Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ UEH vận dụng thẻ điểm cân bằng (balanced scorecard   BSC) để nâng cao năng lực cạnh
PREMIUM
Số trang
121
Kích thước
2.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1729

Luận văn thạc sĩ UEH vận dụng thẻ điểm cân bằng (balanced scorecard BSC) để nâng cao năng lực cạnh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

----------oOo---------

TRẦN THỊ PHƢƠNG CHI

VẬN DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG

(BALANCED SCORECARD – BSC) ĐỂ NÂNG CAO

NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CTCP PYMEPHARCO

– CHI NHÁNH MIỀN NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

----------oOo---------

TRẦN THỊ PHƢƠNG CHI

VẬN DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG

(BALANCED SCORECARD – BSC) ĐỂ NÂNG CAO

NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CTCP PYMEPHARCO

– CHI NHÁNH MIỀN NAM

Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh

Mã số: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LÊ THANH HÀ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đề tài luận văn “Vận dụng Thẻ điểm cân bằng (Balanced

Scorecard – BSC) để nâng cao năng lực cạnh tranh tại CTCP Pymepharco – Chi

nhánh miền Nam” là công trình nghiên cứu nghiêm túc của tác giả, với số liệu và

thông tin trung thực, được lấy từ các nguồn đáng tin cậy. Đồng thời, kết quả nghiên

cứu này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.

Tác giả

Trần Thị Phƣơng Chi

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành đến Thầy hướng dẫn khoa học

PGS. TS. Lê Thanh Hà về những ý kiến đóng góp, những chỉ dẫn giúp tác giả hoàn

thành luận văn.

Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến tất cả Quý Thầy, Cô đã tận tình truyền đạt những

kiến thức hết sức quý báu, bổ ích trong suốt thời gian tác giả hoàn thành chương

trình cao học.

Tác giả cũng xin gửi lời cám ơn đến các anh chị và các bạn, đặc biệt là các anh chị

và các bạn thuộc lớp Quản trị Kinh doanh Đêm 4 – K21 đã góp ý cho tác giả trong

quá trình thực hiện luận văn.

Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân đã luôn ủng hộ và

động viên, khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.

Tác giả

Trần Thị Phƣơng Chi

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3

4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.....................................................................................4

6. Kết cấu của nghiên cứu ...........................................................................................5

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG, NĂNG LỰC

CẠNH TRANH VÀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG VÀ

NĂNG LỰC CẠNH TRANH...................................................................................6

1.1. Thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard – BSC).........................................6

1.1.1. Nguồn gốc và sự phát triển của BSC..........................................................6

1.1.2. Khái niệm BSC ...........................................................................................7

1.1.2.1. BSC là một Hệ thống đo lường.............................................................9

1.1.2.2. BSC là một Hệ thống quản lý chiến lược ...........................................10

1.1.2.3. BSC là một Công cụ giao tiếp: các Bản đồ chiến lược.......................10

1.1.3. Các yếu tố của BSC và sự cân bằng thông qua các yếu tố ấy ......................12

1.1.3.1. Tài chính .............................................................................................12

1.1.3.2. Khách hàng .........................................................................................12

1.1.3.3. Quy trình hoạt động nội bộ.................................................................13

1.1.3.4. Đào tạo và phát triển nhân viên ..........................................................13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

1.1.3.5. Sự cân bằng có được thông qua các khía cạnh của BSC....................14

1.1.4. Các bước áp dụng BSC vào một tổ chức ..................................................14

1.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ......................................................15

1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp....................................15

1.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .......17

1.2.2.1. Môi trường vĩ mô................................................................................17

1.2.2.2. Môi trường ngành ...............................................................................19

1.2.2.3. Các yếu tố bên trong ...........................................................................19

1.3. Mối liên hệ giữa BSC và năng lực cạnh tranh............................................21

1.3.1. Mối liên hệ giữa BSC và năng lực cạnh tranh..........................................21

1.3.2. Bài học kinh nghiệm về việc vận dụng BSC để nâng cao năng lực cạnh tranh.25

1.3.2.1. Tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

bằng việc sử dụng BSC (nghiên cứu của Liu Nan và Jiang Taiyuan, 2010)...25

1.3.2.2. Hiệu quả của việc áp dụng khái niệm BSC đến năng lực cạnh tranh

của các công ty chăm sóc sức khỏe (nghiên cứu của Inese Mavlutova và

Santa Babauska, 2013).....................................................................................27

1.3.2.3. Balanced scorecard: Một công cụ đo lường lợi thế cạnh tranh của các

cảng – tập trung vào các cảng container (nghiên cứu của Ali Dibandri và

Homayoun Yousefi, 2011)...............................................................................28

1.3.2.4. Nghiên cứu khác .................................................................................28

1.3.3. Những kết luận quan trọng rút ra từ các nghiên cứu đã trình bày và ý

nghĩa thực tiễn của chúng đối với CTCP Pymepharco.......................................29

CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC

CẠNH TRANH, THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ CÔNG TÁC

QUẢN TRỊ TẠI CTCP PYMEPHARCO.............................................................32

2.1. Giới thiệu chung về Pymepharco.................................................................32

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ............................................................32

2.1.2. Sơ lược tình hình hoạt động kinh doanh và một số thành quả đạt được ..33

2.1.3. Sứ mệnh – Tầm nhìn – Giá trị cốt lõi – Mục tiêu chiến lược ...................34

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

2.1.3.1. Sứ mệnh ..............................................................................................34

2.1.3.2. Tầm nhìn .............................................................................................34

2.1.3.3. Giá trị cốt lõi.......................................................................................35

2.1.3.4. Mục tiêu chiến lược ............................................................................35

2.2. Phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của CTCP Pymepharco ......35

2.2.1. Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của

Pymepharco.........................................................................................................35

2.2.1.1. Môi trường vĩ mô................................................................................35

2.2.1.2. Môi trường ngành ...............................................................................38

2.2.2. Phân tích năng lực cạnh tranh hiện tại của Pymepharco ..........................41

2.3. Phân tích và đánh giá thực trạng tình hình hoạt động và công tác quản

trị tại Chi nhánh miền Nam – CTCP Pymepharco...........................................47

2.3.1. Yếu tố Tài chính........................................................................................47

2.3.2. Yếu tố Khách hàng....................................................................................49

2.3.3. Yếu tố Quy trình nội bộ ............................................................................51

2.3.4. Yếu tố Đào tạo và phát triển .....................................................................52

2.4. Khảo sát nhu cầu vận dụng BSC tại CTCP Pymepharco .........................55

CHƢƠNG 3. QUY TRÌNH VẬN DỤNG BSC NHẰM NÂNG CAO NĂNG

LỰC CẠNH TRANH TẠI CTCP PYMEPHARCO............................................59

3.1. Thiết kế quy trình vận dụng BSC tại CTCP Pymepharco (Giai đoạn lập

kế hoạch) ...............................................................................................................59

3.2. Thực hiện quy trình vận dụng BSC tại CTCP Pymepharco (Giai đoạn

phát triển) ..............................................................................................................61

3.2.1. Bước khởi đầu...........................................................................................62

3.2.2. Nhân sự và Đào tạo...................................................................................63

3.2.3. Hoạch định kế hoạch.................................................................................65

3.2.4. Phát động chương trình BSC ....................................................................70

3.2.5. Thiết lập Bản đồ chiến lược cấp công ty ..................................................70

3.2.6. Xây dựng Thẻ điểm cấp công ty...............................................................76

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

3.2.7. Lựa chọn đơn vị áp dụng thí điểm............................................................83

3.2.8. Thiết lập Bản đồ chiến lược của bộ phận Marketing – Training..............84

3.2.9. Thiết lập Thẻ điểm của bộ phận Marketing – Training ............................88

KẾT LUẬN..............................................................................................................96

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BSC Thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard)

CTCP Công ty cổ phần

EU – GMP Thực hành sản xuất thuốc tốt theo tiêu chuẩn châu Âu (Eu￾ropean Union – Good Manufacturing Practices)

GLP Thực hành kiểm nghiệm thuốc tốt (Good Laboratory Prac￾tices)

GMP Thực hành sản xuất thuốc tốt (Good Manufacturing Practic￾es)

GSP Thực hành bảo quản thuốc tốt (Good Storage Practices)

OTC Thuốc không cần kê đơn (Over The Counter)

PMP Công ty cổ phần Pymepharco

TDV Trình dược viên

WHO Tổ chức Y tế Thế giới ((World Health Organization)

WHO – GMP Thực hành sản xuất thuốc tốt theo tiêu chuẩn tổ chức Y tế

Thế giới (World Health Organization – Good Manufactur￾ing Practices)

WTO Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU

Danh mục Sơ đồ

Sơ đồ 3.1. Quy trình vận dụng BSC tại CTCP Pymepharco ....................................61

Danh mục Hình vẽ

Hình 1.1. Thẻ điểm cân bằng cung cấp một khung mẫu giúp biến chiến lược thành

các tiêu chí hoạt động thông qua bốn khía cạnh .........................................................8

Hình 1.2. BSC – Một công cụ tích hợp.......................................................................9

Hình 1.3. Mô hình Bản đồ chiến lược.......................................................................11

Hình 2.1. So sánh doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2012 của các doanh nghiệp

ngành Dược Việt Nam. .............................................................................................45

Hình 2.2. Top 10 những doanh nghiệp Dược hoạt động tại Việt Nam có doanh thu

cao nhất (tính đến hết quý 2/2013)............................................................................46

Hình 3.1. Bản đồ chiến lược của CTCP Pymepharco...............................................75

Hình 3.2. Bản đồ chiến lược của bộ phận Marketing – Training..............................87

Danh mục Bảng biểu

Bảng 2.1. Chỉ tiêu và kết quả doanh thu của Chi nhánh miền Nam – CTCP

Pymepharco giai đoạn 2011 – 2014..........................................................................47

Bảng 3.1. Vai trò và trách nhiệm của các thành viên thuộc Tổ chuyên trách BSC ................64

Bảng 3.2. Kế hoạch tổng thể của việc vận dụng BSC vào CTCP Pymepharco........66

Bảng 3.3. Mục tiêu của CTCP Pymepharco ứng với từng khía cạnh của BSC........72

Bảng 3.4. Thẻ điểm của CTCP Pymepharco ............................................................77

Bảng 3.5. Mục tiêu của các bộ phận Marketing – Training......................................85

Bảng 3.6. Thẻ điểm của bộ phận Marketing – Training ...........................................89

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Với xu thế hội nhập – toàn cầu hóa và tính chất cạnh tranh khốc liệt như hiện nay,

một yêu cầu vô cùng cấp thiết đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam là phải không

ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy những thế mạnh của bản thân để có

thể tồn tại và phát triển trong một môi trường đầy những thách thức. Năng lực cạnh

tranh có thể hiểu theo một cách khái quát nhất, đó chính là khả năng duy trì và

nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc sản xuất – tiêu thụ sản phẩm, chiếm lĩnh thị

trường, thu hút, sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất (vốn, sức lao động, kỹ

thuật – công nghệ…) nhằm đạt tới lợi ích kinh tế cao (tối đa hóa lợi nhuận) và bền

vững (Chu Văn Cấp, 2012, trang 29).

Bên cạnh đó, một trong những điểm yếu được xem xét, nhìn nhận và đánh giá của

các doanh nghiệp Việt Nam so với thế giới chính là cách thức quản lý và điều hành

hoạt động của tổ chức. Vấn đề quản lý và điều hành hiện đang có rất nhiều những

bất cập, và phổ biến trong số đó là việc hoàn thiện – phát triển hệ thống đo lường

kết quả hoạt động, hệ thống thông tin cũng như hệ thống quản lý chiến lược từ cấp

công ty đến cá nhân. Việc quản lý thường chủ yếu dựa trên các chỉ số tài chính – là

phương pháp mang lại hiệu quả không cao, không toàn diện do các đo lường về tài

chính chủ yếu cho thấy các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ và khó có thể có những

giải pháp, những điều chỉnh kịp thời và phù hợp. Xuất phát từ vấn đề phần lớn

doanh nghiệp thất bại trong việc quản lý và thực thi chiến lược của mình cũng như

trong việc hoàn thiện hệ thống thông tin – đo lường, Thẻ điểm cân bằng (Balanced

Scorecard – BSC) của hai tác giả Robert S. Kaplan và David P. Norton đã ra đời

vào đầu những năm 90 của thế kỷ 20, được Tạp chí Harvard Business Review đánh

giá là một trong 75 ý tưởng kinh doanh có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20. Nó cũng

được giới chuyên gia nhận định là nền tảng để đạt được sự cân bằng tối ưu giữa

chiến lược và quản trị điều hành. BSC giúp diễn giải và thực thi chiến lược hữu hiệu

cho đến từng cá nhân, cải tiến việc đo lường hiệu quả hoạt động, năng suất làm

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

2

việc, cải tiến chế độ đãi ngộ và cách thức phân bổ nguồn lực hợp lý để phát triển

bền vững. Hiện nay BSC đã và đang được áp dụng rất mạnh mẽ trên thế giới và tại

Việt Nam, và thực sự nó là một sự bổ sung rất tốt để có thể khắc phục được các hạn

chế của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Các quá trình thực hiện cũng như kết

quả sẽ được theo dõi và xác định bằng một tầm nhìn cụ thể và các mục tiêu chiến

lược rõ ràng. Theo phương pháp BSC, các mục tiêu này sẽ được phân thành bốn

khía cạnh: Tài chính, Khách hàng, Quy trình nội bộ, Đào tạo và phát triển. Chú

trọng vào cả bốn khía cạnh này mang lại sự phát triển cân bằng và bền vững cho

những tổ chức vận dụng BSC vào quá trình hoạt động.

Một điểm chung và nổi bật giữa việc nâng cao năng lực cạnh tranh và ứng dụng

phương pháp BSC trong hoạt động của tổ chức là hướng đến hiệu quả cao nhất, sự

cân bằng và sự phát triển bền vững của tổ chức. Liên hệ với Công ty cổ phần

Pymepharco – một doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và

kinh doanh Dược phẩm – vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc xác định và nâng

cao năng lực cạnh tranh cũng như xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý – thực

thi chiến lược và đo lường kết quả đạt được. Ngành Dược mở ra cho các doanh

nghiệp nhiều cơ hội song cũng đặt ra những thách thức và áp lực cạnh tranh vô cùng

to lớn. Chính vì thế, để có thể tồn tại và phát triển, để có thể hiện thực hóa mục tiêu

trở thành một trong những cánh chim đầu đàn của ngành Dược Việt Nam, góp phần

nâng cao vị thế của Dược Việt Nam trên trường quốc tế, Pymepharco cần phải chủ

động và tích cực thực hiện những bước chuyển mình mang tính chiến lược – thời cơ

và thiết yếu. Chính vì những lý do nêu trên, tác giả – đồng thời là một nhân viên

Marketing của CTCP Pymepharco (Chi nhánh miền Nam) – đã quyết định thực hiện

đề tài:

“Vận dụng Thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard – BSC) để nâng cao năng

lực cạnh tranh tại CTCP Pymepharco – Chi nhánh miền Nam”.

Việc vận dụng phương pháp BSC vào nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ khắc phục

được những hạn chế cơ bản trong việc quản lý và thực thi những chiến lược cạnh

tranh tại Pymepharco hiện nay. Khi vận dụng BSC, việc phát triển năng lực cạnh

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!