid ở các chủng vi khuẩn lao nghiên cứu.
Luận văn thạc sỹ Trịnh Quốc Phương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
Chƣơng 1. TỔ NG QUAN TÀI LIỆ U
1.1 Tình hình bệnh lao
1.1.1. Tình hình bệnh lao trên thế giới
Nhƣ chúng ta đã biết , lao là mộ t trong nhƣ̃ng bệnh nhiễm trùng mãn tính
xuất hiện sớm nhất ở loài ngƣời và có khả năng lây truyền trong cộ ng đồng , là mối
đe dọa lớn với tất cả mọi ngƣời trên hành tinh này . Nếu không có sƣ̣ kiểm soát củ a
con ngƣời bằng nhƣ̃ng phƣơng pháp và công cụ hƣ̃u hiệu, bệnh lao có thể bùng phát
nhƣ mộ t bệnh dịch nguy hiểm , làm chết nhiều ngƣời và tác động xấu đến sự phát
triển kinh tế xã hộ i.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 2,2 tỷ ngƣời đã nhiễm lao (chiếm 1/3 dân
số thế giới ), tỷ lệ điều trị thành công trên 85% bằng hoá trị liệu , nhƣng tỷ lệ phát
hiện chỉ đạt 37% số bệnh nhân ƣớc tính . Nhƣ vậy , còn rất nhiều bệnh nhân lao
không đƣợ c chƣ̃a trị đa ng tiếp tụ c lây lan cho cộ ng đồng và theo ƣớc tính củ a Tổ
chƣ́c Y tế Thế giới (TCYTTG), mỗi năm có thêm 1% dân số thế giới bị nhiễm lao
(65 triệu ngƣời) [3], [11].
Năm 1993, Tổ chƣ́c Y tế Thế giới (TCYTTG) đã tuyên bố tình trạn g khẩn
cấp toàn cầu củ a bệnh lao và mối hiểm họa của nó trong tƣơng lai là bệnh lao kháng
thuốc [3], [11].
Năm 2005, TCYTTG ƣớc tính khu vƣ̣ c Đông Nam Á có 4,8 triệu bệnh nhân
lao. Trong đó số ca bệnh nhân lao mắc mới là gần 3 triệu, chiếm 34% toàn cầu. Số
ngƣời chết ở Đông Nam Á lá 512000 ngƣời, chiếm 1/3 toàn thế giới . Châu Phi có
số bệnh nhân lao là 3,8 triệu ngƣời ; số ca mới mắc là 2,5 triệu; số chết do bệnh lao
là 544000. Hai khu vƣ̣ c này có tình hình mắc lao nặng nề nhất thế giới [15].
WHO dƣ̣ báo chi phí điều trị cho bệnh nhân lao ở 27 nƣớc có số bệnh nhân
đông nhất sẽ lên đến 16 tỷ USD trong vòng 6 năm tới và coi bệnh lao là vấn đề y tế
cộ ng đồng, là một trong nhƣ̃ng nguyên nhân chính gây tƣ̉ vong trên thế giới. Không
nhƣ̃ng thế, nhiều vấn đề mới nảy sinh , thậm chí đƣợ c đánh giá là nghiêm trọ ng trên
Luận văn thạc sỹ Trịnh Quốc Phương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
toàn cầu làm cho công tác phòng , chống lao gặp khó khăn , đe dọa phá vỡ nhƣ̃ng
thành quả đạt đƣợ c . Báo cáo của WHO đƣợc đƣa ra dựa trên thông tin thu thập
trong thời gian từ 2002-2006 ở 1/2 các nƣớc trên thế giới do các nƣớc còn lại không
hợp tác. Chẳng hạn tại Châu Phi chỉ có 6 nƣớc cung cấp thông tin về lao kháng
thuốc cho WHO. Trƣớc tình hình trên, WHO thúc giục các quốc gia và tổ chức từ
thiện trên thế giới tập trung đầu tƣ vào DOTS- một chiến dịch chuẩn hóa cách phát
hiện, điều trị đƣợc mở rộng. Đồng thời tổ chức y tế này cũng vừa đƣa ra chƣơng
trình DOTS- Plus (chƣơng trình DOTS mở rộng) liên quan đến việc sử dụng thuốc
đa dạng nhằm chống lại các dòng MDR. Việc kiểm soát dịch bệnh ở từng nƣớc sẽ
không thể ngăn chặn sức kháng thuốc của khuẩn lao, chỉ có sự đầu tƣ đồng bộ vào
các chiến dịch phòng chống bệnh trên toàn thế giới mới phát huy tác dụng [3], [13].
Tƣ̀ năm 2000 đến năm 2008, cơ quan phát triển quốc tế hoa kỳ (USAID) đã
cung cấp gần 900 triệu đô la cho chƣơng trình phòng , chống lao toàn thế giới .
Trong năm tài khoá 2009, USAID đã cung cấp 15 triệu đô l a cho cơ sở sản xuất
thuốc chống lao toàn cầu (DF). Bệnh lao là bệnh củ a ngƣời nghèo , lây lan nhanh
trong cộ ng đồng có điều kiện sống chật chộ i, thiếu vệ sinh, thông khí và dinh dƣỡng
kém. Mƣ́c độ nặng nề củ a bệnh lao đã ản h hƣở ng tới thu nhập quốc dân và chỉ số
phát triển con ngƣời của các quốc gia . Các nghiên cứu về kinh tế y tế cho thấy , mỗi
bệnh nhân lao sẽ mất trung bình 3-4 tháng lao động , làm giảm 20-30% thu nhập
bình quân của gia đình và nó đã tác động tới 70% đối tƣợ ng lao độ ng chính củ a xã
hộ i [3], [6].
Đáng buồn là vào thời điểm hiện tại, đã 129 năm kể từ ngày nhà bác học
ngƣời Đức Robert Koch công bố tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh lao thì căn bệnh
này vẫn chƣa đƣợc khống chế. Có nhiều cách lý giải thực trạng này song chúng ta
thấy đƣợc một số lý do chủ yếu nhƣ sau: Sự xuất hiện và mức độ hoành hành ngày
càng tràn lan của đại dịch HIV/AIDS; tình hình bệnh lao kháng thuốc; sự xuống cấp
của cơ sở y tế điều trị và chăm sóc bệnh nhân lao cũng nhƣ sự thiếu quan tâm đến
công tác phòng , chống lao tồn tại ở một số quốc gia, đặc biệt là những nƣớc kém
hoặc đang phát triển. Thêm vào đó là tình trạng di dân giữa các quốc gia, từ những
Luận văn thạc sỹ Trịnh Quốc Phương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
nƣớc có số ngƣời mắc lao cao sang những nƣớc có số ngƣời mắc lao thấp; tình trạng
di dân, đô thị hóa trong mỗi quốc gia; tình trạng nghèo đói và đặc biệt là các
phƣơng tiện để chẩn đoán và điều trị lao trong nhiều năm qua vẫn chƣa có đổi mới
đáng kể [38].
1.1.2. Tình hình bệnh lao ở Việt Nam
Theo Ủy ban điều phối liên minh phòng , chống lao toàn cầu , Việt Nam xếp
thƣ́ 12 trong 22 nƣớc có gánh nặng bệnh lao trên toàn cầu, cao hơn nhiều bậ c so với
nhiều năm trƣớc đó. Hàng năm, Việt Nam có khoảng 150.000 bệnh nhân lao các thế
hệ xuất hiện và khoảng 12.000 ca đồng nhiễm lao/HIV. Việt Nam là nƣớc có nhiều
bệnh nhân lao đƣ́ng hàng thƣ́ ba ở khu vƣ̣ c Tây Thái Bình Dƣơng , sau Trung Quốc
và Philippin. Tỷ lệ dân số Việt Nam mắc lao là 44%. Tỷ lệ kháng th uốc là 32,5%
khá cao so với trong khu vực . Với nguy cơ mắc lao ƣớc tính hàng năm là 1,7%. Tỷ
lệ chết do lao khá cao : 26/100.000 dân tƣơng đƣơng với 20.000 ngƣời chết do lao
mỗi năm. Nhƣ vậy, ở Việt Nam cứ mỗi ngày có gần 400 ngƣời mắc bệnh lao và 55
ngƣời chết vì bệnh lao. Kết quả điều tra dịch tễ cho thấy nguyên nhân bệnh lao vẫn
tiếp tụ c tăng ở Việt Nam do tỷ lệ lao tăng ở nhóm tuổi trẻ và công tác giám sát lao
chƣa đƣợ c quan tâm đúng mƣ́c, nguồn nhân lƣ̣ c cho công tác phòng, chống lao ngày
càng mai một ; 50% số cán bộ y tế phòng, chống lao cấp huyện chƣa đƣợ c đào tạo...
đang là thƣ̉ thách lớn với công tác phòng, chống lao tại Việt Nam[11].
Một khảo sát vào năm 2004 của chƣơng trình chống lao quốc gia cho thấy
địa phƣơng nào có mật độ và lƣu chuyển dân số đông, y tế tƣ và hiệu thuốc phát
triển thì nơi đó có tỷ lệ điều trị thất bại, tái phát, mãn tính của bệnh lao cũng cao
nhất. Cụ thể số bệnh nhân tái phát và thất bại ở Đà Nẵng là 48, Cần Thơ 195 An
Giang 570 và TP.HCM là 1.664 [2].
Nƣớc ta thuộ c loại trung bình về dịch tễ trên thế giới. Đội ngũ cán bộ chống
lao các cấp hiện nay là 15772 (20/100.000 dân). Số cán bộ này tập trung chủ yếu ở
các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung bộ . Trong khi đó , các tỉnh phía Nam , bao gồm