Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ UEH nguy cơ cổ đông lợi dụng sự buông lỏng giám sát của ban kiểm soát thao túng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
-------------
PHẠM MINH ĐỨC
NGUY CƠ CỔ ĐÔNG LỢI DỤNG SỰ BUÔNG LỎNG
GIÁM SÁT CỦA BAN KIỂM SOÁT THAO TÚNG NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN: TÌNH HUỐNG NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB)
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
-------------
PHẠM MINH ĐỨC
NGUY CƠ CỔ ĐÔNG LỢI DỤNG SỰ BUÔNG LỎNG
GIÁM SÁT CỦA BAN KIỂM SOÁT THAO TÚNG NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN: TÌNH HUỐNG NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB)
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 60340402
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. PHẠM DUY NGHĨA
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
-i-
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu
sử dụng trong luận văn đều đƣợc dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi
hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trƣờng Đại học
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chƣơng trình giảng dạy kinh tế Fulbright.
Tác giả luận văn
Phạm Minh Đức
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
-ii-
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trƣờng chứng
khoán và xu hƣớng cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc, các nhà đầu tƣ tại thị trƣờng
Việt Nam đã có thêm một kênh đầu tƣ mới, góp vốn vào các doanh nghiệp thông qua việc
mua bán cổ phiếu trên sàn chứng khoán và cả thị trƣờng OTC. Khi việc sở hữu các công ty
đƣợc đại chúng hóa dẫn tới sự tham gia của đông đảo các nhà đầu tƣ, đồng thời cũng dẫn
đến sự phân nhóm các cổ đông trong một công ty. Nhóm các cổ đông lớn - những ngƣời
nắm quyền quyết định điều hành doanh nghiệp thông qua lá phiếu của mình - có lợi thế
vƣợt trội và có ảnh hƣởng mạnh đến các thành viên ban điều hành doanh nghiệp. Điều này
tạo ra nguy cơ các cổ đông lớn có thể dùng ảnh hƣởng của mình tác động lên các hoạt
động điều hành của doanh nghiệp nhằm tạo lợi thế và mang lại lợi ích cho họ nhƣng lại
làm ảnh hƣởng đến lợi ích chung toàn công ty qua đó làm thiệt hại cho các cổ đông nhỏ
khác. Để khắc phục điều này Luật Doanh nghiệp năm 2005 khi ra đời đã quy định về chức
năng và nhiệm vụ của Ban kiểm soát với ý tƣởng Ban kiểm soát là cơ quan đối trọng để
kiểm tra giám sát các hoạt động của ban điều hành (bao gồm HĐQT và BGĐ) nhằm đảm
bảo các hoạt động điều hành luôn tuân thủ luật pháp và phục vụ cho lợi ích của tất cả các
cổ đông chứ không phục vụ cho lợi ích của một nhóm thiểu số cổ đông nào đó.
Đối với các ngân hàng thƣơng mại cổ phần, đây là những doanh nghiệp cổ phần
đặc biệt có ảnh hƣởng trọng yếu đến sự vận hành của nền kinh tế, vì vậy các ngân hàng
thƣơng mại đƣợc pháp luật điều chỉnh riêng thông qua Luật các tổ chức tín dụng. Trong
Luật các tổ chức tín dụng, vai trò của Ban kiểm soát trong Ngân hàng thƣơng mại cũng
đƣợc quy định rất chi tiết với mục đích đảm bảo việc giám sát của Ban kiểm soát đối với
các hoạt động điều hành đƣợc thực thi một cách chặt chẽ và đúng đắn giúp cho ngân hàng
hoạt động đúng pháp luật và vì lợi ích của đa số các cổ đông. Tuy nhiên, tình hình thực
tiễn hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại cho thấy một thực tế là: ảnh hƣởng của nhóm
cổ đông lớn đối với các hoạt động điều hành của các ngân hàng là khá mạnh. Đã có nhiều
trƣờng hợp cho thấy các cổ đông này đã dùng ảnh hƣởng của mình tác động để ngân hàng
cấp tín dụng dƣới chuẩn cho các công ty sân sau có lợi ích liên quan. Hoặc tác động để vay
vốn từ ngân hàng thông qua một số công ty sau đó sử dụng các khoản tín dụng đó để mua
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
-iii-
cổ phiếu nhằm tăng tỷ lệ sở hữu của mình tại chính ngân hàng đó hoặc các ngân hàng khác.
Những hoạt động đó đã làm biến dạng bức tranh thực về các tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu,
giới hạn tín dụng, giới hạn góp vốn cổ phần và đầu tƣ, khả năng chi trả, phân loại nợ và
trích dự phòng rủi ro, từ đó đẩy các ngân hàng đối mặt với các rủi ro tiềm ẩn chƣa đƣợc
kiểm soát. Từ thực tiễn đó, một số câu hỏi đặt ra là: Tại sao Ban kiểm soát lại không nhận
biết và ngăn cản đƣợc các rủi ro đó? Vai trò của Ban kiểm soát trong việc cảnh báo và
giám sát các hoạt động điều hành? Có phải các quy định hiện hành đối với Ban kiểm soát
trong ngân hàng thƣơng mại cổ phần là chƣa đủ để Ban kiểm soát có thể thực hiện tốt chức
năng nhiệm vụ của mình? Luận văn đi sâu vào phân tích các quy định của luật pháp đối với
Ban kiểm soát trong ngân hàng thƣơng mại cổ phần từ đó chỉ ra các điểm yếu trong các
quy định dẫn đến việc cổ đông lớn có thể vô hiệu hóa vai trò giám sát của Ban kiểm soát.
Thông qua nghiên cứu tình huống Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu (ACB) Luận
văn sẽ chỉ ra các cách thức cụ thể mà cổ đông Nguyễn Đức Kiên đã thực hiện để thao túng
các hoạt động điều hành Ngân hàng ACB và vô hiệu hóa vai trò giám sát của Ban kiểm
soát. Từ những điểm yếu đƣợc chỉ ra trong các quy định đối với Ban kiểm soát và cách
thức các hoạt động thao túng đã diễn ra trong thực tế, Luận văn đề xuất các giải pháp nhằm
bổ sung sửa đổi các quy định hiện hành nhằm giúp giảm thiểu các ảnh hƣởng tƣơng tự từ
cổ đông lớn, tăng hiệu quả giám sát của Ban kiểm soát trong ngân hàng thƣơng mại cổ
phần từ đó đảm bảo quyền lợi của đa số các cổ đông.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]