Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(Luận Văn Thạc Sĩ) Vốn Xã Hội Và Quá Trình Tìm Việc Làmcủa Những Người Giúp Việc Tại Hà Nội Trường
PREMIUM
Số trang
84
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1715

(Luận Văn Thạc Sĩ) Vốn Xã Hội Và Quá Trình Tìm Việc Làmcủa Những Người Giúp Việc Tại Hà Nội Trường

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------------

TRẦN ĐĂNG DƢƠNG

VỐN XÃ HỘI VÀ QUÁ TRÌNH TÌM VIỆC LÀM

CỦA NHỮNG NGƢỜI GIÚP VIỆC TẠI HÀ NỘI -

TRƢỜNG HỢP CHUNG CƢ BẮC LINH ĐÀM

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC

HÀ NỘI, 2020

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------------

TRẦN ĐĂNG DƢƠNG

VỐN XÃ HỘI VÀ QUÁ TRÌNH TÌM VIỆC LÀM

CỦA NHỮNG NGƢỜI GIÚP VIỆC TẠI HÀ NỘI -

TRƢỜNG HỢP CHUNG CƢ BẮC LINH ĐÀM

Chuyên ngành: Việt Nam học

Mã số: 60220113

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS.TS. TRỊNH VĂN TÙNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. ĐẶNG HOÀI GIANG

HÀ NỘI, 2020

LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành một luận văn luôn là một hành trình dài với nhiều thử

thách. Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Đặng Hoài Giang -

cán bộ giảng dạy tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học

Quốc gia Hà Nội, là người trực tiếp hướng dẫn, động viên tinh thần và liên tục

chỉ dạy cả về chuyên môn và phương pháp mà nếu thiếu chúng, tôi không thể

hoàn thành luận văn này.

Tiếp đến, tôi xin gửi lời tri ân đến những cư dân hiện đang cư trú tại

Khu đô thị Bắc Linh Đàm. Trong quá trình khảo sát và phỏng vấn, nhờ sự hợp

tác nhiệt tình của mọi người nên tôi có được những dữ liệu và thông tin cần

thiết để thực hiện đề tài nghiên cứu này.

Cuối cùng, tôi xin nhắc tới người thân, cộng sự và những người bạn với

sự cảm kích sâu sắc vì đã đồng hành cùng tôi trong suốt hành trình đầy khó

khăn vừa qua.

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 1

3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................ 6

4. Phương pháp chọn mẫu và phương pháp nghiên cứu ................................... 7

5. Đóng góp của luận văn.................................................................................. 9

6. Bố cục luận văn ........................................................................................... 10

CHƢƠNG 1: KHÁI NIỆM “VỐN XÃ HỘI” VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÓ

LIÊN QUAN .................................................................................................. 11

1.1 Thuật ngữ “Vốn xã hội”: Lòng tin và Mạng lưới ..................................... 12

1.2 Một số quan điểm phổ biến về khái niệm vốn xã hội ............................... 16

1.2.1 Quan điểm của Pierre Bourdieu ............................................................ 16

1.2.2 Quan điểm của James Coleman & Robert Putman ............................... 17

1.2.3 Quan điểm của Francis Fukuyama........................................................ 19

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng.............................................................................. 20

1.4 Các định chế truyền thống trong xã hội Việt ............................................ 23

1.4.1 Ý niệm “gia đình‟‟ trong tâm thức của xã hội Việt................................ 23

1.4.2 Vai trò của “không gian làng” đối với mạng lưới quan hệ................... 25

Tiểu kết chương 1............................................................................................ 26

CHƢƠNG 2. CHUNG CƢ LINH ĐÀM VÀ NGƢỜI GIÚP VIỆC

GIA ĐÌNH..................................................................................................... 27

2.1 Chung cư Linh Đàm và nhu cầu về lao động giúp việc gia đình............. 27

2.1.1 Khái niệm nhà chung cư và căn hộ chung cư ........................................ 27

2.1.2 Khu đô thị Linh Đàm: vị trí và đặc điểm ............................................... 29

2.1.3 Nhu cầu về lao động giúp việc gia đình................................................. 31

2.2 Người giúp việc gia đình và quá trình tìm việc làm.................................. 36

2.2.1 Định nghĩa và một số đặc điểm chung................................................... 36

2.2.2 Quá trình tìm kiếm việc làm................................................................... 42

Tiểu kết chương 2............................................................................................ 52

CHƢƠNG 3: VỐN XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁC GIAI ĐOẠN TRONG QUÁ

TRÌNH TÌM VIỆC LÀM ............................................................................. 53

3.1 Ảnh hưởng đối với lựa chọn, tiếp cận và xác thực thông tin .................... 53

3.2 Ảnh hưởng đối với quá trình thương lượng và đảm bảo quyền lợi .......... 59

3.3 Ảnh hưởng đối với quá trình thay đổi công việc ...................................... 64

Tiểu kết chương 3............................................................................................ 69

KẾT LUẬN .................................................................................................... 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 73

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Các ý nghĩa của “vốn” và “xã hội” khi đứng độc lập .................... 13

Bảng 2.1: Những bước trong quá trình tìm kiếm việc làm............................. 42

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa lòng tin và vốn xã hội ...................................... 15

Sơ đồ 1.2: Vốn xã hội theo quan điểm của Pierre Bourdieu .......................... 17

Sơ đồ 1.3: Vốn xã hội theo Quan điểm của James Coleman & Robert Putman .... 18

Sơ đồ 1.4: Lòng tin và các nhân tố ................................................................. 21

Sơ đồ 1.5: Các định chế và xã hội .................................................................. 22

Sơ đồ 1.6: Các định chế và các nhân tố.......................................................... 23

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Chung cư truyền thống................................................................... 28

Hình 2.2: Chung cư hiện đại .......................................................................... 28

Hình 2.3: Bản đồ Khu đô thị Bắc Linh Đàm.................................................. 30

Hình 2.4: Không gian sinh hoạt chung ........................................................... 49

Hình 2.5: Không gian kết nối qua mạng xã hội ............................................. 50

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

JD Job Description

Bản mô tả công việc

OECD Organization for Economic Cooperation and

Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

ILO International Labour Organization

Tổ chức Lao động Quốc tế

KDT Khu đô thị

LDGVGD Lao động giúp việc gia đình

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Người giúp việc gia đình là nhóm đối tượng hình thành và phát triển

cùng với quá trình đô thị hóa. Họ di cư góp phần vào sự thay đổi cơ cấu xã hội

đã và đang diễn ra tại các thành phố lớn, đặc biệt là tại Hà Nội. Họ cũng có thể

được xem là một nhóm yếu thế, chịu nhiều thiệt thòi trong quá trình lao động

và có nhiều yếu tố khá đặc thù trong quá trình tìm kiếm công việc. Chính vì

vậy, việc nghiên cứu nhóm đối tượng này không chỉ đem lại những hiểu biết

mới về họ, mà còn đem đến những cách nhìn khác về toàn thể xã hội.

Mặc dù nhóm đối tượng này đã được khai thác bởi một số lượng lớn

các nghiên cứu với các đề tài đa dạng và đã được khai thác nhiều khía cạnh

bằng nhiều phương pháp khác nhau.Tuy nhiên, nhìn chung, các nghiên cứu

tiếp cận từ góc độ ảnh hưởng của vốn xã hội là chưa phổ biến. Nguyên nhân

một phần là do khái niệm vốn xã hội là tương đối mới mẻ và chưa có sự thống

nhất về nội hàm nên còn nhiều tranh luận.

Chính vì vậy, xuất phát từ việc khai thác các quan điểm khác nhau về

vốn xã hội, gắn kết chúng với những nét đặc thù của xã hội Việt và giới hạn

phạm vi nghiên cứu trong một khu vực tương đối đặc trưng là các chung cư

tại Khu đô thị Bắc Linh Đàm, luận văn hi vọng có thể góp thêm một góc nhìn

về quá trình tìm kiếm việc làm của những con người hàng ngày vất vả mưu

sinh với nhiều thiệt thòi và dường như vẫn đang bị bỏ lại phía sau trong quá

trình phát triển của xã hội.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Mọi tri thức đương đại đều là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài với

nhiều đóng góp của các học giả trong những lĩnh vực có liên quan đến nhau.

Khái niệm “Vốn xã hội” không phải là ngoại lệ. Quá trình tranh luận về nội hàm

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!