Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ vận tải biển việt nam trong quá trình hội nhập cộng đồng kinh tế asean
PREMIUM
Số trang
91
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1968

Luận văn thạc sĩ vận tải biển việt nam trong quá trình hội nhập cộng đồng kinh tế asean

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ LIÊN

VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH

HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN: THỰC

TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Ngành: Kinh tế quốc tế.

Mã số: 8.31.01.06

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. VÕ THỊ MINH LỆ

HÀ NỘI, năm 2018

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả được nghiên cứu trong Luận văn này là

hoàn toàn trung thực, chưa từng sử dụng để công bố trong bất kỳ công trình nào

khác. Các thông tin, tài liệu, số liệu trong Luận văn được trích dẫn nguồn gốc rõ

ràng.

Hà Nội, tháng 8 năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Liên

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này đuợc thực hiện tại Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam.

Tác giả luận văn xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới TS.Võ Thị Minh Lệ,

người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu và viết đề

tài.

Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo giảng dạy tại Khoa Quốc tế học –

Học Viện Khoa học xã hội về những bài giảng thú vị và hữu ích; đã tận tình truyền

đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả

trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi hoàn thành Luận văn.

Xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, tác giả các công trình công bố đã

trích dẫn trong Luận văn vì đã cung cấp nguồn tư liệu quý báu, những kiến thức liên

quan để tác giả tham khảo trong quá trình hoàn thành Luận văn.

Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, những người đã không

ngừng động viên, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình

học tập và thực hiện luận văn.

Mặc dù đã nỗ lực và nghiêm túc hoàn thiện nhưng Luận văn không thể tránh

khỏi thiếu sót và hạn chế nhất định. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp để đề

tài được hoàn thiện hơn nữa.

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Nguyễn Thị Liên

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẬN TẢI BIỂN VÀ HỘI NHẬP AEC

TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI BIỂN ....................................................................9

1.1. Một số lý luận về vận tải và vận tải biển.......................................................9

1.2. Một số lý luận về hội nhập và hội nhập AEC trong lĩnh vực vận tải biển

................................................................................................................................14

1.3 Tiêu chí đánh giá mức độ hội nhập vận tải biển .........................................30

1.4. Các nhân tố tác động đến hội nhập vận tải biển ........................................31

Chương 2 THỰC TRẠNG VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH

HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN....................................................35

2.1. Thực trạng vận tải biển của Việt Nam........................................................35

2.2. Phân tích thuận lợi và khó khăn của vận tải biển Việt Nam trong quá

trình hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN.........................................................57

Chương 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM TRONG

QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN............................67

3.1. Định hướng chung cho ngành vận tải Việt Nam đến năm 2020 ...............67

3.2. Các giải pháp thúc đẩy vận tải biển Việt Nam trong quá trình hội nhập

cộng đồng kinh tế ASEAN...................................................................................69

KẾT LUẬN..............................................................................................................81

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................82

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. Danh mục cụm từ viết tắt tiếng Anh

Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

ASEAN

Association of Southeast

Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

AEC

ASEAN Economic

Community

Cộng đồng kinh tế ASEAN

APSC

ASEAN Political-Security

Community

Cộng đồng an ninh chính trị

ASEAN

ASCC ASEAN Socio-Cultural

Community Cộng đồng văn hóa xã hội ASEAN

AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực Thương mại Tự do ASEAN

ASEAN - 4

Indonexia, Malaysia,

Philippines and Thailand

In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip￾pin và Thái Lan

ASEAN - 6

Brunei, Indonexia,

Malaixia, Philippines,

Singapore and Thailand

Bru-nêi, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a,

Phi-lip-pin, Singapore và Thái Lan

ASSM

ASEAN Single Shipping

Market

Thị trường hàng hải ASEAN thống

nhất

AIA ASEAN Investment Area Khu vực đầu tư ASEAN

AFAS

Asean Framework

Agreement on Service

Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ

CEPT

Common Effective

Preferential Tariff

Thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung

CIF Cost, Insurance and freight Giá thành, bảo hiểm và cước phí

DWT Deadweight Tonnage Trọng tải toàn phần

EU European Union Liên minh châu Âu

FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA Free trade agreement Hiệp định thương mại tự do

FOB Free on board Xếp hàng lên tàu

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

GATS

General Agreement on

Trade in Services

Hiệp định chung về thương mại

dịch vụ

GTVT Transportation Giao thông vận tải

GT Gross tonnage Tổng dung tích của tàu

IAI

Initiative for ASEAN

Integration

Sáng kiến liên kết ASEAN

MPAC

Master Plan on ASEAN

Connectivity

Kế hoạch tổng thể kết nối ASEAN

ODA

Official Development

Assistance

Viện trợ phát triển chính thức

TEU

Twenty-foot equivalent

units

Đơn vị đo của hàng hóa được

container hóa tương đương với một

container 20ft

WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới

WB World Bank Ngân hàng thế giới

2. Danh mục cụm từ viết tắt tiếng Việt

Chữ viết tắt Giải nghĩa tiếng Việt

XNK Xuất nhập khẩu

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH

BẢNG

Bảng 2.1: Vốn đầu tư phát triển cảng biển Việt Nam (2005-2010)..........................51

Bảng 2.2: Thống kê lượng tàu/hàng hóa thông qua các cảng lớn của Việt Nam giai

đoạn từ 2004-2017 ....................................................................................................54

Bảng 3.1: Dự báo khối lượng hàng hóa XNK của Việt Nam đến năm 2020 ...........67

HÌNH

Hình 1.1: Các quốc gia thành viên ASEAN..............................................................17

Hình 2.1: Tốc độ tăng trưởng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển của các hãng

tàu Việt Nam .............................................................................................................36

Hình 2.2: Khối lượng hàng hóa vận tải bằng đường biển.........................................38

Hình 2.3: Thị phần của hãng tàu biển Việt Nam ......................................................43

Hình 2.4: Bản đồ hệ thống cảng biển Việt Nam .......................................................47

Hình 2.5: WTO xếp hạng xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam so với một số nước

thành viên ASEAN trong năm 2016 .........................................................................59

Hình 2.6: Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại giữa

Việt Nam và ASEAN các năm 2011-2017 ...............................................................59

Hình 2.7: Cán cân thương mại của các nước thành viên ASEAN với Việt Nam

trong năm 2017 .........................................................................................................61

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm trở lại đây, xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa và liên kết kinh tế

quốc tế diễn ra hết sức sôi động với tốc độ như vũ bão. Các nền kinh tế tác động đan

xen lẫn nhau, liên kết với nhau đưa nền kinh tế thế giới ngày một tiến lên. Trước bối

cảnh đó, xuất phát từ nhu cầu phát triển nền kinh tế nội khối ASEAN, các nước

ASEAN cũng phải nhanh chóng xây dựng một cộng đồng kinh tế cho riêng mình. Tại

Hội nghị thượng đỉnh hàng năm lần thứ 9 họp tại Bali – Indonesia (Tháng 10, Năm

2003), các nhà lãnh đạo ASEAN đã quyết định đưa ý tưởng về Cộng đồng kinh tế

ASEAN (AEC) được thực hiện vào năm 2020. So với Khu vực Thương mại Tự do

ASEAN (AFTA) vốn chỉ dựa trên hai hiệp định tự do hơn về hàng hóa và dịch vụ,

AEC sẽ có sự phát triển đáng kể về phạm vi và mức độ tự do hóa. Hàng hóa, dịch vụ,

vốn, đầu tư và lao động kỹ năng sẽ được tạo cơ hội lưu chuyển tự do hơn giữa các

nước ASEAN. Sau khi AEC chính thức đi vào hiệu lực năm 2015, Việt Nam phải

nghiêm túc thực hiện các cam kết của mình với tổ chức này trong tất cả các lĩnh vực như

thuế, phi thuế, đầu tư và dịch vụ….

Tuy nhiên, như nhiều nước thành viên, quá trình thực hiện cam kết ở Việt

Nam cũng gặp không ít khó khăn và vướng mắc, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ - một

lĩnh vực nhạy cảm và hết sức phức tạp. Trong đó, dịch vụ vận tải biển là một trong

những lĩnh vực gặp nhiều cạnh tranh nhất kể từ khi AEC chính thức có hiệu lực vào

năm 2015.

Vận tải là huyết mạch của nền kinh tế, vận tải phát triển sẽ thúc đẩy các ngành

kinh tế khác phát triển theo. Trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay vận tải đóng vai

trò rất quan trọng, nhất là vận tải biển. Vận tải liên kết các nền kinh tế, rút ngắn

khoảng cách về không gian địa lý, nhằm giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm,

thúc đẩy thương mại phát triển, làm lợi cho cả người sản xuất và tiêu dùng. Trong

thương mại quốc tế thì vận tải biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng, khoảng 80%

hàng hoá xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển, đó là do đặc thù ngành

vận tải biển tạo ra lợi thế cho mình, như phạm vi vận tải rộng, sức chuyên chở lớn

và chi phí vận chuyển thấp. Do vậy ngành vận tải biển trở thành ngành kinh doanh

2

dịch vụ rất tiềm năng. Việt Nam với những lợi thế lớn để phát triển hình thức vận

tải biển như vị trí địa lý có bờ biển dài và có nhiều cảng biển lớn nhỏ.Trong những

năm gần đây ngành vận tải biển của Việt Nam không ngừng phát triển và vươn xa,

đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Bên cạnh đó, ngành

vận tải biển Việt nam còn nhiều tồn tại cần giải quyết. Để ngành vận tải biển phát

triển thuận lợi, đó là những bài toán khó khăn đặt ra cho nhà quản lý. Những năm

qua, đặc biệt từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa , ngành vận tải biển Việt

Nam đã và đang phát triển nhanh chóng, thị trường vận tải biển Việt Nam đang dần

dần mở rộng theo nhịp độ chung của xu thế thương mại khu vực và toàn cầu Sự

nghiệp đổi mới, chính sách mở cửa, hoà nhập của Việt Nam với cộng đồng quốc tế

đã tạo điều kiện cho khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng với tốc

độ nhanh. Toàn cầu hoá khu vực đã trở thành một trong những xu thế phát triển chủ

yếu của quan hệ quốc tế hiện đại. Xu thế này sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong thời

gian tới. Các nước đặc biệt là các nước đang phát triển ngày càng áp dụng chính

sách mở cửa và tự do hoá thương mại đầu tư và tài chính. Trong bối cảnh đó bất cứ

nước nào cũng phải nỗ lực hội nhập vào xu thế chung, điều chỉnh chính sách, giảm

dần hàng rào thuế quan và dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan, làm cho việc trao đổi hàng

hoá, luân chuyển vốn, lao động, công nghệ và kỹ thuật trên phạm vi toàn thế giới

ngày càng thông thoáng hơn. Việt nam không thể không theo xu hướng này. Trong

điều kiện đó, mức độ quốc tế hoá các ngành sản xuất và dịch vụ ngày càng tăng, thì

sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, giữa các quốc gia trong lĩnh vực kinh tế ngày

càng gay gắt hơn. Đất nước mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới cùng với nền

kinh tế phát triển, xuất nhập khẩu tăng đã tạo điều kiện cho hàng loạt những hãng

tàu lớn quốc tế có mặt tại thị trường Việt Nam cạnh tranh với nhau, với ngành hàng

hải Việt Nam còn non yếu. Trong khi đó, chúng ta lại chưa có một đề tài nghiên cứu

một cách toàn diện về năng lực cạnh tranh của ngành hàng hải Việt Nam để từ đó

đưa ra các giải pháp khả thi, đáp ứng điều kiện kinh tế của đất nước đảm bảo khả

năng cạnh tranh của ngành hàng hải Việt Nam trong điều kiện mới.

Bên cạnh đó, các cam kết của Việt Nam về lĩnh vực dịch vụ nói chung và lĩnh

vực vận tải nói riêng khá chặt chẽ, phù hợp với các thông lệ quốc tế. Việc thực thi

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!