Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ UEH vận dụng bảng cân bằng điểm (BSC) để hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM
------------
ĐỖ THỊ LAN CHI
VẬN DỤNG BẢNG CÂN BẰNG ĐIỂM (BSC)
ĐỂ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUẢN
TRỊ TẠI CÔNG TY TNHH MTV CHUYÊN
DOANH Ô TÔ SÀI GÒN (SADACO)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH-Năm 2011
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HCM
-----------
ĐỖ THỊ LAN CHI
VẬN DỤNG BẢNG CÂN BẰNG ĐIỂM (BSC)
ĐỂ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUẢN
TRỊ TẠI CÔNG TY TNHH MTV CHUYÊN
DOANH Ô TÔ SÀI GÒN (SADACO)
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60.34.30
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN ANH HOA
TP. HỒ CHÍ MINH-Năm 2011
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này là công trình nghiên cứu trung thực của
riêng tôi. Các thông tin sử dụng được chỉ rõ nguồn gốc trích dẫn
trong danh mục Tài Liệu Tham Khảo.
Tp.HCM, ngày 30 tháng 12 năm 2011
Đỗ Thị Lan Chi
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
4
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ
Hình 1-1: Mô hình các phương diện của bảng cân bằng điểm................................9
Hình 1-2:Khía cạnh khách hàng-Những thước đo quan trọng ..............................12
Hình 1-3: Bản đồ chiến lược mô tả cách thức doanh nghiệp tạo ra giá trị cho
cổ đông và khách hàng ........................................................................................19
Hình 1-4: Liên kết quy trình hoạch định ngân sách và BSC.................................24
Sơ đồ 2-1: Sơ đồ tổ chức .....................................................................................26
Sơ đồ 2-2: Sơ đồ tổ chức kinh doanh ...................................................................27
Sơ đồ 2-3: Quy trình bán xe đơn giản ..................................................................29
Sơ đồ 2-4: Quy trình bán hàng ở xưởng dịch vụ ..................................................30
Sơ đồ 2-5: Tổ chức bộ máy kế toán .....................................................................31
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 2-1: Định mức giờ công gắn phụ kiện theo xe
Phụ lục 3-1: Từ điển thước đo của bộ phận kinh doanh xe
Phụ lục 3-2: Từ điển thước đo của bộ phận dịch vụ
Phụ lục 3-1: Từ điển thước đo của bộ phận kế toán
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
5
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2-1: Các mục tiêu tài chính.........................................................................34
Bảng 2-2: Dự toán số lượng tiêu thụ bộ phận kinh doanh ....................................35
Bảng 2-3: Dư toán tiêu thụ của bộ phận dịch vụ ..................................................35
Bảng 2-4: Dự toán hàng tồn kho xe .....................................................................36
Bảng 2-6: Dự toán tiền của bộ phận kinh doanh .................................................37
Bảng 2-7: Dự toán tiền của bộ phận dịch vụ ........................................................38
Bảng 2-8:Dự toán tiền của toàn công ty...............................................................39
Bảng 2-9:So sánh số lượng xe bán ra của bộ phận kinh doanh.............................40
Bảng 2-10: So sánh doanh thu thực tế với kế hoạch của bộ phận dịch vụ.............41
Bảng 2-11: Lợi nhuận của bộ phận dịch vụ..........................................................42
Bảng 2-12: Chi phí hành chính ............................................................................42
Bảng 2-13:Lợi nhuận của từng khách hàng mua xe..............................................43
Bảng 2-14: Báo cáo về sự hài lòng của khách hàng .............................................44
Bảng 2-15: Mục tiêu về năng suất lao động .........................................................44
Bảng 2-16: Thời gian làm việc hàng tháng của xưởng dịch vụ.............................45
Bảng 3-1: Bản đồ chiến lược của SADACO ........................................................51
Bảng 3-2: Bản đồ chiến lược của bộ phận kế toán ...............................................52
Bảng 3-3: Bảng cân bằng điểm của bộ phận kinh doanh xe .................................55
Bảng 3-4: Bảng cân bằng điểm của bộ phận dịch vụ............................................56
Bảng 3-5: Bảng cân bằng điểm của bộ phận kế toán ............................................58
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
6
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ
BẢNG CÂN BẰNG ĐIỂM....................................................................................... 3
1.1 Hệ thống kế toán quản trị................................................................................... 3
1.1.1 Lược sử hình thành và phát triển của kế toán quản trị ........................................ 3
1.1.2 Khái niệm về kế toán quản trị (KTQT) .............................................................. 5
1.1.3 Mục tiêu của kế toán quản trị............................................................................. 5
1.1.4 Kế toán quản trị với chức năng quản lý.............................................................. 5
1.1.5 Nội dung của kế toán quản trị xét theo quá trình KTQT và trong mối quan hệ
giữa kế toán quản trị với chức năng quản lý................................................................ 7
1.2 Bảng cân bằng điểm (BSC) ................................................................................ 7
1.2.1 Sự ra đời của BSC ............................................................................................. 7
1.2.2 Khái niệm BSC.................................................................................................. 8
1.2.3 Các phương diện của BSC ............................................................................... 10
1.2.4 Kết nối các đo lường trong mô hình BSC......................................................... 19
1.2.5 Sự cân bằng trong BSC.................................................................................... 20
1.2.6 Các lợi ích khi sử dụng BSC............................................................................ 21
1.2.7 Các bước xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý theo BSC ..................................... 22
1.2.8 Phân tầng bảng cân bằng điểm......................................................................... 22
1.2.9 Tính thực tế và hạn chế khi sử dụng BSC ........................................................ 22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................... 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI
SADACO................................................................................................................. 26
2.1 Giới thiệu về công ty SADACO........................................................................ 26
2.1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty ....................................................................... 26
2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của SADACO................................................ 27
2.2 Tổ chức thực hiện công tác kế toán quản trị........................................................ 31
2.2.1 Sơ lược bộ máy kế toán .................................................................................. 31
2.2.2 Tổ chức công tác kế toán quản trị .................................................................... 32
2.2.2.1 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán ............................................................... 32
2.2.2.2 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán............................................................... 32
2.2.2.3 Tổ chức hệ thống sổ kế toán.......................................................................... 33
2.2.2.5 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán quản trị .................................................... 33
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
7
2.2.3 Nội dung kế toán quản trị xét theo từng phương diện của BSC.................. 34
2.2.3.1 Phương diện tài chính ................................................................................... 34
2.2.3.1.1 Chuyển hóa các mục tiêu của công ty thành các chỉ tiêu kinh tế: các mục
tiêu được thể hiện dưới dạng con số, chỉ tiêu kinh tế cụ thể ...................................... 34
2.2.3.1.2 Lập dự toán chung và dự toán chi tiết......................................................... 35
2.2.3.1.3 Thu thập thông tin về kết quả thực hiện các mục tiêu và thể hiện chúng
dưới hình thức các báo cáo quản trị .......................................................................... 39
2.2.3.2 Phương diện khách hàng............................................................................... 44
2.2.3.3 Phương diện kinh doanh nội bộ..................................................................... 44
2.2.3.4 Phương diện học hỏi phát triển ..................................................................... 46
2.2.4 Đánh giá sơ lược hệ thống kế toán quản trị tại SADACO ........................... 46
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................... 47
CHƯƠNG 3 TỔ CHỨC VẬN DỤNG BSC TRONG VIỆC HOÀN THIỆN HỆ
THỐNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ HIỆN TẠI CỦA SADACO .............................. 48
3.1 Quan điểm vận dụng BSC................................................................................ 48
3.2 Thiết kế BSC ..................................................................................................... 50
3.2.1 Xây dựng bản đồ chiến lược ............................................................................ 50
3.2.2 Xây dựng các thước đo, chỉ số thước đo và từ điển thước đo ........................... 53
3.2.3 Xác định trọng số thước đo.............................................................................. 54
3.3 Các giải pháp để thực hiện BSC....................................................................... 61
3.3.1 Thay đổi tiêu thức phân bổ chi phí................................................................... 61
3.3.2 Hoàn thiện một số báo cáo quản trị.................................................................. 62
3.3.3 Xác lập các trung tâm trách nhiệm ................................................................... 62
3.3.4 Phát triển một kế hoạch triển khai bảng cân bằng điểm.................................... 62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ....................................................................................... 63
PHẦN KẾT LUẬN................................................................................................. 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
8
PHẦN MỞ ĐẦU
Sự cần thiết của đề tài
Kỷ nguyên công nghệ thông tin đã làm cho những nhận định cơ bản về cạnh tranh
trong thời đại công nghiệp trở nên lạc hậu. Các công ty không còn có được lợi thế
cạnh tranh bền vững bằng cách chỉ áp dụng công nghệ mới vào các tài sản hữu hình
một cách nhanh chóng và bằng khả năng quản lý xuất sắc các tài sản tài chính. Để
tồn tại và phát triển lâu dài bền vững, các công ty phải đầu tư vào các tài sản vô
hình thuộc về trí tuệ của doanh nghiệp như kỹ năng nhân viên , động lực của nhân
viên, lòng trung thành của khách hàng v.v... Là một doanh nghiệp làm đại lý bán và
bảo trì xe ô tô hiệu Mitsubishi, SADACO cũng không nằm ngoại lệ đó. Hệ thống kế
toán quản trị truyền thống với việc báo cáo các thước đo tài chính trong quá khứ đã
bộc lộ những hạn chế trong việc cung cấp thông tin về xây dựng khả năng cạnh
tranh dài hạn hay nói cách khác, là những thông tin giúp dự báo về hiệu quả hoạt
động trong tương lai. Sự ra đời của Bảng Điểm Cân Bằng (BSC) giúp khắc phục
được hạn chế nói trên. BSC đã mang tới hai sự thay đổi quan trọng của kế toán quản
trị. Thứ nhất là: kết hợp các thước đo tài chính và thước đo phi tài chính. Thứ hai là
gắn những thước đo này với chiến lược của doanh nghiệp. BSC không chỉ giúp cho
nhà quản lý định hình được chiến lược của doanh nghiệp, truyền đạt thông tin về
chiến lược trong tổ chức và đánh giá các thành tựu trong từng bước thực hiện chiến
lược của họ. Do đó, tổ chức kế toán quản trị hiệu quả phải vận dụng tốt công cụ
BSC. Làm được như vậy, kế toán quản trị nâng cao được giá trị và vị thế trong công
ty.
Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa lý thuyết về kế toán quản trị và bảng cân bằng điểm
Phân tích thực trạng hệ thống kế toán quản trị tại SADACO
Vận dụng lý thuyết về bảng cân bằng điểm để hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị
tại SADACO
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
9
Phương pháp nghiên cứu:
Người viết áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Bao gồm: Quan sát, tìm
hiểu hoạt động của SADACO theo từng khía cạnh của bảng cân bằng điểm; phân
tích ưu nhược điểm trong việc cung cấp thông tin của hệ thống kế toán quản trị tại
SADACO. Sau đó, dựa trên khuôn mẫu lý thuyết về bảng cân bằng điểm, xác định
các yếu tố then chốt có ảnh hưởng đến kết quả tài chính, lượng hóa chúng thành
những thước đo để hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại SADACO.
Phạm vi nghiên cứu:
Do những hạn chế về thời gian học tập và bảo mật thông tin tại công ty nên người
viết không cung cấp số liệu thực tế mà chỉ tập trung vận dụng BSC để xây dựng các
giải pháp mang tính định hướng nhằm hoàn thiện chức năng cung cấp thông tin của
hệ thống kế toán quản trị tại SADACO
Bố cục của đề tài:
Đề tài gồm 64 trang, 04 hình vẽ, 05 sơ đồ, 20 bảng biểu và 04 phụ lục. Ngoài phần
mở đầu và kết luận, luận văn được thiết kế gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về hệ thống kế toán quản trị và bảng cân bằng điểm (BSC)
Chương 2: Thực trạng hệ thống kế toán quản trị tại SADACO
Chương 3: Vận dụng bảng cân bằng điểm trong việc hoàn thiện hệ thống kế toán
quản trị tại SADACO
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ BẢNG
CẦN BẰNG ĐIỂM
1.1 Hệ Thống Kế Toán Quản Trị:
1.1.1 Lược sử hình thành và phát triển của kế toán quản trị
Kế toán quản trị có nguồn gốc từ sự ra đời của quản trị, phân quyền trong doanh
nghiệp vào những năm đầu của thế kỷ XIX. Hình thức ban đầu của kế toán quản trị
là kế toán chi phí. Mục tiêu của kế toán chi phí lúc bấy giờ chủ yếu cung cấp thông
tin liên quan đến chi phí cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhằm thực hiện công
tác hoạch định và kiểm soát các nguồn lực. Kế toán chi phí dần dần được áp dụng
rộng rãi trong các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong các
lĩnh vực sản xuất vật chất. Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển và các doanh
nghiệp đang phải đối mặt với sự thay đổi lớn trong môi trường kinh doanh của họ.
Việc xóa bỏ các quy định hạn chế cạnh tranh và sự gia tăng cạnh tranh của các
doanh nghiệp nước ngoài trong thị trường nội địa đã đẩy các doanh nghiệp vào tình
thế cạnh tranh khốc liệt trong thị trường toàn cầu. Cùng một lúc, tiến bộ khoa học kĩ
thuật đã làm cho vòng đời sản phẩm bị rút ngắn và nhu cầu của khách hàng ngày
càng đa dạng và phức tạp. Do vậy, để cạnh tranh thành công trong thị trường toàn
cầu hiện nay, các doanh nghiệp phải lấy sự hài lòng của khách hàng là mục tiêu
hàng đầu, thông qua những phương pháp quản trị mới, thay đổi hệ thống sản xuất và
đầu tư vào công nghệ mới. Và sự thay đổi này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thống
kế toán quản trị. Sự thay đổi trong cấu trúc chi phí với sự gia tăng đáng kể của
những chi phí mà sự thay đổi của chúng không trực tiếp dẫn đến sự thay đổi của sản
lượng và khó xác định một cách chính xác chúng liên quan trực tiếp đến sản phẩm
hay dịch vụ nào, bắt buộc các nhà quản lý phải xem lại hệ thống kế toán quản trị
hiện hành. Hệ thống kế toán quản trị truyền thống chỉ tập trung vào việc báo cáo các
thông tin tài chính. Tuy nhiên, để thích nghi với điều kiện mới của tổ chức, kế toán
quản trị nhấn mạnh đến việc thu thập và báo cáo số lượng và chất lượng của những
thông tin phi tài chính có ảnh hưởng đến hiệu quả cạnh tranh (ví dự như chất lượng
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
11
của sản phẩm, giao hàng đúng hạn và sự hài lòng của khách hàng). Tóm lại, có một
sự chuyển đổi từ việc xử lý các con số là nền tảng của kế toán quản trị đến việc chỉ
xem chúng là một phần của một hệ thống gồm nhiều thước đo.
Lịch sử phát triển của kế toán quản trị có thể tóm tắt thành 4 giai đoạn chính
sau:[1;9]
Giai đoạn 1: Trước năm 1965, kế toán quản trị chủ yếu quan tâm vào việc xác
định chi phí và kiểm soát tài chính, thông qua việc sử dụng các kỹ thuật dự toán và
kế toán chi phí.
Giai đoạn 2: Từ năm 1965 đến 1985 sự quan tâm của kế toán quản trị đã chuyển
vào việc cung cấp thông tin cho hoạt động lập kế hoạch và kiểm soát của nhà quản
trị, thông qua việc sử dụng các kỹ thuật như phân tích quyết định và kế toán trách
nhiệm.
Giai đoạn 3: Từ năm 1985 đến 1995, kế toán quản trị tập trung quan tâm vào
việc làm giảm hao phí nguồn lực sử dụng trong các quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh, thông qua việc sử dụng các kỹ thuật phân tích quá trình và quản lý chi
phí.
Giai đoạn 4: Vào năm 1995 đến nay, kế toán quản trị chuyển qua quan tâm vào
việc tạo giá trị bằng cách sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thông qua việc sử dụng
các kỹ thuật đánh giá các yếu tố tạo nên giá trị cho khách hàng, giá trị cho cổ đông
và sự thay đổi của tổ chức.
Tuy quá trình phát triển của kế toán quản trị được ghi nhận thành bốn giai đoạn
nhưng sự thay đổi từ giai đoạn này sang giai đoạn khác của quá trình đó đan xen
vào nhau và chuyển hóa dần. Mỗi giai đoạn của quá trình phát triển thể hiện sự
thích nghi với những điều kiện mới đặt ra cho tổ chức, thể hiện bằng sự hòa nhập,
kết cấu lại và bổ sung thêm vào nội dung và các kỹ thuật đã sử dụng trước đó.
Hệ thống quản trị đã không ngừng hoàn thiện, phát triển trở thành một công cụ đắc
lực hỗ trợ cho nhà quản trị. Và ngày nay kế toán quản trị đã là một bộ phận quan
trọng của hệ thống quản trị doanh nghiệp hiện đại.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]