Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ UEH những rào cản trong tiếp cận chăm sóc và giáo dục mầm non của trẻ em các gia
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------------------
NGUYỄN THỊ SINH
NHỮNG RÀO CẢN TRONG TIẾP CẬN CHĂM
SÓC VÀ GIÁO DỤC MẦM NON CỦA TRẺ EM
CÁC GIA ĐÌNH LAO ĐỘNG DI CƯ TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Chính sách công
Mã số : 60.34.04.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. DWIGHT H. PERKIN
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
-iLỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu
trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết
của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường đại học Kinh tế
TpHCM hay của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05/05/2014
Người viết cam đoan.
Nguyễn Thị Sinh
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
-iiTÓM TẮT
Chăm sóc và giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc
dân. Những chăm sóc và kích thích đầu đời có khả năng đem lại những đổi thay to lớn cho
một cuộc đời. Tuy vậy, chất lượng chăm sóc và giáo dục mầm non tại các đô thị trong
những năm qua gặp rất nhiều trục trặc, đặc biệt tại các cơ sở mầm non ngoài công lập, gây
tổn hại đến sức khỏe, tinh thần và thậm chí là sinh mạng trẻ.
Tư nhân hóa giáo dục mầm non diễn ra ở một số quốc gia vì nhiều lý do. Trước hết
vì chi phí đầu tư cho giáo dục ở cấp bậc này rất tốn kém và các nước trong quá trình phát
triển thường không cấp đủ kinh phí để tài trợ, cần phải sử dụng nguồn lực tư nhân. Sau đó
là vì các nhà kinh tế và quản lý cho thấy rằng, việc cho phép khối tư nhân tham gia sẽ tạo
nên một thị trường cạnh tranh và quan hệ cung cầu sẽ giúp gia tăng lượng trẻ tiếp cận cũng
như gia tăng chất lượng. Báo cáo về Giám sát toán cầu về giáo dục mầm non của Liên Hợp
Quốc 2007 cho thấy tại rất nhiều các quốc gia phát triển, khối tư nhân đang cung cấp một
chương trình có chất lượng tốt hơn so với khối nhà nước. Tuy vậy, trong quá trình đạt được
sự hợp lý về quản lý giám sát của nhà nước để gia tăng không ngừng chất lượng chăm sóc
và giáo dục, đồng thời với duy trì động cơ lợi nhuận của khối tư nhân, thì hàng loạt những
trục trặc xảy ra cần hoàn thiện: Đó là chênh lệch chất lượng rất lớn giữa các cơ sở khác
nhau, là sự thiếu hụt cung ở những phân khúc có lợi nhuận kém hấp dẫn nhất, là sự là sự
phân biệt trẻ thông qua hàng rào chi phí hay chuẩn đầu vào,…
Bối cảnh chăm sóc và giáo dục mầm non của Tp Hồ Chí Minh hiện đang nằm trong
tình trạng nảy sinh và phải giải quyết những trục trặc đó. Nhờ hiệu quả của chương trình xã
hội hóa giáo dục mầm non với sự tham gia đông đảo của khối tư nhân, hệ thống chăm sóc
và giáo dục của thành phố Hồ Chí Minh nói chung và quận Thủ Đức nói riêng trong những
năm qua đã gia tăng rất nhanh về số lượng trường lớp và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu
cầu gửi trẻ, tuy vậy, việc cung cấp chăm sóc và giáo dục cho trẻ độ tuổi 0 – 1 còn thiếu hụt.
Mặt khác, việc giám sát và quản lý chưa tốt đã dẫn đến chất lượng không đồng đều giữa
các cơ sở và đặc biệt rất đáng lo ở các cơ sở tư nhân giá rẻ.
Những nhóm yếu thế thường bị bỏ sót trong quá trình hoàn thiện, và người nhập cư
tại quận Thủ Đức cũng đang hoàn toàn bất lợi với việc tiếp cận chăm sóc và giáo dục mầm
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
-iiinon chất lượng tốt cho con em họ. Họ thường có hiểu biết hạn chế về chăm sóc và giáo dục
trẻ, thời gian làm việc nhiều hơn nhưng thu nhập thấp hơn người địa phương, vì vậy đa số
họ phải gửi trẻ tại những cơ sở tư nhân có chi phí thấp nhưng thời gian trông trẻ linh hoạt
và thuận tiện đưa đón nhưng chất lượng thì không đảm bảo. Trẻ em các gia đình nhập cư
đã không có những cải thiện đáng kể về thể chất, trí tuệ và hành vi cử xử trong thời gian
theo học. Và mặc dù nhận thức tốt về lợi ích của giáo dục mầm non và bày tỏ sự tin cậy
đối với chất lượng chăm sóc mầm non của hệ thống công lập, phần lớn các hộ đều không
thể cho con học công lập không đăng ký được tạm trú dài hạn và vì thời gian trông trẻ
không phù hợp với thời gian họ phải làm việc để kiếm sống. Sự trục trặc này, vừa nằm ở
sự yếu thế của người nhập cư, vừa ở sự buông lỏng giám sát của cơ quan quản lý giáo dục.
Để giúp trẻ của gia đình lao động nhập cư tại quận Thủ Đức tiếp cận tốt hơn với
chăm sóc và giáo dục mầm non chất lượng tốt, cần xem xét những chính sách vừa khắc
phục những tồn tại chung của ngành mầm non vừa tăng cơ hội tiếp cận cho trẻ gia đình
nhập cư. Việc phải chọn lựa một cơ sở mầm non giá rẻ và thuận tiện sẽ đỡ rủi ro cho trẻ
hơn nếu cơ sở này được cơ quan quản lý giáo dục giám sát nghiêm túc và công khai đánh
giá chất lượng để các gia đình chọn lựa. Những hiểu biết hạn chế về chăm sóc và giáo dục
mầm non của cha mẹ trẻ sẽ được hỗ trợ bằng những tuyên truyền thông qua ban văn hóa,
ban công tác xã hội của địa phương hay công đoàn của doanh nghiệp. Hay việc có thời
gian nghỉ hộ sản dài hơn, duy trì thu nhập và an tâm về vị trí công việc trong thời gian nghỉ
hộ sản sẽ vừa giúp các gia đình chăm sóc con trong những năm tháng đầu đời vừa giúp giải
tỏa áp lực cung ứng đơn vị chăm sóc trẻ nhũ nhi.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
-ivMỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................i
TÓM TẮT.............................................................................................................................ii
MỤC LỤC ...........................................................................................................................iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..........................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG...........................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ....................................................................................viii
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1
1.1 Bối cảnh ..........................................................................................................................1
1.2 Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................................3
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................5
2.1 Cơ sở lý thuyết................................................................................................................5
2.1.1 Những ảnh hưởng của CSGDMN đối với sự phát triển của trẻ................................5
2.1.2 Cơ sở về sự cần thiết nhà nước phải quan tâm đến CSGDMN.................................6
2.1.3 Tổng quan các nghiên cứu trước................................................................................7
2.2 Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................................8
2.2.1 Các khái niệm ..............................................................................................................8
2.2.2 Xác định các yếu tố đo lường ....................................................................................10
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................11
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................................................13
3.1 Đặc điểm mẫu thu về ...................................................................................................13
3.2 Mức độ cung ứng các cơ sở CSGDMN của quận Thủ Đức. ....................................14
3.3 Sự phù hợp của cơ sở giáo dục trẻ nhỏ so với nhu cầu của gia đình.......................17
3.4 Yếu tố chất lượng của cơ sở MN.................................................................................19
3.5 Tình trạng thu nhập, chi phí học MN và khả năng chi trả của các hộ gia đình. ...22
3.6 Niềm tin và nhận thức của cha mẹ trẻ đối với việc cho trẻ học MN .......................25
3.7 Tình trạng cư ngụ của gia đình. .................................................................................27
3.8 Kết luận.........................................................................................................................29
CHƯƠNG 4 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH.........................30
4.1 Kinh nghiệm quốc tế....................................................................................................30
4.2 Gợi ý chính sách...........................................................................................................33
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
-v4.3 Hạn chế của đề tài........................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................37
PHỤ LỤC............................................................................................................................40
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]