Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ văn học việt nam nghệ thuật tự sự trong giữa dòng chảy lạc và cuộc đời ngoài cửa
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu,
kết quả đƣợc trình bày trong luận văn là trung thực, chính xác và chƣa từng đƣợc
ai công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào trƣớc đây, nếu sai sót tôi hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
Bình Dương, ngày 25 tháng 11 năm 2018
Lê Thị Kim Liên
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy giáo, cô giáo, cán bộ khoa Ngữ văn
trƣờng Đại học Thủ Dầu Một đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian học tập và nghiên cứu.
Xin cảm ơn thƣ viện trƣờng Đại học Thủ Dầu Một đã hết lòng phục vụ,
cung cấp tài liệu quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.
Chân thành cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dƣơng, Ban Giám đốc
trung tâm GDNN - GDTX thị xã Tân Uyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn anh nhà văn Nguyễn Danh Lam và anh Nguyễn
Thiền Quang đã giành thời gian quý báu để trò chuyện và cung cấp tài liệu cho
tôi trong quá trình thực hiện đề tài luận văn.
Đặc biệt, tôi gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, ngƣời
đã tận tình giảng dạy, hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan.................................................................................................... i
Lời cảm ơn ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 9
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 9
5. Đóng góp của luận văn ................................................................................. 10
6. Cấu trúc luận văn.......................................................................................... 10
CHƢƠNG 1. KHÁI LƢỢC VỀ TỰ SỰ HỌC VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG
TÁC CỦA NGUYỄN DANH LAM ............................................................... 12
1.1. Khái lƣợc về tự sự học............................................................................... 12
1.1.1. Khái niệm tự sự .................................................................................. 12
1.1.2. Tự sự học ........................................................................................... 13
1.1.3. Một số phƣơng diện cơ bản của tự sự học........................................... 15
1.1.3.1. Ngƣời kể chuyện và điểm nhìn .................................................... 15
1.1.3.2. Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật............................................... 20
1.1.3.3. Cốt truyện.................................................................................... 21
1.1.3.4. Thời gian và không gian trần thuật .............................................. 22
1.2. Hành trình sáng tác của Nguyễn Danh Lam............................................... 24
1.2.1. Từ họa sĩ đến nhà văn......................................................................... 24
1.2.2. Quan niệm sáng tác của Nguyễn Danh Lam........................................ 26
1.2.3. Hành trình tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam .......................................... 30
1.2.3.1. Bến vô thƣờng - thế giới những ngƣời không mặt, không tên ...... 31
1.2.3.2. Giữa vòng vây trần gian - phản chiếu đời sống bằng đan dệt biểu
tƣợng và huyền thoại................................................................................ 33
1.2.3.3. Giữa dòng chảy lạc - những thân phận cô đơn, lạc loài giữa dòng
hiện sinh........................................................................................................... 35
iv
1.2.3.4. Cuộc đời ngoài cửa - những đứt gãy nhân sinh thời đại...............36
CHƢƠNG 2. NGHỆ THUẬT TỰ SỰ QUA TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN,
THỜI GIAN, KHÔNG GIAN TRẦN THUẬT..............................................38
2.1. Tổ chức cốt truyện .....................................................................................38
2.1.1. Cốt truyện mờ hóa, giãn cách, nới lỏng ...............................................38
2.1.2. Cốt truyện ghép mảnh .........................................................................42
2.1.3. Cốt truyện dòng ý thức........................................................................48
2.2. Tổ chức thời gian trần thuật........................................................................52
2.2.1. Xây dựng biểu tƣợng thời gian ............................................................53
2.2.2. Đảo thuật thời gian..............................................................................57
2.2.3. Dự thuật thời gian ...............................................................................60
2.2.4. Đồng hiện thời gian.............................................................................64
2.3. Tổ chức không gian trần thuật ....................................................................69
2.3.1. Không gian thiên nhiên ám ảnh ..........................................................69
2.3.2. Không gian nghiệm sinh .....................................................................72
2.3.3. Không gian kì ảo.................................................................................78
CHƢƠNG 3. NGHỆ THUẬT TỰ SỰ QUA PHƢƠNG THỨC TRẦN
THUẬT............................................................................................................84
3.1. Ngƣời kể chuyện và điểm nhìn...................................................................84
3.1.1. Ngƣời kể chuyện mở cánh cửa nhân sinh bất an..................................85
3.1.2. Ngƣời kể chuyện mở cánh cửa nhân sinh bất túc.................................88
3.1.3. Ngƣời kể chuyện mở cánh cửa nhân sinh bất lực.................................91
3.2. Ngôn ngữ trần thuật ...................................................................................96
3.2.1. Ngôn ngữ mang tính đa tạp, đậm sắc thái của đời sống hiện đại..........96
3.2.2. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, lạ hóa, đầy chất thơ......................................99
3.3. Giọng điệu trần thuật............................................................................... 102
3.3.1. Giọng điệu triết lý, chiêm nghiệm, suy tƣ......................................... 103
3.3.2. Giọng điệu giễu nhại, dửng dƣng, lạnh lùng...................................... 107
3.3.2. Giọng điệu trữ tình chất chứa yêu thƣơng, hoài niệm ........................ 112
KẾT LUẬN ................................................................................................... 116
v
CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ .....................................................................119
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................120
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong bối cảnh văn học Việt Nam đƣơng đại, tiểu thuyết ngày càng
khẳng định đƣợc vị trí trung tâm, tính chất “máy cái” của bản chất thể loại, bởi
tiểu thuyết là nơi gặp gỡ, giao thoa, đan cài của nhiều loại hình, loại thể nghệ
thuật khác nhau. Với quy mô tự sự cỡ lớn, tiểu thuyết đƣợc đánh giá là thể loại
năng động, linh hoạt bậc nhất, vừa có khả năng bao quát đời sống hiện thực rộng
lớn vừa đi sâu khám phá đời tƣ và tâm hồn con ngƣời một cách toàn diện.
Văn học Việt Nam từ sau năm 1975 đã chứng kiến bƣớc chuyển mình của
tiểu thuyết ở cả phƣơng diện nội dung và nghệ thuật. Lứa đầu tiên với những nhà
văn nhƣ Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Lê Lựu… trở về từ
chiến trƣờng và mang vào văn chƣơng ý thức “phản tỉnh”. Làn sóng thứ hai đánh
dấu sự bứt phá mạnh mẽ của thế hệ nhà văn: Bảo Ninh, Nguyễn Khắc Trƣờng,
Dƣơng Hƣớng, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài… với những thể nghiệm đổi
mới trong quan điểm nghệ thuật qua ý thức “tự vấn” về cuộc đời về con ngƣời.
Và trong khoảng mƣời lăm năm trở lại đây, tiểu thuyết phát triển thực sự sôi nổi
với sự xuất hiện của nhiều cây viết trẻ có ý thức rất rõ trong việc cách tân, đổi
mới nghệ thuật tiểu thuyết. Từ đây hình thành làn sóng thứ ba với tên tuổi của
các nhà văn mang tinh thần “phản vấn” nhƣ Nguyễn Bình Phƣơng, Nguyễn Việt
Hà, Hồ Anh Thái, Nguyễn Ngọc Tƣ, Tạ Duy Anh, Nguyễn Danh Lam, Trần Nhã
Thụy, Nguyễn Đình Tú, Vũ Đình Giang… Trong làn sóng đổi mới tiểu thuyết
đó, Nguyễn Danh Lam nổi lên là một gƣơng mặt trẻ có những đóng góp đáng kể
cho tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại.
Tính đến thời điểm hiện tại, ngoài một tập thơ và hai tập truyện ngắn,
Nguyễn Danh Lam đã cho ra đời thêm bốn tiểu thuyết. Nếu nhƣ hai tiểu thuyết
đầu tay (Bến vô thường; Giữa vòng vây trần gian) còn chƣa tạo đƣợc ấn tƣợng
với bạn đọc bởi sự khó đọc thì hai tiểu thuyết sau (Giữa dòng chảy lạc và Cuộc
đời ngoài cửa) đã thể nghiệm sự sáng tạo mới, đánh dấu bƣớc đột phá trong cách
tân nghệ thuật để đến gần với công chúng. Xuất phát từ đó, chúng tôi chọn tiểu
thuyết Giữa dòng chảy lạc và Cuộc đời ngoài cửa của Nguyễn Danh Lam làm
2
đối tƣợng nghiên cứu của luận văn, nhằm khám phá, lý giải và tìm ra những đặc
điểm trong “lối viết tiểu thuyết” của nhà văn.
1.2. Ở Việt Nam nhiều năm trở lại đây, lý thuyết tự sự đã đƣợc vận dụng
khá phổ biến trong lý luận, nghiên cứu và phê bình văn học. Lĩnh vực nghiên cứu
tuy còn non trẻ này đã thực sự trở nên hấp dẫn bởi tính hiệu quả của nó trong
việc khám phá ý nghĩa tác phẩm văn học dựa trên chính cơ sở cấu trúc của văn
bản. Hơn nữa, việc ứng dụng lý thuyết tự sự cũng gắn liền với thực tế phát triển
của văn xuôi đƣơng đại Việt Nam. Trong làn sóng đổi mới tƣ duy nghệ thuật của
tiểu thuyết, bên cạnh sự quan trọng của chủ đề và đề tài, một vấn đề không kém
phần quan trọng là ở chỗ: không phải “kể cái gì?” mà là “kể nhƣ thế nào?”, hay
nói cách khác là chuyển từ “kể nội dung” sang “viết nội dung”. Điều này mở
đƣờng cho lý thuyết tự sự trở thành phƣơng pháp tối ƣu nhất để khám phá, giải
mã hành trình của “sự viết”, “lối viết” trong tiểu thuyết. Xem tiểu thuyết là một
thể loại của tự sự (phân biệt với thể loại trữ tình và kịch), chúng tôi sẽ dựa vào lý
thuyết tự sự để hiểu rõ tiểu thuyết - tự sự này đƣợc viết nhƣ thế nào, thông qua
những cách thức gì. Nói cách khác tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết
chính là tìm hiểu nghệ thuật viết tiểu thuyết.
Trong luận văn này, chúng tôi đặt vấn đề tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong
tiểu thuyết Giữa dòng chảy lạc và Cuộc đời ngoài cửa của Nguyễn Danh Lam
chính là đi sâu tìm hiểu các phƣơng thức tự sự mà nhà văn đã lựa chọn, đã sử
dụng để xây dựng thế giới tiểu thuyết của mình, qua đó chuyển tải các vấn đề của
con ngƣời và xã hội đƣơng đại. Đây cũng chính là nét đặc sắc, đóng góp lớn nhất
và cũng là yếu tố khẳng định vị thế của tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam trên văn
đàn. Đồng thời, từ góc nhìn tự sự học, đề tài soi chiếu vào hai tiểu thuyết cụ thể
sẽ góp phần nhận thức rõ hơn lý thuyết này, góp nhặt thêm một điều nhỏ bé trong
hành trình giới thiệu một lý thuyết nghiên cứu còn khá non trẻ ở Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Là gƣơng mặt nhà văn trẻ có nhiều tìm tòi, thể nghiệm trong lối viết mới,
tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam là đối tƣợng quan tâm của khá nhiều bài viết ở
những mức độ, tầm cỡ khác nhau. Tuy nhiên theo chúng tôi, chƣa có công trình
3
nào nghiên cứu một cách dày dặn, toàn diện về tiểu thuyết của Nguyễn Danh
Lam, chủ yếu là các bài giới thiệu, phê bình đƣợc in trong sách hoặc các bài viết,
bài báo đƣợc đăng rải rác trên các trang web, báo điện tử và một vài luận văn
thạc sĩ. Dƣới đây, chúng tôi điểm qua một số bài viết, bài báo, luận văn đề cập
đến tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam nói chung và nghệ thuật tự sự trong Giữa
dòng chảy lạc, Cuộc đời ngoài cửa nói riêng.
Đối với các bài báo, bài viết nghiên cứu, phê bình đề cập đến tiểu thuyết
Nguyễn Danh Lam có thể kể đến:
Theo Sài Gòn tiếp thị, bài viết “Bến vô thường” - thế giới những người
không mặt (đăng trên https://giaitri.vnexpress.net, ngày 4/1/2005) đã đề cập đến
số phận của những con ngƣời thống khổ, bƣơn bả trong khát vọng làm ngƣời,
khát vọng tìm kiếm hạnh phúc. Đồng thời, bài viết chỉ rõ cách nhà văn tổ chức
kết cấu tác phẩm thông qua lắp ghép những mảnh phi lý, rời rạc đứng cạnh nhau
một cách ngẫu nhiên. Có thể coi, đây là một đánh giá chuẩn xác cho nỗ lực sáng
tạo của Nguyễn Danh Lam trong những thể nghiệm mới ở cả nội dung và nghệ
thuật của tiểu thuyết để chuyển tải các vấn đề của đời sống đƣơng đại.
Giới thiệu sách Giữa vòng vây trần gian, Hồ Anh Thái có bài Sự đền bù
cho một ý thức (Nguyễn Danh Lam, 2005b, trang bìa lót) đã đánh giá Giữa vòng
vây trần gian là một “món ăn lạ” đòi hỏi độc giả muốn “nếm trải” phải kiên trì để
đọc hết. Đồng thời, tác giả cũng khẳng định Nguyễn Danh Lam trong tiểu thuyết
này đã có những nghiền ngẫm, tìm tòi đổi mới đầy ý thức trong nghệ thuật tối
giản thông qua các lớp biểu tƣợng.
Đỗ Ngọc Thạch trong bài Vài đặc điểm văn xuôi hiện đại Việt Nam (đăng
trên Diễn đàn văn nghệ trang bichkhe.org) đã khẳng định văn học Việt Nam sau
năm 1986 đã có những đổi mới mạnh mẽ, đặc biệt là trong cách tổ chức, xây
dựng nhân vật và cấu trúc tác phẩm. Qua bài viết, tác giả có cái nhìn tƣơng đối tỉ
mỉ và khái quát về hiện trạng văn học Việt Nam đƣơng đại qua một số tác giả và
tác phẩm, trong đó Nguyễn Danh Lam đƣợc nhắc đến nhƣ một nhà văn trẻ ý thức
trong đổi mới, cách tân tiểu thuyết thông qua Bến vô thường, Giữa vòng vây trần
gian và đặc biệt là Giữa dòng chảy lạc.
4
Tác giả Bùi Công Thuấn trong bài Giữa dòng hiện sinh đọc tiểu thuyết
Giữa dòng chảy lạc của Nguyễn Danh Lam (đăng trên trang
http://gacvandongnai.blogspot.com ngày 28/2/2012) đã chỉ ra Giữa dòng chảy
lạc dựa vào dấu ấn hiện sinh để khai thác những góc cạnh của con ngƣời cô đơn,
những “lạc thể” trong dòng chảy khốc liệt của hành trình tìm bến đỗ. Ngoài ra,
bài viết cũng có cái nhìn khá sâu sắc về “lối viết tiểu thuyết” của Nguyễn Danh
Lam khi nhận định: “Ngòi bút Nguyễn Danh Lam miêu tả tuyệt hay chuyện tình
của nhân vật anh, dựng những cảnh đối thoại chàng và nàng sinh động và trí tuệ
đến không ngờ, thâm nhập rất sâu vào tâm thức nhân vật để phát hiện những
trạng thái hiện sinh mê cuồng. Nguyễn Danh Lam cũng có những chi tiết miêu tả
chân thật đến độ sững sờ. Một giọng văn đôn hậu ấm áp và một cách viết hấp dẫn
đến những dòng cuối cùng”. Nhìn chung, Bùi Công Thuấn đã chỉ ra đƣợc nét hấp
dẫn, mới mẻ của tiểu thuyết Giữa dòng chảy lạc trên phƣơng diện ngôn ngữ miêu
tả, đối thoại và giọng văn đôn hậu, ấm áp.
Tác giả Nguyễn Thái Hoàng trong bài Sự gặp gỡ của một số motif trong
tiểu thuyết “Giữa vòng vây trần gian” và “Người đàn bà trong cồn cát” (Kobo
Abe) (đăng trên http://tapchisonghuong.com.vn, ngày 26/8/2015) cho rằng cả hai
tiểu thuyết trên đều chịu ảnh hƣởng của triết học hiện sinh, thể hiện quan niệm về
cõi nhân gian vừa là chốn lƣu đày vừa là lẽ sống. Tác giả cũng chỉ rõ nghệ thuật
thể hiện cái phi lí trong hai tác phẩm này có nhiều điểm tƣơng đồng khá thú vị,
đặc biệt là thông qua sử dụng một số motif nhƣ: motif lạc vào xứ sở kì lạ, motif
chạy trốn, motif mê cung vòng tròn.
Nhà phê bình Nguyễn Hoài Nam là ngƣời có nhiều bài giới thiệu, đánh
giá, phê bình về tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam, có thể kể đến:
Bài viết “Giữa vòng vây trần gian” dệt bằng biểu tượng và huyền thoại,
(đăng trên https://giaitri.vnexpress.net, ngày 20/7/2006), Hoài Nam đã khẳng
định Giữa vòng vây trần gian là cuốn tiểu thuyết không dễ đọc bởi cuốn sách là
sự đan cài, chồng chéo, rậm rịt của nhiều chi tiết biểu tƣợng, nhiều mẩu mảnh
huyền thoại, vì thế nó mất đi tính sáng rõ cần thiết của loại “tiểu thuyết phản ánh
đời sống một cách trung thực, nhƣ nó vốn có”. Tuy nhiên, tác giả vẫn cho rằng
5
đây là cuốn tiểu thuyết đáng đọc vì chính lối “chơi” kín đặc biểu tƣợng và huyền
thoại đã làm nên độ mờ và sự đa nghĩa cho văn bản, tạo khoảng trống cho độc giả
đồng sáng tạo.
Giới thiệu sách Giữa dòng chảy lạc, Hoài Nam có bài Nguyễn Danh Lam
từ “Giữa vòng vây trần gian” đến “Giữa dòng chảy lạc. Trong bài viết, tác giả
nhận xét: “Thế giới nhân vật trong Giữa dòng chảy lạc của Nguyễn Danh Lam là
một thế giới vô danh, thế giới của những bƣớc lỡ, bƣớc chệch quỹ đạo thông
thƣờng, thế giới của những thân phận ngƣời bị bắn ra và chìm xuống dƣới cái
mẫu số chung tầm thƣờng tạo thành xã hội… Để thể hiện ở mức cao nhất của sự
nhạt nhòa hóa, sự vô danh hóa, sự tầm thƣờng hóa phải là nhân vật anh - một
phản nhân vật, một phản anh hùng đích thực” (Nguyễn Danh Lam, 2010, tr.377 -
382). Qua bài viết, tác giả đã chỉ ra thành công của tác phẩm ở nghệ thuật xây
dựng nhân vật bằng thủ pháp mờ hóa, một đặc trƣng của tiểu thuyết hậu hiện đại.
Trong bài Viết văn, việc không chỉ của nhà văn (đăng trên trang
http://nhavantphcm.com.vn ngày 7/9/2012), tác giả Hoài Nam cũng chỉ rõ khả
năng cách tân, sáng tạo trong lối viết tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam từ hành
trình Bến vô thường, Giữa vòng vây trần gian đến Giữa dòng chảy lạc là sự
chuyển biến rất khác, rất mới của Nguyễn Danh Lam. Nếu nhƣ trong hai tiểu
thuyết đầu tiên, tác giả thách thức ngƣời đọc bởi lối viết khá mù mờ, nhân vật
không có danh tính, thời gian và không gian rất mơ hồ thì đến cuốn tiểu thuyết
thứ ba Giữa dòng chảy lạc, mọi thứ đƣợc đơn giản hóa khi lấy bối cảnh và nhân
vật từ cuộc sống đời thƣờng, và cách kể chuyện cũng rất đời thƣờng, dễ tiếp nhận
hơn với bạn đọc.
Giới thiệu sách Cuộc đời ngoài cửa, Hoài Nam đã có những nhận xét sâu
sắc về tiểu thuyết này: “Trong vai một ngƣời viết tiểu thuyết, Nguyễn Danh Lam
hẳn là mẫu nhà văn không thích, thậm chí rất dị ứng, việc cƣng nựng chiều
chuộng các nhân vật của mình. Từ những Bến vô thường, Giữa vòng vây trần
gian, đến Giữa dòng chảy lạc, đã là thế. Và rồi đến cuốn tiểu thuyết mới nhất
này, vẫn là thế. Nguyễn Danh Lam không thèm hạ cố ban cho nhân vật một danh
tính rõ ràng. Cũng rất hiếm khi nhà văn gắn cho họ những nét phẩm chất tính
6
cách hoặc những năng lực cá nhân trên mức trung bình. Đã vậy, anh lại hay đẩy
các nhân vật vào những cảnh huống trớ trêu, những trạng thái sinh tồn nếu không
bi đát thì cũng dở khóc dở cƣời. Điều vừa quan trọng lại vừa oái oăm, là ở chỗ:
trong những cảnh huống những trạng thái ấy, các nhân vật của Nguyễn Danh
Lam luôn có một sự tự nhận thức, thƣờng trực và đầy ám ảnh, về cái bất túc và
bất lực của mình” (Nguyễn Danh Lam, 2014, trang bìa). Hoài Nam chỉ ra cách
xây dựng nhân vật vô danh, đồng thời là sự chi phối bởi triết học hiện sinh trong
tiểu thuyết của nhà văn.
Nhìn chung, các bài viết trên của Nguyễn Hoài Nam đã ghi nhận đóng góp
của tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam trên cả phƣơng diện nội dung và những tìm tòi
mới mẻ về hình thức thể hiện, tuy nhiên ý kiến nhận xét, đánh giá chỉ ở góc độ
gợi mở, chƣa đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện, công phu.
Tác giả Việt Quỳnh có bài Nhà văn Nguyễn Danh Lam và tiểu thuyết cuộc
đời ngoài cửa: nhặt nhạnh những mảnh đời bình dị (đăng trên trang
https://thethaovanhoa.vn ngày 23/03/2014) đã nhận xét “trong tiểu thuyết Cuộc
đời ngoài cửa, Nguyễn Danh Lam lại thoát ra khỏi những tếu táo bông đùa đa sự,
thành một ông già kể chuyện thâm trầm”. Với nhận xét này, Việt Quỳnh đã chỉ ra
đƣợc giọng điệu suy ngẫm, triết lí là giọng điệu chủ đạo trong tiểu thuyết Cuộc
đời ngoài cửa.
Tác giả Lê Hƣơng trong bài Cuộc đời ngoài cửa: cuốn tiểu thuyết đáng
đọc và suy ngẫm (đăng trên trang http://nhavantphcm.com.vn ngày 13/08/2015)
đã nhận xét: “Nếu nhƣ ở hai cuốn tiểu thuyết đầu tay, bút pháp huyền thoại đƣợc
Nguyễn Danh Lam sử dụng nhƣ là công cụ nghệ thuật chủ đạo để đi vào khai
thác thế giới nhân vật, thì đến tiểu thuyết Giữa dòng chảy lạc và Cuộc đời ngoài
cửa dấu vết của chủ nghĩa hiện sinh đƣợc biểu hiện khá rõ nét”. Ở Cuộc đời
ngoài cửa mở ra nhiều vấn đề nhức nhối gây ám ảnh cho con ngƣời thời hiện đại
nhƣ: nạn bạo hành trong trƣờng lớp, tai nạn trong nghề nghiệp, sự đổ vỡ trong
hôn nhân và gia đình, hiểm họa của tai nạn giao thông... đƣợc ngƣời viết khai
thác khá hiệu quả với một lối hành văn giàu tính trải nghiệm, suy tƣ, nhƣng đầy
tiết chế… Các nhân vật xuất hiện trong tác phẩm này hầu hết là kiểu nhân vật tự
7
ý thức. Thủ pháp xây dựng nhân vật chủ đạo vẫn là ngôn ngữ đối thoại và dòng ý
thức. Có thể thấy, Lê Hƣơng đã có những nhận xét khái quát về cách tổ chức
phƣơng thức trần thuật trong Cuộc đời ngoài cửa từ bút pháp đến lối hành văn,
xây dựng các kiểu nhân vật và ngôn ngữ trần thuật.
Trên trang web của báo Thể thao Văn hóa, tác giả Lê Minh Phong với bài
viết Vì sao Nguyễn Danh Lam đoạt giải C tiểu thuyết với Cuộc đời ngoài cửa
(đăng trên trang https://thethaovanhoa.vn, ngày 22/12/2015) đã chỉ rõ Nguyễn
Danh Lam đã sử dụng nhiều yếu tố thuộc về kỹ thuật tiểu thuyết hiện đại, hậu
hiện đại nhƣ xây dựng các kiểu nhân vật nghịch dị, nhân vật đám đông, xây dựng
không gian hiện thực thậm phồn, sử dụng các phƣơng thức làm mờ hóa nhân vật,
kỹ thuật dòng ý thức… Trong khi nền tiểu thuyết Việt Nam nhìn chung vẫn đang
loay hoay ở những lối viết thiên về cảm tính, dựa trên bút pháp mô phỏng thì
Nguyễn Danh Lam đã mở ra cho mình một thế giới khác. Một thế giới văn
chƣơng khởi từ sự làm chủ lối viết, sự ý thức đủ đầy về vai trò của các phƣơng
pháp sáng tác, các hệ thống lý thuyết nghệ thuật của một nhà văn có trách nhiệm
với đời sống. Đây có thể coi là một cách nhìn tƣơng đối sâu sắc, am hiểu về nghệ
thuật viết tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam.
Ngoài những bài báo, bài viết giới thiệu, phê bình, tiểu thuyết của Nguyễn
Danh Lam cũng là đối tƣợng nghiên cứu của hai luận văn thạc sĩ dƣới đây:
Trần Thị Thúy thực hiện đề tài Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam
(Luận văn thạc sĩ, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, 2013). Luận
văn đã nghiên cứu đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam trên cả hai
phƣơng diện nội dung và hình thức thể hiện trong ba tiểu thuyết Bến vô thường,
Giữa vòng vây trần gian và Giữa dòng chảy lạc. Cụ thể về mặt nội dung, luận
văn khám phá các kiểu loại nhân vật. Về hình thức nghệ thuật, luận văn nghiên
cứu các yếu tố nhƣ nghệ thuật xây dựng nhân vật (xóa trắng nhân vật; miêu tả
chân dung nhân vật; khắc họa nội tâm nhân vật; ngôn ngữ nhân vật), cách thức tổ
chức cốt truyện (cốt truyện phân mảnh; mờ hóa cốt truyện), kết cấu (yếu tố kì ảo
trong xây dựng nhân vật; hệ thống biểu tƣợng), giọng điệu (lật tẩy, lạnh lùng;
trầm tƣ, triết lý; giễu nhạt, cật vấn, hoài nghi; trữ tình lãng mạn), ngôn ngữ