Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ văn học việt namtruyện ngắn quế hương nhìn từ thi pháp thể loại
PREMIUM
Số trang
125
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
933

Luận văn thạc sĩ văn học việt namtruyện ngắn quế hương nhìn từ thi pháp thể loại

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

NGUYỄN THỊ THẢO

TRUYỆN NGẮN QUẾ HƯƠNG

NHÌN TỪ THI PHÁP THỂ LOẠI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM

MÃ SỐ: 8220121

BÌNH DƯƠNG – 2020

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

NGUYỄN THỊ THẢO

TRUYỆN NGẮN QUẾ HƯƠNG

NHÌN TỪ THI PHÁP THỂ LOẠI

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM

MÃ SỐ: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SỸ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. NGUYỄN THỊ KIM TIẾN

BÌNH DƯƠNG - 2020

i

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn thạc sĩ Truyện ngắn Quế Hương nhìn từ thi pháp thể loại là công

trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Kim Tiến. Các số

liệu và tài liệu tôi sử dụng trong luận văn là trung thực và có xuất xứ rõ ràng.

Bình Dương, ngày 25 tháng 4 năm 2020

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thảo

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng

dẫn, giúp đỡ quý báu của quý thầy cô, anh chị, bạn bè cùng gia đình. Với lòng kính

trọng sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn:

TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, người đã trực tiếp, nhiệt tình chỉ dẫn, giúp đỡ,

khuyến khích tôi hoàn thành luận văn này.

Ban giám hiệu, Phòng sau Đại học, Chương trình Ngữ văn - Khoa KHXH&NV,

Trường Đại học Thủ Dầu Một, đã tạo các điều kiện cho chúng tôi được học tập và

làm luận văn một cách thuận lợi.

Ban Giám hiệu, tổ Ngữ văn Trường THCS - THPT Minh Hòa, huyện Dầu

Tiếng, tỉnh Bình Dương - nơi tôi công tác, đã tạo điều kiện thuận lợi về mặt thời gian

và công việc trong quá trình tôi học tập và thực hiện luận văn.

Thầy Võ Anh Tuấn, giáo viên Ngữ Văn trường THPT Bưng Riềng, huyện

Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã giúp đỡ tôi trong quá trình tìm kiếm tài liệu,

phục vụ quá trình làm luận văn.

Gia đình, bạn bè - những người đã động viên tôi học tập, làm việc và hoàn

thành luận văn.

Xin chân thành cảm ơn!

Bình Dương, ngày 25 tháng 4 năm 2020

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thảo

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ ii

MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1

2. Lịch sử vấn đề......................................................................................................3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................5

4. Đóng góp của đề tài .............................................................................................5

5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn ................................................................5

6. Cấu trúc của luận văn...........................................................................................6

Chương 1. THI PHÁP TRUYỆN NGẮN VÀ TÁC GIẢ QUẾ HƯƠNG..............7

1.1.Thi pháp truyện ngắn ..........................................................................................7

1.1.1. Khái lược về truyện ngắn...............................................................................7

1.1.2. Về thi pháp và thi pháp truyện ngắn............................................................15

1.2. Vị trí truyện ngắn Quế Hương trong dòng chảy văn học đương đại Việt

Nam .......................................................................................................................21

1.2.1. Cuộc đời và văn chương của Quế Hương....................................................21

1.2.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Quế Hương ..........24

1.2.3. Vị trí truyện ngắn Quế Hương với các tác giả nữ cùng thời .......................27

Chương 2. THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN QUẾ

HƯƠNG ....................................................................................................................32

2.1. Kiểu nhân vật trong truyện ngắn Quế Hương ...............................................32

2.1.1 Nhân vật đời thường .....................................................................................32

2.1.2. Nhân vật tâm linh.........................................................................................41

2.1.3. Nhân vật loài vật, đồ vật ..............................................................................46

2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Quế Hương....................50

2.2.1. Xây dựng nhân vật qua ngoại hình ..............................................................50

2.2.2. Xây dựng nhân vật qua nội tâm...................................................................55

iv

2.2.3. Xây dựng nhân vật qua tiếp nhận “lí thuyết trò chơi” .................................59

2.2.4. Xây dựng nhân vật theo lối vật hóa .............................................................65

Chương 3. PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN QUẾ

HƯƠNG ....................................................................................................................69

3.1. Không gian nghệ thuật......................................................................................69

3.1.1. Không gian cổ tích.......................................................................................69

3.1.2. Không gian tâm linh ....................................................................................72

3.2. Thời gian nghệ thuật.........................................................................................75

3.2.1. Thời gian đồng hiện.....................................................................................75

3.2.2. Thời gian vĩnh cửu.......................................................................................77

3.3. Ngôn ngữ............................................................................................................79

3.3.1. Ngôn ngữ đời thường đậm chất địa phương................................................79

3.3.2. Ngôn ngữ giàu chất thơ................................................................................81

3.3.3. Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm ....................................................84

3.4. Giọng điệu ..........................................................................................................87

3.4.1.Giọng điệu khắc khoải, lo âu ........................................................................87

3.4.2. Giọng điệu trải nghiệm, suy ngẫm...............................................................91

3.4.3 Giọng điệu trong sáng, nhẹ nhàng ................................................................93

3.5. Phương thức tổ chức kết cấu............................................................................95

3.5.1. Nghệ thuật tổ chức kết cấu ..........................................................................95

3.5.2. Nghệ thuật xây dựng chi tiết..................................................................... 102

KẾT LUẬN............................................................................................................ 114

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 116

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Văn học Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn, ở mỗi giai đoạn, văn học đều mang

những đặc điểm riêng để hoàn thành sứ mệnh của nó. Cùng với sự biến chuyển của

xã hội, văn học ngày càng phát triển và đạt được những thành tựu vô cùng rực rỡ. Nền

văn học sau đổi mới với một đội ngũ nhà văn vô cùng đông đảo. Mỗi nhà văn, mỗi

người một vẻ, mỗi người một phong cách đã hòa chung và làm nên sự phong phú và

đa dạng của nền văn học Việt Nam hiện nay. Chúng ta có thể kể đến thế hệ tiên phong

- đội ngũ những người viết truyện ngắn đương đại với những cây đại thụ như: Nguyễn

Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Nguyễn Dậu, Vũ Bão, Nguyễn Kiên...

Điểm nổi trội của các nhà văn gạo cội này là, họ đã có ý thức đổi mới ngòi bút của

mình để những đứa con tinh thần của mình bắt kịp với những biến chuyển của thời

cuộc. Sau thời kì này là sự xuất hiện của những nhà văn có sự bứt phá trong cách viết:

Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Bảo Ninh, Phạm Ngọc Tiến, Nguyễn Quang Thiều,

Nguyễn Quang Lập, Hồ Anh Thái, Ngô Tự Lập, Sương Nguyệt Minh, Phan Triều

Hải... Truyện ngắn của các nhà văn này là tiếng nói của một thế hệ đã thật sự có những

bước chuyển mạnh mẽ trong tư duy với những khám phá sâu hơn về đời sống con

người và cuộc sống với cái nhìn đa diện, đa thanh mới về hiện thực và con người.

Tiếp bước thế hệ của Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái là những cây bút cá

tính ở thế hệ 7X, 8X như Nguyễn Ngọc Thuần, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Vĩnh

Nguyên, Vũ Đình Giang, Phan Việt... và một số gương mặt mới. Những gương mặt

này đầy cá tính với chất văn lạ, thể hiện qua những đứa con tinh thần gây được tiếng

vang trên văn đàn.

Bên cạnh những nhà văn viết truyện ngắn đương đại nam nổi bật, không thể

không nhắc đến đội ngũ nhà văn nữ vừa đông đảo, vừa cá tính từ sau đổi mới. Đó là

những gương mặt tạo nên dấu ấn đậm nét, không thể nhầm lẫn. Từ đó đội ngũ nhà

văn nữ này đã tạo nên diện mạo mới cho văn xuôi với những cây bút như Đoàn Lê,

Lê Minh Khuê, Dạ Ngân, Trần Thùy Mai, Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh,

2

Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Thị Ấm, Y Ban, Lý

Lan… và gần đây là Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Ngọc Tư, Phong Điệp, Di Li, Nguyễn

Quỳnh Trang, Nguyễn Thị Cẩm, Từ Nữ Triệu Vương, Cấn Vân Khánh, Niê Thanh

Mai, Ái Duy... và trong đó có cả Quế Hương. Mỗi nhà văn một sắc điệu thẩm mỹ,

một lối đi riêng và chính điều đó đã tạo nên sự đa sắc cho nền văn học đương đại.

Trong các nhà văn nữ đầy sắc sảo và cá tính, tôi đặc biệt chú ý đến Quế Hương,

một nhà văn của xứ Huế với giọng văn đầy chất thơ chất chứa những nỗi buồn nặng

trĩu nhưng đã tái hiện đầy đủ, sinh động và chân thật về cuộc sống của con người với

tất cả các cung bậc cảm xúc, với những khát vọng của con người vô cùng mãnh liệt.

Quế Hương từng viết tản văn, làm thơ nhưng tài năng của Quế Hương được biết đến

trên văn đàn với thể loại truyện ngắn và có những truyện ngắn của bà đã được chuyển

thể thành phim như truyện Một cuộc đua, Phố Hoài.

Đọc truyện ngắn của Quế Hương để thấy được cái quen mà lạ trong quan niệm

nghệ thuật về con người của bà đến cách xây dựng một thế giới nhân vật đa dạng và

sống động, ở đó không chỉ có con người mà có cả con vật, có cả những đồ vật vô tri

vô giác như những con búp bê, những viên gạch đá, những mảng rêu phơi cũ kĩ...

Không những thế, truyện ngắn của Quế Hương còn đặc biệt trong cách tổ chức cốt

truyện với những truyện ngắn truyện lồng trong truyện, ngôn ngữ mang hơi thở Huế

- Quảng Nam - Đà Nẵng đậm chất trữ tình, triết lí mà nên thơ. Có những truyện ngắn

liên văn bản, có truyện mang yếu tố tâm linh, những hình ảnh mang tính biểu tượng

và ngoài ra truyện ngắn của Quế Hương chứa đựng bề sâu văn hóa xứ Huế, vùng đất

cố đô trầm mặc cổ kính với những món ăn, con đường, khúc hát, câu ngâm, bản đàn...

và đặc biệt là những cơn mưa rất Huế. Cơn mưa là chất xúc tác, là cảm hứng cho bà

và cho chính nhân vật của bà những trải nghiệm, trăn trở, suy tư để trang viết của bà

trở nên sâu hơn, nặng hơn, chạm khắc sâu hơn vào độc giả, để lại trong lòng độc giả

những dư âm, cùng với Quế Hương trăn trở về kiếp nhân sinh, từ đó hướng đến những

giá trị nhân văn cao đẹp. Không chỉ thế, qua những truyện ngắn của mình, Quế Hương

còn bộc lộ sự xót xa trước sự xuống cấp của đạo đức con người, sự tàn lụi dần của các

3

di sản dân tộc như văn hóa Chăm với các tháp Chàm đổ nát, phố cổ Hội An, Lăng tẩm

Huế... Chính vì thế, truyện ngắn của Quế Hương là một vùng đất tuy đã mang dấu

chân người khám phá nhưng vẫn ẩn chứa nhiều điều mới lạ để cho chúng ta khai thác

để nghiên cứu.

Tuy nhiên, đến nay chưa có một công trình nghiên cứu một cách toàn diện về

truyện ngắn Quế Hương dưới góc nhìn thi pháp thể loại. Chính vì vậy chúng tôi chọn

đề tài Truyện ngắn Quế Hương nhìn từ thi pháp thể loại nhằm nghiên cứu một cách

toàn diện những đặc điểm về thi pháp thể loại truyện ngắn trong sáng tác của Quế

Hương. Qua đó thấy được sự đóng góp của nữ nhà văn trong nền văn học đương đại,

một tiếng nói của một nhà văn nữ đầy cá tính nhưng không kém phần dịu dàng, cẩn

trọng và đằm thắm được gói gọn trong một thể loại cho thấy sức sáng tạo ở lối viết

của bà - truyện ngắn.

2. Lịch sử vấn đề

Quế Hương là một trong những gương mặt khá mới của nền văn học Việt Nam

đương đại nhưng mang một giọng văn rất riêng. Chính vì thế còn khá ít những nghiên

cứu về truyện ngắn của bà.

Trong các bài nghiên cứu về Quế Hương, nổi bật nhất là công trình nghiên cứu

của Võ Anh Tuấn với đề tài Phương thức tự sự trong truyện ngắn Quế Hương. Đây

là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về phương thức tự sự trong

truyện ngắn của Quế Hương ở các phương diện như người kể chuyện và điểm nhìn

trần thuật, cốt truyện và kết cấu tự sự, diễn ngôn nghệ thuật và giọng điệu trần thuật

trong truyện ngắn Quế Hương. Bên cạnh đó, là bài viết mang tính cảm nhận về đề tài,

giá trị hiện thực và nhân văn trong các truyện ngắn Quế Hương với Đọc 27 truyện

ngắn của Quế Hương (Nguyễn Phúc Vĩnh Ba). Bài nghiên cứu khoa học Tình yêu và

hoài niệm xứ Huế trong truyện ngắn Quế Hương của Lê Thị Minh Hiền, đăng trên

Tạp chí khoa học, Đại học Huế, tập 72A, số 3, năm 2012. Bài viết đề cập đến các cung

bậc tình yêu, với những khám phá về số phận con người và các giá trị văn hóa tinh

thần của Xứ Huế trong truyện ngắn của Quế Hương; Truyện ngắn Quế Hương - Thế

4

giới của những “nỗi buồn rực rỡ” của Lê Thị Hường được đăng trên Tạp chí Non

nước số 190, tháng 9 năm 2013 đã đề cập đến đề tài trong truyện ngắn Quế Hương.

Đó là thế giới của những cuộc đời không hoàn hảo, qua đó đề cập đến những vấn đề

mang tính chất triết lí của cuộc sống. Ngoài ra bài viết còn đề cập đến thiên nhiên

trong truyện Quế Hương, là một thiên nhiên mang tính tâm linh, thanh khiết và đẹp

đẽ. Cũng trong bài viết này đã nhắc dấu ấn hậu hiện đại trong truyện ngắn của Quế

Hương, đó là yếu tố liên văn bản; Chất trữ tình trong truyện ngắn Quế Hương của

Nguyễn Thị Ngọc Giang, Trường THPT Đào Duy Từ, Quảng Bình đã thể hiện một

cái nhìn về giọng văn đầy chất thơ và chan chứa tình cảm trong truyện ngắn của Quế

Hương; Trong chuyên luận Yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam, tác giả

Bùi Thanh Truyền bàn về yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Bức tranh thiếu nữ áo lục

với những yếu tố như thời gian kì ảo, tình huống kỳ ảo. Trong bài nghiên cứu Biểu

tượng nước trong truyện ngắn của Quế Hương được đăng trên Tạp chí Khoa học của

Trường Đại học Văn Hiến ngày 4 tháng 7 năm 2016, Võ Anh Tuấn đã đi sâu khai thác

biểu tượng nước chứa đựng nhiều ý nghĩa trong truyện ngắn của Quế Hương. Nước

không chỉ là sự phiêu dạt của cõi người, nước còn làn sức mạnh thanh tẩy, tái sinh, là

bi kịch tình yêu muôn thuở, là khát vọng của sự kiếm tìm và hơn hết, nước thể hiện

một thiên tính nữ đằm sâu; Với bài Dấu ấn địa phương trong truyện ngắn của Quế

Hương được đăng trên Tạp chí Non Nước tháng 8/2018 cũng được viết bởi Võ Anh

Tuấn, người viết đã làm rõ được chất Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng với những giá trị

văn hóa không thể trộn lẫn với bất kì một địa phương nào.

Nhìn chung, các bài nghiên cứu trên đã phần nào đề cập đến khía cạnh nội dung

cũng như nghệ thuật trong một số truyện ngắn của Quế Hương, tuy nhiên với dung

lượng một bài báo khoa học và phạm vi nghiên cứu của đề tài nên các bài viết và công

trình nghiên cứu chỉ đi sâu vào nghiên cứu về một khía cạnh nổi bật trong truyện ngắn

của Quế Hương. Chính vì thế chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài Truyện ngắn Quế

Hương nhìn từ thi pháp thể loại với tinh thần mong muốn đóng góp một cái nhìn toàn

diện để làm hoàn thiện hơn việc nghiên cứu về thi pháp truyện ngắn của Quế Hương.

5

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Truyện ngắn của Quế Hương nhìn từ thi pháp thể loại: tiếp cận ở thể loại truyện

ngắn cụ thể ở các phương diện thi pháp: nhân vật, không gian, ngôn ngữ, giọng điệu,

kết cấu.

3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Để thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành khảo sát 51 truyện ngắn của Quế Hương

ở những tập truyện sau:

27 truyện ngắn Quế Hương, Nxb Phụ nữ, 2004.

Chiếc vé vào cổng thiên đường xanh, Nxb Trẻ, 2009.

Nước mắt hạt bụi, NXB Trẻ, 2018.

4. Đóng góp của đề tài

Nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống những đặc điểm thi

pháp truyện ngắn của Quế Hương về phương diện nội dung cũng như nghệ thuật, qua

đó thấy được phong cách truyện ngắn của Quế Hương.

Khẳng định những đóng góp của Quế Hương ở thể loại truyện ngắn trong tiến

trình phát triển của nền văn học đương đại Việt Nam.

5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn

Xuất phát từ đặc điểm nghiên cứu, mục đích và ý nghĩa nghiên cứu, chúng tôi

kết hợp sử dụng một số phương pháp cơ bản sau:

5.1. Phương pháp tiếp cận thi pháp học

Đây là phương pháp sử dụng những đặc điểm nội dung và nghệ thuật của một

thể loại cụ thể - truyện ngắn để quy ứng vào sáng tác của Quế Hương.

5.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp

Đây là phương pháp nghiên cứu các tác phẩm của Quế Hương theo từng khía

cạnh để xem xét một cách toàn diện nhất, từ đó đưa ra những kết luận thuyết phục.

6

5.3. Phương pháp tiếp cận hệ thống

Đây là phương pháp giữ vai trò khung, làm cơ sở quan trọng để người viết kiến

tạo những luận điểm, luận cứ, làm cho bố cục luận văn có tính chặt chẽ, logic, khoa

học.

5.4. Phương pháp loại hình

Phương pháp loại hình giúp chúng tôi tiếp cận đặc điểm truyện ngắn của Quế

Hương theo đặc trưng thể loại.

5.5. Phương pháp liên ngành

Sử dụng phương pháp này giúp chúng tôi có thể tiếp cận truyện ngắn Quế

Hương với các lĩnh vực khác như hội họa,văn hóa, lịch sử, âm nhạc…

6. Cấu trúc của luận văn

Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu

của luận văn gồm 3 chương.

Chương 1. Thi pháp truyện ngắn và tác giả Quế Hương.

Trong chương này, luận văn nhấn mạnh ở hai vấn đề: đặc điểm của truyện

ngắn, vấn đề thi pháp, thi pháp truyện ngắn và vị trí truyện ngắn Quế Hương trong

dòng chảy của văn học đương đại Việt Nam. Chương này chúng tôi trình bày dung

lượng có 25 trang.

Chương 2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Quế Hương. Trọng tâm của

chương này trình bày về thi pháp nhân vật trong truyện ngắn Quế Hương. Chương

này có dung lượng 37 trang.

Chương 3. Phương thức nghệ thuật trong truyện ngắn Quế Hương. Luận văn

trình bày phương thức nghệ thuật trong truyện ngắn Quế Hương ở các phương diện

như: Nghệ thuật tổ chức không gian và thời gian nghệ thuật; ngôn ngữ; giọng điệu và

phương thức tổ chức kết cấu. Chương này chúng tôi trình bày trong dung lượng 45

trang.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!