Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số kết quả nghiên cứu ban đầu về thành phần hóa học trong lá cây Sổ (Dillenia Indica l.)
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
244.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
942

Một số kết quả nghiên cứu ban đầu về thành phần hóa học trong lá cây Sổ (Dillenia Indica l.)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Đinh Thúy Vân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 86(10): 121 - 125

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 121 http://www.lrc-tnu.edu.vn

MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BAN ĐẦU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC

TRONG LÁ CÂY SỔ (DILLENIA INDICA L.)

Đinh Thúy Vân, Nguyễn Thị Mai, Phạm Văn Thỉnh*

Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN

TÓM TẮT

Cây sổ có tên khoa học là Dillenia indica mọc phổ biến ở vùng núi nước ta. Quả sổ dùng làm thức

ăn, làm mứt. Theo Đông y, lá và vỏ cây sổ dùng để làm thuốc nam chữa bệnh. Bằng các phương

pháp sắc kí cột với chất hấp phụ là silicagel đã phân lập được từ cặn chiết n-hexan của lá cây sổ

(Dillenia indica) hai steroit thuộc lớp phytosterol và một tritecpenoit , còn từ cặn chiết etyl axetat

cũng phân lập được hai flavonoit. Cấu trúc hóa học của các hợp chất này được xác định bằng các

phương pháp phổ như ESI-MS, FT-IR, NMR là stigmatsterol; β-sitosterolglucozit, tritecpen là 3β￾hidroxy-lup-20(30)-en-28-oic còn hai flavonoit là 3,5-đihiđroy-4’-metoxy-flavon-7-O-L-glucozyt

và 5,7,4’

-trihyđroxy-6-O-L-glucuzyl-6

-oic-flavon.

Từ khóa: Dillenia indica, stigmatsterol, β-sitosterol, flavonoit, 3,5-đihiđroy-4

’metoxy-flavon-7-O￾L-glucosyllavon; betulinic, 5,7,4’

-trihyđroxy-6-O-L-glucusyl-6

-oic-flavon.

MỞ ĐẦU

Cây sổ còn gọi là cây sổ bà, cây thiên biên,

người Thái gọi là cây co má sản, có tên khoa

học Dillenia indica thuộc họ sổ (Dilleniaceae).

Cây sổ là cây thân gỗ cao tới 20m, vỏ thân xù

xì có những vết sẹo của cuống lá hình lưỡi

liềm, lá to hình bầu dục hai đầu nhọn, mép lá

có răng cưa rất đều, phiến lá dài 13-30cm, rộng

5-10cm, có từ 15-23 đôi gân nổi rất đều rõ ở

mặt dưới. Hoa to, quả hình cầu đường kính

10cm, mang đài tồn tại, phát triển thành bản

dày mọng nước, vị chua, ăn được như chanh.

Mùa hoa tháng 3-5, mùa quả tháng 8-10. Cây

sổ mọc hoang ở vùng rừng núi các tỉnh phía

Bắc nước ta, đặc biệt ở các bờ suối. Phần các

lá đài của quả là phần ăn được, được thu hoạch

để ăn thay các quả chua, có thể dùng để làm

mứt, pha nước uống. Theo Đông y, lá của cây

sổ được thu hái phơi khô dùng làm thuốc giải

độc chữa ho, sốt, phù thũng, đầy bụng. Vỏ cây

sổ sấy khô, đun nước uống có tác dụng chữa

sỏi thận [1]. Thành phần hóa học của cây sổ

Việt Nam còn ít được nghiên cứu. Nghiên cứu

bước đầu cho biết quả sổ có chứa các axit hữu

cơ, vỏ cây sổ có chứa các phytosterol, các

tritecpenoit [2]. Cây sổ có nhiều công dụng cả

trong lĩnh vực thực phẩm và Đông y, nhưng

cho đến nay ở nước ta có rất ít các công trình

Tel: 0912 132563, Email: [email protected]

nghiên cứu chúng. Bài báo này chúng tôi sẽ

thông báo kết quả thành phần một số

tritecpenoit có trong lá cây sổ.

THỰC NGHIỆM

Nguyên liệu

5kg lá sổ mọc bên bờ suối ở huyện Hàm Yên,

Tuyên Quang được TS. Lê Ngọc Công Khoa

sinh trường Đại học sư phạm thẩm định là

loài Dillenia indica L. Mẫu tươi được diệt

men bằng cách sấy nóng ở 1100C trong 10

phút sau đó sấy khô ở nhiệt độ 40-500C đến

khối lượng không đổi thu được 1150 gam.

Phương pháp nghiên cứu.

Mẫu thực vật khô được nghiền nhỏ thành bột,

ngâm chiết bằng dung môi n-hexan ở nhiệt độ

phòng (5 lần, mỗi lần 24 giờ). Thu hồi toàn bộ

dung môi n-hexan, làm khô bằng natri sunfat

khan, cất cô dưới áp suất giảm (để thu hồi

dung môi) đến cặn khô (35g). Phần không tan

trong n-hexan tiếp tục ngâm chiết bằng etyl

axetat ở nhiệt độ phòng (5 lần, mỗi lần 24 giờ).

Phần dung dịch etyl axetat cũng được thu gom

và chế biến tương tự phần n-hexan, thu được

cặn khô (42g). Phần nguyên liệu không tan

trong etyl axetat tiếp tục được ngâm chiết

trong metanol và cũng thu chất như cách thức

trên được (48g).

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!