Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRẦN THANH TÂM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN BÌNH TÂN, TP. HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRẦN THANH TÂM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN BÌNH TÂN, TP. HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã ngành: 8310102
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Hoàng An Quốc
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Nâng cao hiệu quả chính sách giảm
nghèo bền vững trên địa bàn Quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh đến năm
2025” là bài nghiên cứu của chính tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Hoàng
An Quốc. Nội dung bài luận văn được thực hiện theo phương pháp khoa học được
đúc kết từ quá trình học tập và nghiên cứu thực tiễn, các tài liệu tham khảo được
trích dẫn rõ ràng, số liệu sử dụng là trung thực.
Tp. Hồ Chí Minh, 2018
Trần Thanh Tâm
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu.....................................................................1
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.................................3
2.1. Các công trình nghiên cứu trong nước.........................................................3
2.2. Các công trình nghiên cứu ngoài nước ........................................................8
3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................10
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................10
5.1. Phương pháp chung....................................................................................10
5.2. Phương pháp cụ thể....................................................................................11
6. Đóng góp của luận văn......................................................................................12
7. Kết cấu của luận văn .........................................................................................12
CHƯƠNG 1..............................................................................................................14
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .....................................................................14
CỦA CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG.............................................14
-------- ........................................................................................................................14
1.1. Một số khái niệm lý luận cơ bản....................................................................14
1.1.1. Nghèo đơn chiều .....................................................................................14
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
1.1.2. Nghèo đa chiều........................................................................................16
1.1.3. Một số phương pháp đo lường nghèo đa chiều.......................................23
1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề giảm nghèo bền vững ............27
1.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về sự phân hóa giàu nghèo trong nền
kinh tế thị trường ở Việt Nam...........................................................................27
1.2.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững ..31
1.3. Kinh nghiệm giảm nghèo ở một số địa phương.............................................41
1.3.1. Kinh nghiệm giảm nghèo ở huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh................41
1.3.2. Kinh nghiệm giảm nghèo ở Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh ..........................44
1.3.3. Kinh nghiệm giảm nghèo ở Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh ........................46
1.3.4. Những bài học rút ra ...............................................................................47
CHƯƠNG 2..............................................................................................................53
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO.....................................................53
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA.............53
-------..........................................................................................................................53
2.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội quận Bình Tân ........53
2.1.1. Điều kiện tự nhiên...................................................................................53
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội..........................................................55
2.2. Hoạt động giảm nghèo trên địa bàn quận Bình Tân giai đoạn 2009 – 2017..57
2.2.1. Những kết quả đạt được ..........................................................................57
2.3.2. Một số hạn chế và tồn tại ........................................................................71
2.3. Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra.............................................................77
CHƯƠNG 3..............................................................................................................83
QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO...........................83
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG .................................83
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN ....................................................................83
-------..........................................................................................................................83
3.1. Những quan điểm cơ bản ...............................................................................83
3.2. Phương hướng, mục tiêu chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận
Bình Tân................................................................................................................88
3.2.1. Những phương hướng cơ bản .................................................................88
3.2.2. Mục tiêu giảm nghèo bền vững...............................................................89
3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả chính sách giảm nghèo
bền vững trên địa bàn Bình Tân............................................................................91
3.3.1. Phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho
người nghèo phù hợp với đặc thù địa bàn sản xuất công nghiệp và dịch vụ ....91
3.3.2. Tăng cường huy động nguồn lực, xã hội hóa hoạt động xóa đói giảm
nghèo, đặc biệt là sự hỗ trợ từ khu vực sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận
Bình Tân............................................................................................................95
3.3.3. Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, tăng cường các dịch vụ giáo dục, y tế,
văn hóa đáp ứng kịp thời với tốc độ tăng dân số nhanh..................................100
3.3.4. Đổi mới công tác tổ chức, kiện toàn bộ máy nhân sự phù hợp với tính
chất địa bàn rộng, phức tạp, nhiều thành phần dân cư của quận ....................111
KIẾN NGHỊ...........................................................................................................117
KẾT LUẬN............................................................................................................122
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Xác định chuẩn nghèo đa chiều.....................................................................21
Bảng 2. Thống kê dân số quận Bình Tân qua các năm...............................................54
Bảng 3. Tình hình phát triển kinh tế quận Bình Tân qua các năm .............................55
Bảng 4. Thống kê hộ nghèo và cận nghèo theo thu nhập của quận Bình Tân qua các
năm..............................................................................................................................58
Bảng 5. Hoạt động của quỹ xóa đói giảm nghèo ........................................................52
Bảng 6. Chương trình cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội ...............63
Bảng 7. Chương trình cho vay người có đất bị thu hồi của ngân hàng chính sách xã
hội................................................................................................................................64
Bảng 8. Chương trình cho vay học sinh sinh viên của ngân hàng chính sách xã
hội…............................................................................................................................64
Bảng 9. Chương trình cho vay quỹ quốc gia giải quyết việc làm.…………………..67
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Từ đầy đủ
1 ADB Ngân hàng phát triển châu Á
2 CP Chính phủ
3 HPI Human Poverty Index - Chỉ số nghèo khổ tổng hợp
4 HDI Human Development Index - Chỉ số phát triển con người
4 MPI Multidimensional Poverty Index - Nghèo đa chiều
6 NQ Nghị quyết
7 OPHI
Oxford Poverty and Human Development Initative - Tổ
chức phát triển con người và nghèo đói.
8 QĐ Quyết định
9 TTg Thủ tướng
10 QH Quốc hội
11 Tp Thành phố
12 THCS Trung học cơ sở
13 THPT Trung học phổ thông
14 UBTVQH Ủy ban thường vụ quốc hội
15 UNDP Chương trình phát triển Liên hợp quốc
16 UBND Ủy ban nhân dân
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Từ năm 1992 đến nay, thành tựu của chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá
của thành phố Hồ Chí Minh rất quan trọng và có ý nghĩa trên nhiều mặt, góp phần
nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, trực tiếp là người nghèo, hộ nghèo, hộ cận
nghèo theo từng giai đoạn của chương trình. Tính đến cuối năm 2015, chương trình
giảm nghèo của Tp. Hồ Chí Minh đã hỗ trợ cho hơn 150.000 hộ nghèo vượt được
mức chuẩn nghèo bình quân thu nhập 16 triệu đồng/người/năm (khoảng 8% tổng hộ
dân của thành phố), góp phần giảm dần chênh lệch về mức sống giữa các nhóm dân
cư trong xã hội của thành phố (Website Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh,
Hội nghị trực tuyến công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015). Quận
Bình Tân thuộc Tp. Hồ Chí Minh cũng là một trong những địa phương đạt được
mức chỉ tiêu này. Tính đến nay, quận Bình Tân đã hoàn thành mục tiêu không còn
hộ nghèo có mức thu nhập từ 16 triệu đồng/người/năm trở xuống theo tiêu chuẩn
của thành phố giai đoạn 2014 – 2015.
Tuy nhiên, kết quả chương trình giảm nghèo mang lại mới chỉ là bước đầu,
chưa thực sự bền vững do tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo và thực tiễn cho thấy cách xác
định hộ chuẩn nghèo chỉ theo một tiêu chí duy nhất là thu nhập, đã không đo lường
được thiếu hụt về nhiều khía cạnh quan trọng khác liên quan mật thiết đến chất
lượng sống của dân cư như: giáo dục, y tế, tiếp cận thông tin…Vì vậy, trong giai
đoạn 2016 – 2020, thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng phương pháp tiếp cận đa
chiều để xác định hộ nghèo. Thành phố đưa ra tiêu chí hộ nghèo có 1 hoặc cả 2 tiêu
chí sau: Có thu nhập bình quân từ 21 triệu đồng/người/năm trở xuống; Có tổng số
điểm thiếu hụt của 5 chiều nghèo (các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục - đào tạo;
y tế; việc làm - bảo hiểm xã hội; điều kiện sống và tiếp cận thông tin) từ 40 điểm trở
lên (Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Quyết định số 3582 ngày 12/7/2016
phê duyệt chương trình giảm nghèo bền vững của thành phố giai đoạn 2016 –
2020).
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
2
Theo phương pháp tiếp cận mới này, chương trình giảm nghèo của thành phố
nói chung và quận Bình Tân nói riêng chưa thực sự bền vững, đòi hỏi cần phải có
những khảo sát thực tiễn để xác định tình trạng chất lượng sống của người dân để
đo lường chuẩn nghèo khoa học hơn, từ đó có thể nghiên cứu hoạch định các chính
sách, giải pháp cho giai đoạn mới 2018 – 2025 một cách toàn diện và bền vững.
Hiện nay, thành phố đang thực hiện thí điểm sử dụng phương pháp xác định
nghèo đa chiều để giải quyết nghèo đói và các vấn đề khác liên quan đến dịch vụ xã
hội, nhất là dịch vụ xã hội cho những bộ phận dân cư dễ bị tác động bởi sự thay đổi
của các điều kiện xã hội. Thành phố đang xây dựng và thực hiện các chính sách cụ
thể để giải quyết những thiếu hụt về thu nhập và năm chiều đo lường nghèo (y tế,
giáo dục, nhà ở, nước sạch, tiếp cận thông tin) tăng cường sự tham gia và vai trò của
người dân, cộng đồng và chính quyền các cấp của thành phố; tổ chức lồng ghép
mục tiêu giảm nghèo đa chiều vào các kế hoạch, chương trình và ngân sách thường
xuyên. Vì vậy, quận Bình Tân cần thiết phải tìm hiểu và nắm vững phương pháp đo
lường và tiếp cận này để có giải pháp giảm hộ nghèo bền vững cho chính địa
phương.
Quận Bình Tân là quận ven của thành phố Hồ Chí Minh. Quận đang trong
quá trình đô thị hóa nhanh, nhiều áp lực và phức tạp mới nảy sinh theo tốc độ phát
triển; những yêu cầu ngày càng cao của họat động kinh tế - xã hội trong khi cơ sở
hạ tầng, tổ chức bộ máy, trình độ quản lý, nguồn nhân lực còn hạn chế. Theo niên
giám thống kê năm 2010 của Chi cục Thống kê quận Bình Tân, đến cuối năm 2008,
quận đạt chuẩn cơ bản không còn hộ diện xóa đói giảm nghèo theo tiêu chuẩn
nghèo giai đoạn 2 của thành phố Hồ Chí Minh (còn lại 52 hộ, tỷ lệ 0,07%). Tuy
nhiên, do tốc độ đô thị hóa diễn ra khá nhanh làm cho đa số dân cư gặp nhiều trở
ngại khi chuyển đổi ngành nghề do trình độ thấp, không có tay nghề, không biết
cách làm ăn. Song song với việc phát triển kinh tế xã hội của quận đã thu hút số
lượng lớn người nhập cư từ nơi khác về sinh sống và làm ăn tại địa bàn của quận.
Do đó dẫn đến trường học, bệnh viện quá tải, tình hình an ninh trật tự phức tạp, việc
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
3
lấn chiếm lòng lề đường, hàng gian, hàng giả, sản xuất lậu, bóc lột sức lao động trẻ
em, ô nhiễm môi trường, rác thải bừa bãi…là những thách thức đối với quận Bình
Tân.
Với những vấn đề như diện tích lớn, tỷ lệ dân nhập cư ngày càng gia tăng…
nêu trên, việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại địa bàn quận Bình Tân
đòi hỏi phải có sự thống kê đầy đủ và khoa học, để từ đó có chính sách giảm nghèo
bền vững và hiệu quả. Vì vậy, để góp phần thực hiện chính sách giảm nghèo bền
vững trên địa bàn quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh, tác giả lựa chọn đề tài: “Nâng
cao hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận Bình
Tân, Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2025”.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
[1] Báo cáo “Tổng quan các nghiên cứu về giảm nghèo ở Việt Nam” của
Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Việt Nga, Nguyễn Thanh Phương, Nguyễn Văn
Thục, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, năm 2015. Nghiên cứu này được thực
hiện trong khuôn khổ hợp tác giữa Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Ủy ban
về các Vấn đề Xã hội của Quốc hội thông qua Dự án Hỗ trợ giảm nghèo bền vững
(PRPP) nhằm mục tiêu hỗ trợ kỹ thuật cho hoạt động giám sát giảm nghèo tối cao
của Quốc hội theo Nghị quyết số 661/NQ-UBTVQH13, ngày 04/9/2013.
Báo cáo tập trung phân tích, đánh giá tổng quan các kết quả, khuyến nghị
chính về giảm nghèo của các báo cáo trong giai đoạn 2005-2013. Báo cáo này chỉ ra
rằng do các quy định chính sách giảm nghèo suốt thời gian qua được xác định thông
qua các yếu tố về kinh tế, nên đại đa số các nghiên cứu về giảm nghèo cũng mới chỉ
dừng lại ở các khía cạnh kinh tế. Rất ít những nghiên cứu về giảm nghèo ngoài khía
cạnh kinh tế. Chỉ trong các năm gần đây, khi các mục tiêu giảm nghèo ở Việt Nam
chú trọng nhiều hơn vào vấn đề giảm nghèo bền vững, bắt đầu xuất hiện các nghiên
cứu, tiếp cận vấn đề nghèo dưới góc độ đa chiều.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
4
Do đặc trưng về yếu tố địa lý, cũng như các đặc trưng về dân tộc, điều kiện
sản xuất…nên các nghiên cứu về giảm nghèo phần nhiều được thực hiện ở các khu
vực vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Điều này cũng phản ánh đặc điểm về
đối tượng, địa bàn mà các chính sách giảm nghèo đang bao phủ. Chính vì thế, các
nghiên cứu về nghèo ở khu vực đô thị, nông thôn đồng bằng là khá ít. Tuy nhiên,
một vài năm trở lại đây, đã xuất hiện nhiều hơn các nghiên cứu nghèo ở các khu vực
này, một phần thể hiện hướng nghiên cứu mới trong giảm nghèo, một phần khác
xuất phát từ những tác động xã hội, đặc biệt là lạm phát và khủng hoảng kinh tế.
Các kết quả nghiên cứu về nghèo đô thị cho thấy cần thiết phải nhìn nhận rộng hơn,
sâu hơn các vấn đề về giảm nghèo, nếu như Việt Nam muốn đạt các kết quả bền
vững.
Báo cáo cũng chỉ ra các cách thức đo lường nghèo qua các giai đoạn. Chuẩn
nghèo được điều chỉnh qua các giai đoạn khác nhau để phù hợp với bối cảnh phát
triển mới của Việt Nam. Thông thường thời gian điều chỉnh chuẩn nghèo chính
thức là 5 năm, do gắn với các Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội, trong khi đó thời
gian thay đổi của chuẩn nghèo còn lại diễn ra nhanh hơn. Đặc biệt, từ năm 2008,
chuẩn nghèo đa chiều trở nên phổ biến trong các nghiên cứu về nghèo tại Việt Nam
và dần phản ánh đầy đủ hơn những vấn đề đa dạng của tình trạng nghèo. Đồng thời,
ghi nhận các nỗ lực, quyết tâm giảm nghèo của Việt Nam thể hiện qua hệ thống
chính sách ngày càng đa dạng và toàn diện hơn. Các chính sách này không chỉ hỗ
trợ trực tiếp về đời sống cho các nhóm nghèo mà còn mở ra nhiều cơ hội thoát
nghèo cho họ dựa trên các chính sách phát triển vốn con người, tiếp cận và sử dụng
các dịch vụ xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng… Tuy nhiên, qua các nghiên cứu, có thể
thấy nhiều tồn tại, thách thức về giảm nghèo đã được chỉ ra, đặc biệt là các vấn đề
liên quan tới sự chồng chéo, phân tán của chính sách, vai trò hạn chế của Văn
phòng Quốc gia về giảm nghèo, khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng…
Báo cáo cũng trình bày các khuyến nghị vĩ mô và vi mô đã được đề xuất
trong các nghiên cứu về giảm nghèo, trong đó có không ít các khuyến nghị đã được
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
5
xem xét, điều chỉnh trong hệ thống chính sách ở các giai đoạn tiếp theo, điển hình
như: (i) mở rộng hệ thống chính sách bảo trợ xã hội để giảm thiểu rủi ro với các
nhóm nghèo và các nhóm xã hội khác: (ii) tăng cường sự tham gia của người dân
trong các chính sách giảm nghèo; (iii) thúc đẩy phân cấp trong thực hiện chính sách
giảm nghèo; (iv) tăng cường vai trò của địa phương, (v) nâng cao năng lực cán bộ
giảm nghèo… Tuy nhiên, cũng có rất nhiều khuyến nghị chưa/không được xem xét
vì những lý do khác nhau, kể cả trong trường hợp các khuyến nghị này liên tục xuất
hiện trong các nghiên cứu giảm nghèo (của một tổ chức, hoặc nhiều tổ chức), các
khuyến nghị này chủ yếu liên quan tới: (i) giảm sự chồng chéo các chương trình,
chính sách giảm nghèo; (ii) chuẩn nghèo và quy trình rà soát hộ nghèo; (iii) tiếp cận
đa chiều trong giảm nghèo; (iv) vấn đề hỗ trợ tài chính trọn gói cho địa phương; (v)
nâng cao vai trò quản lý của Văn phòng giảm nghèo quốc gia…cùng các hoạt động
giám sát, minh bạch thông tin trong lĩnh vực giảm nghèo.
[2] Báo cáo “Khởi đầu tốt, nhưng chưa phải đã hoàn thành: Thành tựu ấn
tượng của Việt Nam trong giảm nghèo và những thách thức mới” do Ngân hàng thế
giới thực hiện với sự hợp tác của Trung tâm Phân tích và Dự báo thuộc Viện Khoa
học Xã hội Việt Nam, năm 2012. Báo cáo ghi nhận Việt Nam đã đạt được hầu hết
các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và một số trường hợp còn vượt chỉ tiêu đề ra.
Chuẩn nghèo nhằm đáp ứng “những nhu cầu cơ bản” được đặt ra ở mức thấp so với
chuẩn mực quốc tế; nhiều hộ nghèo thoát nghèo trong thập kỉ có thu nhập rất sát so
với chuẩn nghèo và dễ tái nghèo nếu bị các cú sốc đặc thù như mất việc, tai nạn,
bệnh tật…Việt Nam nhưng dễ bị tổn thương ở người dân thành thị do phải chị ảnh
hưởng của lạm phát và các vấn đề thất nghiệp, kinh doanh trì trệ, sức khỏe suy
giảm, nhất là những người sống nhờ vào các khoản tiền tiết kiệm hoặc thu nhập cố
định, không điều chỉnh theo lạm phát như người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm
xã hội, người không thể làm việc vì lý do sức khỏe…
[3] Bài báo “Chính sách giảm nghèo ở nước ta hiện nay: Thực trạng và định
hướng hoàn thiện” của PGS. TS. Nguyễn Ngọc Sơn trên tạp chí Kinh tế & Phát
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]