Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

LUẬN VĂN THẠC SỸ HẢI DƯƠNG HỌC PHÂN TÍCH SỐ SỐ LIỆU VIỄN THÁM NHẰM TÌM HIỂU KHẢ NĂNG TẬP TRUNG CỦA
PREMIUM
Số trang
57
Kích thước
13.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1071

LUẬN VĂN THẠC SỸ HẢI DƯƠNG HỌC PHÂN TÍCH SỐ SỐ LIỆU VIỄN THÁM NHẰM TÌM HIỂU KHẢ NĂNG TẬP TRUNG CỦA

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN VĂN HƯỚNG

PHÂN TÍCH SỐ LIỆU VIỄN THÁM NHẰM TÌM

HIỂU KHẢ NẰNG TẬP TRUNG CỦA CÁ NGỪ

ĐẠI DƯƠNG TẠI VÙNG BIỂN

XA BỜ MIỀN TRUNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ: NGÀNH HẢI DƯƠNG HỌC

HÀ NỘI - NĂM 2010

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NGUYỄN VĂN HƯỚNG

PHÂN TÍCH SỐ LIỆU VIỄN THÁM NHẰM TÌM

HIỂU KHẢ NẰNG TẬP TRUNG CỦA CÁ NGỪ

ĐẠI DƯƠNG TẠI VÙNG BIỂN

XA BỜ MIỀN TRUNG

Chuyên ngành: Hải Dương học

Mã số: 60.44.97

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS.TS. ĐINH VĂN ƯU

HÀ NỘI - NĂM 2010

3

LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS Đinh Văn Ưu- Người đã

tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt qua trình thực hiện luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn GS. TS. Đoàn Văn Bộ, GS. TS Phạm Văn

Huấn đã hướng dẫn, chỉ bảo và đóng góp các ý kiễn bổ ích để tôi hoàn thành

tốt bản luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong khoa Khí tượng - Thuỷ

văn - Hải dương học đã cung cấp các kiến thức chuyên môn quý giá và giúp

đỡ tạo điều kiện thuận lợi về trang thiết bị, cơ sở vật chất cho tôi trong suốt

quá trình học tập và nghiên cứu tại đây

Tôi cung chân thành cảm ơn khoa sau đại học trường Đại học Khoa

học Tự nhiên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành khoá học này

Nguyễn Văn Hướng

1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................2

CHƯƠNG 1 ...........................................................................................................................3

NGUỒN SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................3

1.1. khu vực biển nghiên cứu:..........................................................................................3

1.2. Nguồn số liệu số liệu môi trường (nhiệt độ nước biển tầng mặt, hàm lượng

chlorophyll a tầng mặt).....................................................................................................3

1.3. Nguồn số liệu cá ngừ đại dương ................................................................................5

1.4. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................6

CHƯƠNG 2 ...........................................................................................................................8

MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CẤU TRÚC NHIỆT ĐỘ NƯỚC BIỂN ........................................8

TẦNG MẶT VÙNG BIỂN XA BỜ MIỀN TRUNG ............................................................8

2.1. Điều kiện hình thành chế độ khí hậu Việt Nam.........................................................8

2.2. Đặc điểm khí tượng vùng biển Việt Nam...............................................................10

2.2.2. Nhiệt độ không khí ..........................................................................................12

2.2.3. Chế độ gió.......................................................................................................13

2.2.4. Chế độ sóng ...............................................................................................................16

2.3. Biến động và phân bố nhiệt độ ................................................................................17

2.4. Biến đổi dị thường nhiệt nước biển tầng mặt ..........................................................28

2.4. Biến đổi građient ngang nhiệt độ nước biển tầng mặt .............................................33

CHƯƠNG 3 .........................................................................................................................37

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BIẾN ĐỔI HÀM LƯỢNG CHLOROPHYLL A TẦNG MẶT

VÙNG BIỂN XA BỜ MIỀN...............................................................................................37

3.1. Hàm lượng chlorophyll a.........................................................................................37

3.2. Phân bố mặt rộng .....................................................................................................39

CHƯƠNG 4 .........................................................................................................................43

NĂNG SUẤT KHAI THÁC CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG Ở VÙNG BIỂN XA BỜ MIỀN

TRUNG................................................................................................................................43

4.1 Thành phần loài và sản lượng...................................................................................43

4.2 Năng suất khai thác...................................................................................................44

4.3. Xu hướng biến động năng suất khai thác.................................................................45

4.3. phân tích mối liên quan của nhiệt độ và Hàm lượng chlorophyll a và năng suất khai

thác cá ngừ đại dương tại vùng biển miền Trung ...........................................................48

KẾT LUẬN..........................................................................................................................53

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................54

2

MỞ ĐẦU

Nghiên cứu về nguồn lợi hải sản ở vùng biển Việt Nam đã được tiến hành

trong nhiều năm trở lại đây. Đối tượng nghiên cứu đa dạng, bao gồm các loài hải

sản sống ở tầng đáy, các loài nổi nhỏ và cả cá nổi lớn. Trong thành phần nhóm cá

nổi lớn thì cá ngừ được quan tâm nhiều bởi chúng là đối tượng khai thác có giá trị

kinh tế cao đối với các nghề khai thác xa bờ như câu vàng cá ngừ đại dương, lưới rê

khơi, và gần đây là nghề lưới vây khơi. Trong nhiều năm trở lại đây, trong bối cảnh

mà nguồn lợi hải sản ở vùng biển gần bờ đang ngày một suy giảm nghiêm trọng thì

việc phát triển nghề khai thác xa bờ ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Tuy

nhiên, công tác dự báo ngư trường cho nghề khai thác xa bờ ở nước ta còn khá hạn

chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành thủy sản. Hiện nay, đã có

nhiều kết quả nghiên cứu cấu trúc các trường hải dương và mối quan hệ của chúng

với sự tập trung và di cư của cá nhằm phục vụ cho việc dự báo ngư trường khai thác

ngày càng hiệu quả hơn. Đây là cách làm đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả khai

thác đáp ứng kịp thời với nhu cầu phát triển kinh tế của nước ta hiện nay.

Để phân tích cấu trúc các trường hải dương một chi tiết và chính xác thì cần

phải có một chuỗi số liệu liên tục và đủ dầy về mật độ số liệu. Nhằm giải quyết vấn

đề trên, bài luận văn này đã sử dụng số liệu môi trường (số liệu nhiệt độ nước mặt

biển, hàm lượng chlorophyll a tầng mặt) từ nguồn viễn thám phân tích cấu trúc

nhiệt và sự biến động của hàm lượng chlorophyll a tầng mặt, đồng thời luận văn

cũng sử dụng nguồn số liệu này đồng bộ với nguồn số liệu cá ngừ (số liệu thu thập

từ các chuyến điều tra khảo sát do viện nghiên cứu hải sản chủ trì thực hiện từ năm

2000-2008) từ đó phân tích mối quan hệ giữa cá với trường nhiệt độ và chlorophyll

a nhằm tìm hiểu khả năng tập trung của cá ngừ đại dương tại vùng biển xa bờ miền

trung Việt Nam.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!