Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ vai trò của phụ nữ dân tộc miền núi trong phát triển kinh tế nông hộ tại huyện phù
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------
LÒ NGỌC ÁNH
ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ DÂN TỘC
MIỀN NÚI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ YÊN,
TỈNH SƠN LA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THÁI NGUYÊN - 2015
e
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------
LÒ NGỌC ÁNH
ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ DÂN TỘC
MIỀN NÚI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ YÊN,
TỈNH SƠN LA
Ngành: Phát triển nông thôn
Mã số: 62.62.01.16
LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Dương Văn Sơn
THÁI NGUYÊN - 2015
e
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ bất cứ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả
Lò Ngọc Ánh
e
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và nghiên cứu tại huyện Phù Yên - Tỉnh Sơn La tôi
đã hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp của mình. Để có được kết quả này, ngoài sự
nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ chu đáo, tận tình của nhà trường,
các cơ quan, thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới:
Tập thể thầy, cô giáo Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên; cán bộ Phòng
Nông nghiệp, Trạm Khuyến nông, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Phòng Thống Kê;
Cán bộ và cộng đồng người Thái xã Tường Phù, người Mường xã Tường Thượng,
người Mông xã Suối Bau, người Dao xã Kim Bon đã giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tập cũng như thời gian hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS. Dương Văn
Sơn - người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những người đã
chia sẻ, động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học, nghiên cứu để
hoàn thành luận văn của mình.
Trong thời gian nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan và khách quan cũng như
hạn chế về mặt thời gian cho nên không tránh khỏi sai sót. Tôi rất mong nhận được
sự đóng góp của các thầy cô giáo để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 03 tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn
Lò Ngọc Ánh
e
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ......................................................................... 2
2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................. 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài .............................................................................. 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .............................................................................. 3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4
1.1. Giới và giới tính................................................................................................ 4
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về giới .................................................................... 4
1.1.2. Đặc điểm, nguồn gốc và sự khác biệt về giới ................................................. 5
1.1.3. Vai trò của giới .............................................................................................. 6
1.1.4. Bình đẳng và bất bình đẳng giới ..................................................................... 6
1.1.5. Quan điểm về giới.......................................................................................... 7
1.1.6. Phân tích giới trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn .................... 7
1.2. Vị trí, vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông hộ ................................. 8
1.2.1. Một số khái niệm ........................................................................................... 8
1.2.2. Vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội .................................................... 9
1.2.3. Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn .................................. 11
1.2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong phát triển
kinh tế nông hộ ...................................................................................................... 11
1.3. Vai trò của phụ nữ trên thế giới và ở Việt Nam ............................................... 13
1.3.1. Vai trò của phụ nữ ở một số nước trên thế giới ............................................ 13
1.3.2. Phụ nữ nông thôn và vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông hộ ..... 15
1.4. Một số vấn đề đặt ra với phụ nữ nông thôn ..................................................... 19
1.4.1. Về vấn đề sức khoẻ ...................................................................................... 19
1.4.2. Về chuyên môn kỹ thuật .............................................................................. 20
e
iv
1.4.3. Sự bất bình đẳng giới trong tiếp cận nguồn lực và ra quyết định .................. 21
1.5. Vài nét về cộng đồng các dân tộc miền núi tại vùng nghiên cứu ..................... 24
1.5.1. Dân tộc Thái ................................................................................................ 24
1.5.2. Dân tộc Mường ............................................................................................ 25
1.5.3. Dân tộc Mông .............................................................................................. 26
1.5.4. Dân tộc Dao ................................................................................................. 26
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
.............................................................................................................................. 28
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 28
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 28
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 28
2.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 28
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La ................... 28
2.2.2. Sự đóng góp của phụ nữ huyện Phù Yên trong công cuộc phát triển kinh tế -
xã hội của địa phương ............................................................................................ 28
2.2.3. Thực trạng vai trò của phụ nữ dân tộc miền núi trong phát triển kinh tế hộ
trên địa bàn nghiên cứu.......................................................................................... 29
2.2.4. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến khả năng đóng góp của phụ nữ
dân tộc miền núi trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn nghiên cứu ..................... 29
2.2.5. Quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò, nâng cao vị thế của
phụ nữ dân tộc miền núi trong phát triển kinh tế hộ huyện Phù Yên ...................... 29
2.3. Tiếp cận nghiên cứu ........................................................................................ 29
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 30
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu......................................................................... 30
2.4.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích, đáng giá và xử lý số liệu ......................... 32
2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................... 33
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 34
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La ...................... 34
3.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 34
e
v
3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội .............................................................. 38
3.1.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ .................................................................... 42
3.1.4. Đánh giá chung ............................................................................................ 45
3.2. Sự đóng góp của phụ nữ huyện Phù Yên trong công cuộc phát triển kinh tế -
xã hội của địa phương ............................................................................................ 47
3.2.1. Nữ trong các nhóm tuổi ............................................................................ 47
3.2.2. Phụ nữ trong độ tuổi tham gia sinh hoạt hội đoàn thể ............................... 48
3.2.3. Trình độ của phụ nữ trong độ tuổi lao động .............................................. 50
3.2.4. Phụ nữ trong cơ cấu các ngành nghề của huyện ........................................... 53
3.2.5. Phụ nữ tham gia công tác xây dựng đảng, chính quyền ................................ 54
3.3. Thực trạng vai trò của phụ nữ dân tộc miền núi trong phát triển kinh tế hộ
trên địa bàn nghiên cứu.......................................................................................... 56
3.3.1. Vai trò của phụ nữ trong quản lý và điều hành sản xuất ............................ 56
3.3.2. Vai trò của phụ nữ trong hoạt động sản xuất tạo thu nhập ......................... 58
3.3.3. Vai trò phụ nữ trong gia đình .................................................................... 69
3.3.4. Vai trò trong tham gia công tác xã hội ...................................................... 71
3.3.5. Vai trò của phụ nữ trong tiếp cận thông tin ............................................... 74
3.3.6. Vai trò trong kiểm soát các nguồn lực của hộ ........................................... 75
3.3.7. Vai trò trong việc nâng cao trình độ.......................................................... 78
3.3.8. Vai trò trong công tác chăm sóc sức khỏe gia đình ................................... 83
3.3.9. Các chính sách của nhà nước và địa phương tác động đến phụ nữ ............ 85
3.4. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến khả năng đóng góp của phụ nữ
dân tộc miền núi trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn nghiên cứu ..................... 86
3.4.1. Thuận lợi ..................................................................................................... 86
3.4.2. Khó khăn ..................................................................................................... 87
3.5. Quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò, nâng cao vị thế của
phụ nữ dân tộc miền núi trong phát triển kinh tế hộ huyện Phù Yên ...................... 90
3.5.1. Quan điểm về việc nâng cao vai trò của phụ nữ ........................................... 90
e
vi
3.5.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ dân tộc miền núi
trong phát triển kinh tế nông hộ ............................................................................. 92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 96
1. Kết luận ............................................................................................................. 96
2. Kiến nghị ........................................................................................................... 97
2.1. Đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương ......................................... 97
2.2. Đối với người phụ nữ ...................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 98
e
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu
BCH
CCB
CĐ, ĐH
CN
CNVC
DS & KHHGD
ĐVT
HĐND
KCN
LĐ-TBXH
LHPN
ND
THCS
THPT
TN
UBND
Diễn giải
: Ban chấp hành
: Cựu chiến binh
: Cao đẳng, Đại học
: Cận nghèo
: Công nhân viên chức
: Dân số và kế hoạch hóa gia đình
: Đơn vị tính
: Hội đồng nhân dân
: Khu công nghiệp
:Lao động thương binh xã hội
: Liên hiệp phụ nữ
: Nông dân
: Trung học cơ sở
: Trung học phổ thông
: Thanh niên
: Ủy ban nhân dân
e
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả lựa chọn nhóm hộ điều tra ........................................................ 31
Bảng 3.1. Tình hình dân số và lao động của huyện gia đoạn 2012-2014 ................ 39
Bảng 3.2. Một số cây trồng chính của huyện từ 2012 - 2014 .................................. 40
Bảng 3.3. Nữ trong các nhóm tuổi từ năm 2013 - 2015 .......................................... 47
Bảng 3.4. Phụ nữ trong độ tuổi tham gia sinh hoạt đoàn thể năm 2015 .................. 48
Bảng 3.5. Trình độ của cán bộ hội đoàn thể nhiệm kì 2011 - 2016 ......................... 51
Bảng 3.6. Tỷ lệ nữ chủ hộ và tham gia quản lý hộ ở vùng nghiên cứu ................... 57
Bảng 3.7. Hoạt động sản xuất tạo thu nhập của các hộ nghiên cứu (120 hộ) .......... 60
Bảng 3.8. Phân công lao động sản xuất nông nghiệp trong các hộ nghiên cứu ....... 62
Bảng 3.9. Phân công lao động trong hoạt động lâm nghiệp (31 hộ) ....................... 66
Bảng 3.10. Phân công lao động trong hoạt động thủy sản (26 hộ) .......................... 67
Bảng 3.11. Phân công lao động trong hoạt động buôn bán (25 hộ) ......................... 68
Bảng 3.12. Phân công lao động trong hoạt động tái sản xuất của gia đình .............. 70
Bảng 3.13. Phụ nữ tham gia cấp ủy, chính quyền, đoàn thể
tại vùng nghiên cứu năm 2015 ............................................................................... 71
Bảng 3.14. Phụ nữ tham gia hoạt động cộng đồng tại điểm nghiên cứu ................. 73
Bảng 3.15. Nguồn tiếp cận thông tin của phụ nữ tại vùng nghiên cứu .................... 74
Bảng 3.16. Tình hình quản lý tài chính tại vùng nghiên cứu .................................. 76
Bảng 3.17. Người đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất .................. 77
Bảng 3.18. Trình độ văn hóa của nam và nữ trong độ tuổi ở vùng nghiên cứu ....... 79
e
ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Cơ cấu kinh tế của huyện Phù Yên năm 2014 ........................................ 39
Hình 3.2. Trình độ văn hóa của lao động nữ huyện Phù Yên năm 2014 ................. 52
Hình 3.3. Cơ cấu ngành nghề của phụ nữ huyện Phù Yên năm 2014 ..................... 53
Hình 3.4. Phụ nữ tham gia cấp ủy Đảng, HĐND các cấp huyện Phù Yên .............. 54
Hình 3.5. Cơ cấu hoạt động sản xuất tạo thu nhập của các hộ nghiên cứu .............. 58
Hình 3.6. Phân công lao động trong hoạt động tiểu thủ công nghiệp (30 hộ) ......... 69
Hình 3.7. Phụ nữ không tham gia công tác xã hội (24 người) ................................ 72
Hình 3.8. Trình độ văn hóa của người phụ nữ trong vùng nghiên cứu ................... 80
Hình 3.9. Mức độ tiếp nhận các thông tin của phụ nữ dân tộc
trong vùng nghiên cứu ........................................................................................... 82
Hình 3.10. Chăm sóc sức khỏe gia đình trong vùng nghiên cứu ............................. 83
Hình 3.11. Tỷ lệ các hộ sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình ......................... 84
e
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử loài người từ trước đến nay, phụ nữ bao giờ cũng là bộ phận
quan trọng trong đội ngũ đông đảo những người lao động trong xã hội. Bằng lao
động sáng tạo của mình, phụ nữ đã góp phần làm giàu xã hội làm phong phú cuộc
sống con người, phụ nữ luôn thể hiện vai trò không thể thiếu của mình trong các
lĩnh vực đời sống xã hội. Trong lĩnh vực hoạt động vật chất, phụ nữ là một lực
lượng trực tiếp sản xuất ra của cải để nuôi sống con người. Không chỉ tái sản xuất ra
của cải vật chất, phụ nữ còn tái sản xuất ra bản thân con người để duy trì và phát
triển xã hội. Trong lĩnh vực hoạt động tinh thần, phụ nữ có vai trò sáng tạo nền văn
hoá nhân loại.
Phù Yên là một huyện nằm ở phía đông của tỉnh Sơn La có 12 dân tộc cùng
sinh sống, trong đó có 4 cộng đồng dân tộc chủ yếu, chiếm đa số là: Thái, Mường,
H’Mông và Dao. Đây được coi là nhóm cộng đồng đã và đang có những đóng góp
to lớn nhất cho sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của toàn huyện. Vì
vậy, bất kỳ một can thiệp nào đối với nhóm cộng đồng đông đảo này, đều được coi
là những tác động làm thay đổi toàn bộ sự phát triển của toàn huyện. Người phụ nữ
dân tộc trước đây khéo léo đảm đang nhưng cam chịu và hầu như không có quyền
quyết định trong gia đình, sống phụ thuộc và nghe theo chồng, thì nay họ đã có
những nhận thức và thay đổi nhất định. Người phụ nữ dân tộc không chỉ đóng góp
trong phát triển kinh tế hộ gia đình mà còn giúp sức trong công cuộc xây dựng phát
triển thay đổi diện mạo địa phương. Tuy nhiên, sự đóng góp của phụ nữ lại chưa
được ghi nhận một cách xứng đáng, chưa tương xứng với vị trí vai trò của họ trong
nền kinh tế, trong quan hệ xã hội và trong đời sống gia đình, đặc biệt đối với khu
vực là dân tộc miền núi. Người phụ nữ phải “nặng gánh hai vai” vừa phải làm tốt
công việc xã hội vừa phải đảm nhiệm vai trò làm vợ làm mẹ trong khi có rất nhiều
khó khăn cản trở và đè nặng về phong tục tập quán, quan niệm phong kiến cổ hủ, về
trình độ cũng như sức khỏe còn hạn chế. Để cố gắng làm tốt, họ phải nỗ lực hi sinh,
nhưng quyền lợi về mọi mặt của họ lại chưa được quan tâm đúng mức.
e