Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

MIỀN ĐẤT HUYỀN ẢO - Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương - Phần 14 pptx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
215
PHầN XIV
Nhân vật con trâu.- Dù là trong hình thức tôn giáo nào, thì trung tâm cũng là lễ
hiến tế; ỏ Tây Nguyên, hiến tế con trâu là hành vi cúng tế cao nhất, đến mức có thể
nói việc hiến tế các loài khác, dê, lợn, gà chỉ là những sao chép ở bậc thấp hơn. Ấy
là vì con trâu không phải là một con vật như những con vật khác. Trong nhiều
truyền thuyết, ta thấy nó được xem như một con người; cho đến tận ngày nay, nó
vẫn có một cái tên như con người, mà nó là người bạn lao động tốt nhất. Nó là một
nhân vật vừa của Truyền thống vừa của làng hôm nay, nhất là trong thời điểm của
lễ hiến tế lớn, khi nó là đại diện cho gia đình, là nạn nhân trung thành và rất được
trọng vọng.
Trong khi gà hay dê chỉ là đại diện hết sức không trực tiếp cho con người trong
hành vi hiến tế sự sống, thì dưới mắt các Thần, ngay từ trong bản chất của nó, con
trâu đã mang hình ảnh của con người.
Chúng tôi sẽ không mô tả ở đây vô số những chi tiết của một lễ hiến tế đó. Ở đây
chúng ta chỉ sẽ tập trung vào tinh thần của nghi lễ. Cho đến lúc bị giết chết, con
trâu được chăm lo săn đón hết sức ân cần; nó còn được cho nếm cả giọt rượu cần
cuối cùng của người bị kết án chết. Ở vùng Xơđăng, cả gia đình chui qua dưới bụng
con trâu; đàn bà còn trẻ thi chui qua dưới đuôi nó. Ở nhiều tộc người, người ta tiến
hành một đám rước có nhạc quanh con trâu. Con trâu-sứ giả có sứ mệnh dâng lên
các Thần nhận lấy linh hồn nó những lời ta thán và cầu xin của gia đình người hiến
tế. Khi con vật đã bị giết, thịt được đem chia và diễn ra bữa ăn cộng cảm tập họp cả
gia đình, những người khách (có khi cả làng) và các Yang, cùng chính cả con trâu
nữa mà thực thể đã được đồng hóa trong những người dự tiệc. Máu của con vật, là
nơi trú ngụ và dấu hiệu của sự sống, được đem bôi lên những nơi cốt tử trên cơ thể
con người (đầu, cùi tay, đầu gối) để hoàn thiện biểu tượng về sự thể hiện "thánh lễ"
máu, biểu hiện cái dòng chảy duy nhất của sự sống làm sống động cả vũ trụ được
sáng tạo bởi các Thần.
Ta có thể nghĩ phải chăng việc dùng một con trâu, coi như một con người được ủy
thác, để đại diện cho con người tôn giáo, có liên quan với một hệ thống tô-tem xưa
mà nay ta đang chứng kiến một tàn dư. Quả nhiên, ta thấy trong phônclo rất nhiều
liên quan giữa người và các loài vật; ta cũng có thể nhận thấy điều đó trong các
hiện tượng tái đầu thai. Nhưng chúng ta không thể khẳng định đó là thuộc hệ thống
tô-tem; cũng như không thể khẳng dịnh như vậy khi thấy trong Truyền thống Kinh
Thánh, một ông vua được gọi là một con sư tử. Theo chúng tôi đây dường như là