Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ văn học hình tượng biển trong trường ca thu bồn   thanh thảo, hữu thỉnh
PREMIUM
Số trang
97
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1332

Luận văn thạc sĩ văn học hình tượng biển trong trường ca thu bồn thanh thảo, hữu thỉnh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

5

2.3.4. Đối thoại với biển- một cuộc đối thoại của nhân cách sống .......................................... 60

CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG BIỂN TRONG TRƯỜNG

CA THU BỒN, THANH THẢO, HỮU THỈNH .............................................................65

3.1. Nghệ thuật xây dựng hình ảnh biển mang tính biểu tượng.......................................65

3.1.1. Biểu tượng của Tổ quốc ................................................................................................. 65

3.1.2. Biển là “đại dương nhân dân” ........................................................................................ 67

3.1.3. Biển - biểu tượng của lòng mẹ ...................................................................................... 69

3.1.4. Biển - biểu tượng của tình yêu đôi lứa........................................................................... 70

3.2. Các biện pháp tu từ ...................................................................................................73

3.2.1. So sánh ........................................................................................................................... 73

3.2.2. Nhân hóa ........................................................................................................................ 75

3.3. Giọng điệu.................................................................................................................76

3.3.1. Giọng điệu ngợi ca, tự hào............................................................................................. 77

3.3.2. Giọng điệu trữ tình, triết lý ............................................................................................ 79

3.4. Sự liên tưởng.............................................................................................................81

3.5. Không gian - thời gian nghệ thuật ............................................................................83

3.5.1. Không gian nghệ thuật ................................................................................................... 83

3.5.2. Thời gian nghệ thuật ...................................................................................................... 85

KẾT LUẬN.........................................................................................................................88

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................91

PHỤ LỤC 1.........................................................................................................................97

PHỤ LỤC 2.........................................................................................................................99

6

DẪN NHẬP

1. Lý do chọn đề tài

Vùng biển của Tổ quốc Việt Nam là một đặc ân của thiên nhiên cho con người. Từ bao

đời, biển Việt Nam cung cấp nguồn tài nguyên phong phú. Câu thành ngữ “rừng vàng biển

bạc” có ý chỉ như vậy. Đường bờ biển Việt Nam dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà

Tiên (Kiên Giang). Biển đảo không những đẹp tự nhiên mà còn chứa đựng nhiều giá trị

tinh thần sâu sắc.

“Là một quốc gia có dải bờ biển trải dọc theo bờ Tây Thái Bình Dương dài hơn ba

nghìn ki lô mét, tự bao đời, biển đã là môi trường sống, môi trường tiếp giao văn hóa của

người Việt. Cùng với các không gian núi rừng và châu thổ, biển đã góp phần hợp thành,

định diện truyền thống, bản sắc văn hóa, cơ sở kinh tế, tư duy... của nhiều cộng đồng cư

dân Việt Nam. Trong tâm thức của người Việt, biển Đông là không gian thiêng gắn với

thời lập quốc. Bao thế hệ người Việt đã hoài niệm về cha Rồng - mẹ Tiên, về công lao sinh

thành, mở cõi của các bậc Thủy tổ. Từ biển, Lạc Long Quân đã về với đất liền, hiển linh

như một Nhân thần, diệt trừ yêu quái, giáo hóa dân chúng, dạy cho dân biết cấy lúa, làm

nghề thủ công” [86].

Từ lâu, biển đã trở thành nỗi ám ảnh trong tâm thức người Việt bởi sự ồn ào và dữ dội

nhưng cũng có lúc lặng im của nó. Biển không chỉ được khai thác về mặt kinh tế, quân sự

mà còn bao hàm nhiều yếu tố văn hóa - nghệ thuật. Không khó để tìm những tác phẩm

nghệ thuật xuất sắc về biển trên các lĩnh vực như âm nhạc, điêu khắc, hội họa… Đối sánh

với rừng, biển là biểu tượng của Tổ quốc, của tình yêu quê hương đất nước con người. Tìm

hiểu về hình tượng biển cũng giống như chúng ta đang tìm về với mẹ nước bao la, tìm về

không gian thần thoại với cha Rồng, mẹ Tiên vậy.

Ngày nay chúng ta đang kêu gọi góp đá xây Trường Sa, xây dựng biển đảo, bảo vệ chủ

quyền đất nước... Biển đảo càng ngày càng đi vào tâm thức, trong ý thức chủ quyền của

người Việt. Nghiên cứu về hình tượng biển, trong văn học, tác giả luận văn muốn góp

thêm một viên đá để xây nên “tượng đài” của lòng yêu quê hương đất nước qua việc tìm

hiểu một số trường ca viết về biển, đảo.

7

Trong thơ ca nói chung và trường ca nói riêng, biển được nhắc đến với nhiều tầng

nghĩa. Biển, đảo là hình ảnh của Tổ quốc, của dân tộc. Đó là hình ảnh của người mẹ Việt

Nam chịu thương chịu khó, của người con gái miền biển sâu sắc, mặn mà. Biển, sóng

tượng trưng cho sức mạnh, tinh thần chiến đấu của nhân dân. Các đặc tính của biển, sóng,

gió, cát… còn tượng trưng cho những sắc thái tình cảm trong tình yêu đôi lứa. Không

những vậy, trong trường ca các nhà thơ còn ví biển như nỗi khó nhọc, gian truân của biển

đời. Viết về biển, các tác giả đã thổi vào những trang thơ tình yêu quê hương, biển đảo của

chính mình.

Trường ca là một thể loại thơ dài hơi, gom vào nó tính chất lịch sử to tớn của thời đại

và mang hơi hướng sử thi. Biển trong trường ca vì vậy cũng được miêu tả với những bình

diện khác nhau. Đặc biệt là trong trường ca của các nhà thơ miền Trung, biển, bờ được các

nhà thơ này thể hiện rất đậm nét.

Thu Bồn, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh là những nhà thơ có nhiều thành tựu nổi bật ở mảng

trường ca. Những sáng tác của họ đã gặt hái không ít thành công và được đông đảo bạn

đọc ghi nhận. Hình ảnh biển, đảo trong trường ca của các nhà thơ trên tuy chưa nhiều

nhưng cũng đủ làm nên sắc thái riêng, góp phần làm nổi bật nội dung tác phẩm.

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: Hình tượng biển trong trường ca

Thu Bồn, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh để nghiên cứu trên cơ sở tham khảo các đề tài đi trước,

từ đó có cái nhìn phổ quát hơn về hình tượng biển trong trường ca. Nghiên cứu Hình tượng

biển trong trường ca Thu Bồn, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, tác giả luận văn muốn góp một

góc nhìn về hình tượng biển trong trường ca Thu Bồn Thanh Thảo, Hữu Thỉnh trong bối

cảnh nước ta đang sục sôi xây dựng biển đảo, bảo vệ chủ quyền đất nước.

2. Lịch sử vấn đề

Trường ca là một thể loại nở rộ trong và sau hai cuộc kháng chiến thần thánh, góp phần

làm phong phú thêm đời sống văn học nghệ thuật của dân tộc. Sự phát triển rực rỡ của

trường ca trong giai đoạn này đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu. Nhiều bài viết

về trường ca trên Tạp chí Văn học, Tạp chí Nghiên cứu văn học và các tạp chí có uy tín

khác đều cho chúng ta thấy rõ điều này. Trước sự nở rộ của trường ca, nhiều nhà nghiên

cứu đã lật lại vấn đề, tìm hiểu tiến trình vận động của thể loại trường ca, cách đặt tên cũng

như bàn về đặc trưng loại thể, thi pháp...

8

Hoàng Ngọc Hiến trong bài viết “Về đặc trưng của trường ca” đăng trên Tạp chí Văn

học số 3 năm 1984 cho rằng: Trường ca là một thể loại lớn với 2 nghĩa: có dung lượng lớn

và mang nội dung lớn [27,113]. Trường ca là một thể loại vừa có tính chất trữ tình vừa có

tính chất tự sự [27,117]. Trước sự phát triển của trường ca, Mã Giang Lân có bài viết:

“Thử phân định ranh giới giữa trường ca và thơ dài” trên tạp chí Văn học số 5 năm 1988.

Ông cho rằng, trường ca và thơ dài giống nhau ở chỗ: Thơ dài và trường ca thường vận

dụng tổng hợp nhiều thể thơ, thay đổi không khí cảm xúc hạn chế sự bằng phẳng đơn điệu

[42,61]. Tuy nhiên trường ca có kết cấu rõ rệt và hoàn chỉnh hơn, có nhân vật và nhân vật

ở đường nét, có tâm trạng, có hành động [42,62]. Cũng bàn về vấn đề này, trước đó 13

năm nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã viết “Mấy suy nghĩ về thể loại trường ca” trên tạp

chí Văn học số 4 năm 1975. Ông cho rằng có thể gọi chung thơ dài hiện nay là trường ca

với nhiều biến thức, nhiều kiểu kết cấu khác nhau [72].

Ngoài ra còn có rất nhiều bài viết khác đề cập đến vấn đề thi pháp, thể loại, phong cách thơ

cũng như đánh giá vai trò, đóng góp của họ.

Và như vậy, hình tượng biển trong trường ca hầu như chưa có công trình nào đề

cập đến. May ra qua một vài bài viết đề cập đến nội dung tác phẩm, có một hai câu "chạm"

đến vấn đề này mà thôi. Thiếu Mai trong "Thanh Thảo, thơ và trường ca" in trên tạp chí

văn học, số 2 năm 1980 có viết về phần vĩ thanh trong trường ca Những người đi tới biển

của nhà thơ Thanh Thảo như sau: Đã tới biển, đã đến đích, tới đích rồi nhưng đâu phải về

biển là yên nghỉ [46,78]. Lại Nguyên Ân khi bàn đến khúc vĩ thanh này có viết: Không

phải ngẫu nhiên tập trường ca của Thanh Thảo có nhan đề Những người đi tới biển. Trong

khá nhiều hàm nghĩa có một nghĩa khá rõ: anh nói về những người đi tới nhân dân, hòa vào

nhân dân trong một hành trình lịch sử [6,60]. Ngoài ra có thể kể đến bài viết của Lê Thị

Mây “Hữu Thỉnh với trường ca biển”. Tác giả đã đề cập đến nội dung, nghệ thuật của

trường ca biển và những vấn đề của người lính biển đảo hôm nay... tìm kiếm phác hoạ cho

được một chân dung lính đảo hoàn toàn mới [88].

Trong hội nghị khoa học toàn quốc về “Văn hoá biển miền Trung và văn hoá biển

Quảng Ngãi”, TS. Mai Bá Ấn có bài viết “Tâm thức biển trong thơ miền Trung hiện đại”

(Qua trường ca Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo), in lại Tạp chí Sông Trà

(21)/2007, tr.71-79. Bài viết đưa ra được những tầng nghĩa phổ quát nhất của biển. Đó là

nỗi ám ảnh trong tâm thức người lính; là biểu tượng của tổ quốc, của dân tộc, của người

9

mẹ Việt Nam tần tảo... Tuy nhiên, bài viết còn khá sơ lược, chưa nêu lên được những tầng

nghĩa sâu sắc của biển, một đại dương cuộc đời bao la của con người.

Ngoài các bài viết trên các báo, tạp chí thì trường ca cũng được đề cập đến khá

nhiều trong luận văn cao học, nghiên cứu sinh. Các tác giả Thu Bồn, Thanh Thảo, Hữu

Thỉnh là những cây bút trường ca lớn, có đóng góp, do đó đề tài nghiên cứu về các tác giả

trên là không ít.

Các luận văn trên đều đi vào tìm hiểu quá trình vận động phát triển của trường ca, tìm hiểu

đặc điểm trường ca, vấn đề thể loại cũng như thi pháp nghệ thuật của từng nhà thơ. Bên

cạnh đó còn có một số đề tài khát quát cả một chặng đường phát triển trường ca gắn với sự

vận động, phát triển của lịch sử như luận án Trường ca về thời chống Mĩ trong văn học

hiện đại Việt Nam của Nguyễn Thị Liên Tâm hay Thể trường ca trong Văn học Việt Nam

từ 1945 đến cuối thế kỉ XX của Đào Thị Bình.

Điểm qua các công trình trên, các nhà nghiên cứu chỉ chú ý xoáy vào đặc điểm

trường ca, cấu trúc cũng như đóng góp của trường ca đối với đời sống nghệ thuật. Hình

tượng biển, sóng trong trường ca được ít nhà nghiên cứu quan tâm. Đến hiện nay vẫn chưa

có một công trình khoa học nào đề cập đến hình tượng biển trong trường ca. Tuy nhiên

trong các luận văn về trường ca Thanh Thảo, hình tượng biển sóng cũng được nhắc đến, dù

ít ỏi nhưng cũng thấy được ý đồ nghệ thuật mà tác giả gửi gắm thông qua hình tượng đó.

Cụ thể trong luận văn thạc sĩ của Hoàng Thị Thu Hương, Chất triết luận trong trường ca

Thanh Thảo (năm 2009, trường Đại học Sư phạm Hà Nội), phần những phương thức nghệ

thuật có đề cập đến biểu tượng sóng biển và biểu tượng cát. Biểu tượng sóng là hình thái

tồn tại vĩnh hằng, thể hiện sức mạnh khôn cùng của nhân dân [33,79]; Biển, sóng thể hiện

khát vọng yên bình, giãi bày những suy tư, cảm nghĩ về nhân dân [33,80]. Biểu tượng cát

cũng mang các tầng nghĩa trên. Tác giả Hoàng Thị Thu Hương cho rằng, cát có giá trị nhân

bản sâu sắc, tố cáo tội ác và nỗi đau thương của cả dân tộc. Cát là nỗi mất mát đau khổ, là

tương lai, cát vẫn vĩnh hằng bất diệt với thời gian [33,83].

Luận văn Thạc sĩ của Đào Thị Khánh Vân, Trường ca Thanh Thảo (năm 2009,

trường Đại học Sư Phạm-Đại học Thái Nguyên) có đề cập đến hình ảnh sóng, cát- mặt đất.

Sóng là biểu tượng cho sức mạnh tiềm ẩn, quật cường của quần chúng nhân dân [71,89].

Sóng còn là biểu tượng cho sức mạnh trào dâng, sức mạnh nhấn chìm, sức mạnh vô địch

của quần chúng nhân dân trước kẻ thù [71,90]. Bên cạnh đó tác giả luận văn đề cập đến

cát như là biểu tượng của quê hương, của những năm tháng thăng trầm gian khó mà người

10

dân Sơn Mĩ đã trải qua. Theo Đào Thị Khánh Vân cát là nơi ghi dấu ấn sự tồn tại cũng như

những mất mát, hy sinh của con người... cát vĩnh hằng bất diệt, cát là sự hóa thân của

tương lai tươi sáng [71,95].

Trong luận văn thạc sĩ của Dương Lệ Thủy, Đặc điểm trường ca Thanh Thảo (năm

2011, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh) cũng đề cập đến hình ảnh sóng -

mặt đất, tương tự như trong công trình của Đào Thị Khánh Vân. Sóng và mặt đất là biểu

tượng cho sức mạnh vô bờ, âm ỉ và đoàn kết của nhân dân ta trong suốt chiều dài giữ nước

[69,106].

Nói chung, hình ảnh biển được đề cập trong các luận văn cao học trên chưa sâu và

mới chỉ tập trung vào biểu tượng biển, sóng, cát trong trường ca của nhà thơ Thanh Thảo.

Trên cở sở tiếp thu thành quả nghiên cứu trong các công trình nghiên cứu, bài viết của

những người đi trước, tác giả luận văn chọn đề tài Hình tượng biển trong trường ca Thu

Bồn, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh và chủ yếu chỉ khảo sát trường ca của ba tác giả trên.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng

Với mục đích khoa học đã đề ra, luận văn này chỉ tập trung xem xét và làm sáng tỏ

những vấn đề cơ bản có liên quan đến đề tài: “Hình tượng biển trong trường ca Thu Bồn,

Thanh Thảo, Hữu Thỉnh”. Tìm hiểu đặc điểm của hình tượng biển trong trường ca của các

tác giả trên và một số phương thức nghệ thuật xây dựng hình ảnh biển trong trường ca.

3.2. Phạm vi

Tác giả luận văn xác định rõ, đây là một đề tài chỉ tập trung vào hình tượng biển trong

trường ca. Do đó, tác giả luận văn chỉ đi sâu tìm hiểu trường ca viết về biển của 3 tác giả

có tên tuổi như Thu Bồn, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh. Chủ yếu là một số trường ca có trong

ba tuyển tập trường ca sau:

* Thu Bồn (1999), Bài ca chim Chơ Rao-tuyển tập trường ca, Nhà xuất bản Văn

nghệ, Tp. Hồ Chí Minh.

Bài ca chim Chơ rao

Badan khát

Người gồng gánh phương Đông

Chim vàng chốt lửa

Campuchia hy vọng

11

Vách đá Hồ Chí Minh

* Thanh Thảo (2004), Những người đi tới biển, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

Những người đi tới biển

Trẻ con ở Sơn Mỹ

Những nghĩa sĩ Cần Giuộc

Đêm trên cát

Trò chuyện với nhân vật của mình

Bùng nổ mùa xuân

* Hữu Thỉnh (2004), Trường ca biển, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội

Đường tới thành phố

Trường ca biển

Ngoài ra trong quá trình triển khai đề tài, luận văn có sử dụng một số tác phẩm thơ của

các nhà thơ trong diện khảo sát để vấn đề được sáng tỏ hơn.

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp loại hình

Đây là phương pháp nghiên cứu chính của luận văn. Căn cứ vào đặc trưng thể loại

để tìm hiểu hình tượng biển trong trường ca của Thu Bồn, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh.

Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp không thể thiếu để chúng tôi làm rõ nét đặc sắc của các tác giả

khi xây dựng hình tượng biển trong trường ca của mình so với các tác giả khác.

Phương pháp thống kê

Đề tài xoay quanh hình tượng biển của ba tác giả Thu Bồn, Thanh Thảo, Hữu

Thỉnh nên rất cần tiến hành thống kê tần suất xuất hiện của các từ khóa liên quan. Sử dụng

phương pháp này người viết muốn “lượng hóa” hình tượng biển để chứng minh rằng, biển

là kết quả của tư duy nghệ thuật riêng biệt và độc đáo của từng nhà thơ.

Phương pháp hệ thống

Với quan niệm mỗi trường ca là một chỉnh thể nghệ thuật nằm trong một chỉnh thể lớn

hơn là nền văn học hiện đại, khi khảo sát, phân tích hình tượng biển, người viết không đặt

nó riêng lẻ mà luôn ý thức đặt chúng trong một chỉnh thể thống nhất với các yếu tố nghệ

thuật khác để làm rõ hơn nội dung của tác phẩm.

12

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Từ lâu biển đã trở thành biểu tượng của tổ quốc của dân tộc, biển còn là cái nôi cội

nguồn của dân tộc. Việc nghiên cứu hình tượng biển này góp phần làm rõ đặc điểm của

hình tượng biển trong trường ca đồng thời hiểu rõ dụng ý nghệ thuật của các nhà thơ, bên

cạnh đó góp phần lý giải một phần văn hóa biển, tâm thức biển trong đời sống con người

Việt.

6. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần dẫn nhập, kết luận và phần phụ lục, luận văn chúng tôi gồm có ba chương:

Chương 1: Biển trong đời sống tâm hồn và trong thơ ca người Việt

Chương 2: Đặc điểm của hình tượng biển trong trường ca Thu Bồn, Thanh Thảo, Hữu

Thỉnh

Chương 3: Nghệ thuật xây dựng hình tượng biển

13

CHƯƠNG 1. BIỂN TRONG ĐỜI SỐNG TÂM HỒN VÀ

TRONG THƠ CA NGƯỜI VIỆT

1.1. Biển trong đời sống người Việt

Nước ta có 3260 km đường bờ biển kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà

Tiên (Kiên Giang). Ưu thế đường bờ biển dài, vùng biển rộng đã tác động trực tiếp đến

người dân Việt Nam.

“Là một vùng biển giàu có, biển Đông chứa đựng nhiều tài nguyên sinh vật,

khoáng sản rất phong phú cả về số lượng và chủng loại. Nhờ có biển Đông, nước ta mang

nhiều đặc tính của khí hậu ẩm ướt và vì thế về điều kiện tự nhiên có thể gọi Việt Nam là xứ

sở của biển cả” (45,11).

Cũng theo Nguyễn Thị Hải Lê, ban đầu người Việt không có nguồn gốc biển, họ là

cư dân sống ở vùng trước núi, tràn xuống khai thác đồng bằng lầy trũng, rồi lấn biển và

khai thác biển. Nhưng trong quá trình “Nam tiến” chất biển của họ ngày càng tăng lên.

Giải thích điều này, nhà nghiên cứu văn hóa Ngô Đức Thịnh cho rằng có hai nguyên nhân

cơ bản: thứ nhất đó là do quá trình lấn biển làm nông nghiệp và khai thác biển bắt buộc họ

phải đứng trước biển; thứ hai người Việt đã tiếp nhận truyền thống biển từ người Chăm và

một bộ phận người Chăm bị Việt hóa từ sau thế kỉ XI. Như vậy, qua một thời kì lịch sử

dài, chất biển trong văn hóa người Việt ngày càng được khẳng định và củng cố. Tuy chưa

tạo cho mình được một nền văn hóa biển điển hình như một số dân tộc khác trên thế giới

nhưng người Việt đã làm chủ được một nền văn hóa mang những nét riêng của cư dân

nông nghiệp.

“Dấu ấn của biển đã hiện diện trong đời sống của tổ tiên người Việt từ thời kì tiền

sử. Những di tích “đống vỏ sò” hay “cồn sò điệp” trong các nền văn hóa khảo cổ như văn

hóa Quỳnh Văn, văn hóa Bàu Tró, văn hóa Thạch Lạc, văn hóa Hạ Long… là những dấu

tích chứng minh rằng biển cả là nơi cung cấp nguồn sống chủ yếu cho các cộng đồng

người tiền sử cư trú ở ven biển Việt Nam từ hàng ngàn năm trước” [50,53].

Từ xưa người Việt đã sớm biết chinh phục biển, đảo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt

của mình. Biển trở thành nơi cung cấp nhiều sản vật quí cho con người. Ngọc trai, đồi mồi,

san hô… hay gần gũi nhất là muối đều được khai thác từ rất sớm. Nhiều hải sản như mực,

cá, tôm… với hàm lượng dinh dưỡng cao trở thành nguồn thực phẩm quen thuộc. Trong

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!