Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

MIỀN ĐẤT HUYỀN ẢO - Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương - Phần 11 pptx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
160
[6] Sửmri = Người-hổ.
[7] Tiếng Xơđăng là khen.
[8] Nốt trầm nhất gọi là me tôt, ré là me, fa là tu, sol la si: Kon. Nói cách khác là: bà,
mẹ, đứa mồ côi, các con.
PHầN XI
Tổ chức đời sống: Gia đình và Xã hội
Aramm is, "tôi sợ sự cô đơn". Ðối với người Tây Nguyên, một người cô đơn là
một người chết. Anh ta cần có xã hội, không phải như kiểu những người phương
Tây không thể sống trên một hoang đảo, trong khi đô thị đã được tổ chức đầy đủ và
lao động đã chuyên môn hóa đến thế. Khi hoàn cảnh bắt buộc, người Tây Nguyên
có thể tự mình làm lấy mọi thứ kỹ thuật; anh ta tự làm lấy nhà, tự làm ruộng, đi săn,
đánh cá và tự chữa bệnh. Tuy nhiên, đắm mình giữa một tự nhiên thù nghịch, bị
những thần linh đáng sợ quấy rầy, anh ta cần đối phó lại bằng số đông, chí ít cũng
là cái tạo nên sức mạnh tinh thần. Mỗi cá thể là một khoảnh khắc của Truyền
thống: cô đơn, anh ta chẳng còn có ý nghĩa gì nữa, gần như không còn tồn tại; anh
ta sinh ra là để chiếm lấy một vị trí trong cái chung, một túp lều trong làng, một
mắt xích trong dòng tiếp nối các thế hệ, để mỗi ngày lại nối tiếp cái tập quán vĩnh
cửu, còn cá nhân của anh ta chẳng quan trọng bao nhiêu.
Xã hội Tây Nguyên được tổ chức chính là trong ý nghĩa đó, theo Truyền thống và
vì Truyền thống, để duy trì nòi giống và để bảo vệ nó. Ðương nhiên trong những
điều kiện ấy sự cố kết của gia đình là quan trọng hàng đầu, làng, gần như đồng nhất
với "gia đình lớn", là một thực thể hơn là bộ lạc, và ở đây người ta không biết đến
một quyền lực tập trung. Nếu ta muốn có những người lãnh tụ đại diện cho một
quyền lực như vậy, ta sẽ không tìm thấy. Những người "lãnh tụ" ở Tây Nguyên có
tính chất gia đình (domestique) hơn là chính trị.
Người đàn ông và người đàn bà
161
Rất kỳ lạ, khởi nguyên không phải là một người đàn ông và một người đàn bà mà là
hai người đàn ông, hay đúng hơn, hai con người vô tính [1]. Adam và Ève của Tây
Nguyên, theo một truyền thuyết, là oung Khot oung Kho, "ông nội Khuot và ông
nội Kho". Các giống chưa được sáng tạo ra và tình trạng đó kéo dài rất lâu, bởi vì
thời đó các Thần chẳng khó nhọc gì trong việc tạo ra liên tục những sinh linh mới
để nối tiếp giống nòi. Nhưng điều đó chẳng phải là hay ho và đã chấm dứt. Con
người biết được rằng các sinh vật quen thuộc có thể giúp mình thoát khỏi tình cảnh
ấy: một số người đi mượn giống của mình nơi những con thằn lằn và trở thành đàn
ông; những người khác thì mượn của con cóc và trở thành đàn bà. Cơ sở của gia
đình đã được thiết lập và từ đó đàn ông sống với đàn bà. Họ biết nhau và sinh ra
con cái; cuộc sống bắt đầu được tổ chức. Nhưng vừa được thiết lập xong, gia đình
đã gặp phải hiểm nguy, bởi vì đàn bà muốn sinh con thì phải mổ bụng. Về sau, thần
cây đa đã dạy cho con người biết sinh sản đúng cách:
"Một người đi tìm dây leo trong rừng. Mệt. anh ta nằm nghỉ trong đám rễ của một
cây đa. Thần cây gọi anh: "Ai đấy? - Tôi đây; tôi đi tìm dây leo. - Ðể làm gì? - Ðể
cột vợ tôi lại, cô ấy sắp đẻ. - Nhưng anh định làm như thế nào?". Và người đàn ông
nói cho thần cây nghe cách làm dã man của anh."Nhưng người mẹ chết thì lấy ai
nuôi con? - Nó sẽ bú đầu gối cha nó."Thần cây liền dạy cho anh ta: "Chẳng phải
làm như vậy đâu; người mẹ phải sống và nuôi con. Hãy cầm lấy cái củ này, đem
nhúng vào nước, rồi đổ nước ấy lên lưng người mẹ; đứa con sẽ lọt ra. Anh hãy cắt
rốn, lau cho mẹ và tắm cho con. Hãy đốt một đống lửa lớn cho con khỏi bị lạnh.
Rồi nấu cháo gạo, cho mẹ nó ăn, để có sữa, mẹ sẽ cho con bú ngay. Ngày hôm sau,
hãy lấy cây mpar(loại cỏ cay) xát vào mắt đứa bé và hãy đặt tên cho nó..."
(truyền thuyết Srê)
Từ đó đàn bà có thể nuôi con và sinh nhiều con. Gia đình đã được thiết lập, một xã
hội đã hình thành. Việc sinh đôi bị coi là một tai họa: phải nuôi thêm đến hai miệng
ăn. Những người đàn bà không muốn sinh đôi tránh châm điếu thuốc của mình vào
điếu thuốc của những người khác, quá hai người, cũng như không hút điếu thuốc
của người khác đã hút trước.
Dầu ở địa vị nào trong xã hội, người đàn bà cũng được ưu đãi, tôn trọng, bảo vệ.