Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro tại công ty cổ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ VŨ TƯỜNG VY
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI
BỘ THEO HƯỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG QUY NHƠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ VŨ TƯỜNG VY
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI
BỘ THEO HƯỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG QUY NHƠN
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số : 60340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS: HÀ XUÂN THẠCH
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng
quản trị rủi ro tại Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn” là do bản thân tôi tự nghiên cứu và
thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Hà Xuân Thạch.
Nội dung nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Nội dung của luận văn này chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý trong quá trình nghiên cứu khoa
học của luận văn này.
TP. Hồ Chí Minh, tháng năm 2014
Người thực hiện luận văn
Lê Vũ Tường Vy
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục sơ đồ, bảng biểu
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài
3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Ý nghĩa của đề tài
7. Kết cấu của đề tài
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO
TRONG DOANH NGHIỆP.............................................................................................1
1.1. Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ .................................................................1
1.1.1. Lược sử sự hình thành và phát triển lý thuyết kiểm soát nội bộ.........................1
1.1.2. Khái niệm về kiểm soát nội bộ........................................................................... 2
1.1.3. Các nhân tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ theo COSO 2004 ................ 3
1.1.3.1. Môi trường quản lý ....................................................................................3
1.1.3.2. Thiết lập mục tiêu ..................................................................................... 5
1.1.3.3. Nhận dạng sự kiện tiềm tàng......................................................................6
1.1.3.4. Đánh giá rủi ro ...........................................................................................7
1.1.3.5. Phản ứng với rủi ro ................................................................................... 8
1.1.3.6. Hoạt động kiểm soát ............................................................................... 10
1.1.3.7. Thông tin và truyền thông........................................................................10
1.1.3.8. Giám sát .................................................................................................. 11
1.2. Tổng quan về quản trị rủi ro doanh nghiệp......................................................... 11
1.2.1. Khái niệm và nội dung của quản trị rủi ro doanh nghiệp...................................11
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
1.2.2. Lợi ích và hạn chế của quản trị rủi ro doanh nghiệp..........................................13
1.3. Mối liên hệ giữa kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro doanh nghiệp ............. 15
1.3.1. Mô hình ba tuyến phòng thủ ....................................................................... 15
1.3.2. Sự hỗ trợ nhau của kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro............................... 17
1.4. Những đặc thù của ngành kinh doanh dịch vụ Cảng biển tác động đến hệ thống
KSNB theo hƣớng QTRR ..............................................................................................18
1.5. Bài học kinh nghiệm về tổ chức KSNB hƣớng đến QTRR ở một số doanh nghiệp
kinh doanh khai thác Cảng........................................................................................... 20
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .............................................................................................. 26
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG MỐI
QUAN HỆ VỚI QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG QUY
NHƠN ............................................................................................................................. 27
2.1. Khái quát về quá trình thành lập và phát triển của Công ty ............................. 27
2.1.1. Thông tin chung ............................................................................................... 28
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh ................................................................................... 28
2.1.3. Sản lượng hàng hóa thông qua Cảng ............................................................... 29
2.1.4. Trình độ công nghệ .......................................................................................... 29
2.1.5. Trình độ cán bộ Công nhân viên trong Công ty sau Cổ phần hóa ................... 30
2.1.6. Cơ cấu tổ chức ..................................................................................................30
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................... 31
2.3. Đánh giá thực trạng hệ thống KSNB và QTRR tại CTCP Cảng Quy Nhơn.... 32
2.3.1. Môi trường quản lý ............................................................................................32
2.3.2. Thiết lập mục tiêu ............................................................................................. 42
2.3.3. Nhận dạng sự kiện tiềm tàng và đánh giá rủi ro ............................................... 43
2.3.4. Phản ứng với rủi ro ........................................................................................... 45
2.3.5. Hoạt động kiểm soát ......................................................................................... 46
2.3.6. Thông tin và truyền thông................................................................................. 52
2.3.7. Giám sát ............................................................................................................ 58
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .............................................................................................. 61
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
THEO HƢỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CTCP CẢNG QUY NHƠN ................. 62
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
3.1. Quan điểm đƣa ra giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB của Công ty cổ
phần Cảng Quy Nhơn theo hƣớng quản trị rủi ro ......................................................62
3.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB theo hƣớng QTRR tại Công ty ............. 63
3.2.1. Môi trường quản lý .......................................................................................... 63
3.2.2. Thiết lập mục tiêu ............................................................................................ 73
3.2.3. Nhận dạng sự kiện tiềm tàng ........................................................................... 74
3.2.4. Đánh giá rủi ro ................................................................................................. 74
3.2.5. Phản ứng với rủi ro .......................................................................................... 75
3.2.6. Hoạt động kiểm soát ........................................................................................ 75
3.2.7. Thông tin và truyền thông................................................................................ 78
3.2.8. Giám sát ...........................................................................................................81
3.3. Các kiến nghị hỗ trợ nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ theo hƣớng
quản trị rủi ro tại Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn................................................ 81
3.3.1. Một số kiến nghị đối với Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn ...........................81
3.3.2. Kiến nghị đối với Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam......................................86
3.3.3. Một số kiến nghị đối với các cấp có thẩm quyền .............................................87
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .............................................................................................. 89
KẾT LUẬN CHUNG..................................................................................................... 90
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt
AAA American Accounting
Association
Hiệp hội Kế toán Hoa kỳ
AICPA American Institute of
Certified Public Accountan
Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa kỳ
ATLĐ An toàn lao động
BGĐ Ban giám đốc
BCTC Báo cáo tài chính
CEO Chief Executive Officer Giám đốc điều hành
CFO Chief Financial Officer Giám đốc tài chính
CFS Container freight station Nơi thu gom hàng lẻ, được tập trung lại để
đóng hàng vào Container
CRO Chief Risk Officer Giám đốc quản lý rủi ro
CSĐT Cảnh sát điều tra
CQN Cảng Quy Nhơn
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CPH Cổ phần hóa
CNTT Công nghệ thông tin
CT/TW Chỉ thị/Trung ương
CTCP Công ty cổ phần
DN Doanh nghiệp
DWT Tấn năng lực vận tải an toàn
ĐTN Đoàn thanh niên
ERP Enterprise Resource
Planning
Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
FEI Financial Executives
International
Hiệp hội Quản trị viên tài chính
GE General Electric Tên công ty tập đoàn đa quốc gia Mỹ
HH Hàng hóa
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
HĐTV Hội đồng thành viên
IIA The Institute of Internal
Auditors
Hiệp hội Kiểm toán viên nội bộ
IMA Institude of Management
Accountants
Hiệp hội Kế toán viên quản trị
ISO International Organization
for Standardization
Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế
IT Information technology Nhân viên công nghệ thông tin
KH & CN Khoa học và công nghệ
KSNB Kiểm soát nội bộ
KSRR Kiểm soát rủi ro
LĐTB&XH Lao động thương binh & xã hội
NQ-CP Nghị quyết – Chính Phủ
MT Million tons Triệu tấn
PCCC Phòng cháy chữa cháy
QĐ-TTg Quyết định – Thủ tướng
QĐ-HHVN Quyết định – Hàng hải Việt Nam
QTRR Quản trị rủi ro
QĐ-BGTVT Quyết định – Bộ giao thông vận tải
QĐ-HĐQT Quyết định – Hội đồng quản trị
QĐ-TCCB-LĐ Quyết định – Tổ chức cán bộ - lao động
QĐ-TC Quyết định – Tổng cục
QĐ-UBCK Quyết định - Ủy ban chứng khoán
SEC Securities and Exchange
Commission
Ủy ban chứng khoán
SXKD Sản xuất kinh doanh
TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
TT-BTC Thông tư – Bộ Tài Chính
UBCKNN- CV Ủy ban chứng khoán Nhà nước – Công văn
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số hiệu Tên sơ đồ Trang
1.1 Mô hình ba tuyến phòng thủ 15
2.1 Quy trình thực hiện phương pháp nghiên cứu của luận văn 30
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu Tên bảng Trang
2.1 Sản lượng hàng hóa thông qua Cảng qua các năm 29
2.2 Tổng hợp sản lượng thông qua Cảng Miền Trung năm 2013 29
2.3 Hệ thống Cầu bến 30
2.4 Phương tiện, thiết bị 30
2.5 Phân loại lao động trong Công ty theo trình độ 30
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong một tổ chức bất kỳ, sự thống nhất và xung đột quyền lợi chung - quyền lợi
riêng của người sử dụng lao động với người lao động luôn tồn tại song hành. Nếu không
có KSNB, làm thế nào để người lao động không vì quyền lợi riêng của mình mà làm
những điều thiệt hại đến lợi ích chung của toàn tổ chức, của người sử dụng lao động? Làm
sao quản lý được các rủi ro? Làm thế nào có thể phân quyền, ủy nhiệm, giao việc cho cấp
dưới một cách chính xác, khoa học chứ không phải chỉ dựa trên sự tin tưởng cảm tính.
Một hệ thống KSNB vững mạnh sẽ đem lại cho tổ chức các lợi ích như: Giảm bớt nguy cơ
rủi ro tiềm ẩn trong sản xuất kinh doanh (sai sót vô tình gây thiệt hại, các rủi ro làm chậm
kế hoạch, tăng giá thành, giảm chất lượng sản phẩm...). Bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng,
mất mát bởi hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cắp. Đảm bảo tính chính xác của các số liệu
kế toán và báo cáo tài chính. Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình
hoạt của tổ chức chức cũng như các quy định của luật pháp. Đảm bảo tổ chức hoạt động
hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra. Bảo vệ quyền lợi của
nhà đầu tư, cổ đông và gây dựng lòng tin đối với họ (trường hợp CTCP). Từ đó cho thấy
việc xây dựng một hệ thống KSNB cho doanh nghiệp là một điều rất cần thiết. Tuy nhiên,
cũng lưu ý một điều rằng ngay cả khi hệ thống KSNB được thiết kế hoàn hảo thì hệ thống
này cũng không thể ngăn ngừa hay phát hiện hết mọi sai phạm có thể. Trong nền kinh tế
hiện đại với nhiều biến động phức tạp, QTRR doanh nghiệp (Enterprise Risk Management
- ERM) được giới thiệu như là một cơ chế tối ưu mà một doanh nghiệp cần áp dụng và
triển khai để tồn tại và phát triển bền vững.
Cảng Quy Nhơn – một điểm sáng trên dải đất miền Trung bắt đầu thực hiện quá
trình CPH và chuyển đổi thành CTCP được thực hiện theo quyết định số 276/QĐ-TTg
ngày 04 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án tái cơ cấu
Tổng Công ty HHVN giai đoạn 2012-2015; Quyết định số 103/QĐ-HHVN ngày
15/3/2013 của HĐTV Tổng công ty HHVN về việc phê duyệt danh sách các đơn vị thuộc
Tổng công ty HHVN thực hiện CPH năm 2013; Chính vì tầm quan trọng của KSNB và
QTRR cùng với tình hình thực tế trên tôi quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện hệ thống
kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro tại Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn” làm
đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Một số nghiên cứu tại Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
Trương Thị Bích Ngọc (2012), Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro tại
các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, Luận văn thạc sĩ kinh
tế, trường ĐHKT thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thị Hồng Phúc (2012), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hướng đến
quản trị rủi ro tại công ty trách nhiệm hữu hạn Fujikura Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh
tế, trường ĐHKT thành phố Hồ Chí Minh.
Thái Linh Hương (2013), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trên cơ sở quản trị
rủi ro tại công ty cổ phần chứng khoán Phú Hưng, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường
ĐHKT thành phố Hồ Chí Minh.
Lê Thị Hậu (2013), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP
Bản Việt theo hướng kiểm soát rủi ro, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường ĐHKT thành phố
Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thị Xuân Linh (2014), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro tại các doanh
nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường ĐHKT thành phố Hồ
Chí Minh.
Một số nghiên cứu tại Trường đại học kinh tế quốc dân Hà Nội
Trần Minh Đức (2010), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm tăng cường
kiểm soát rủi ro trong các hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Á
Châu, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường ĐHKT quốc dân Hà Nội.
Hồ Thị Minh Trung (2013), Quản trị rủi ro tín dụng từ góc độ kiểm toán nội bộ
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường ĐHKT quốc
dân Hà Nội.
Nguyễn Thanh Hải (2013), Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
NN&PTNT tỉnh Sơn La, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường ĐHKT quốc dân Hà Nội.
Một số nghiên cứu tại Trường Đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng
Lương Khắc Trung (2012), Giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro cho vay doanh
nghiệp tại chi nhánh ngân hàng NN&PTNN quận Sơn Trà- thành phố Đà Nẵng, Luận văn
thạc sĩ kinh tế, trường ĐHKT - Đại học Đà Nẵng.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
Đào Thị Thanh Thủy (2013), Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại chi
nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Bắc Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường
ĐHKT - Đại học Đà Nẵng.
Nghiên cứu tại Trường Đại học Quy Nhơn
Huỳnh Ngọc Lắm (2014), Kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế GTGT tại cục
thuế tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Quy Nhơn.
Qua tham khảo, tổng quan nghiên cứu các đề tài trên có một số điểm tương đồng
trong nội dung và thống nhất trong lý luận, đó là:
+ Tiếp cận lý thuyết về rủi ro và QTRR theo báo cáo COSO 2004, Basel 2.
+ Đánh giá thực trạng về hệ thống KSNB, QTRR của từng lĩnh vực theo tiêu chuẩn
báo cáo COSO 2004, Basel 2.
+ Nhận diện các nguyên nhân của các hạn chế trong hệ thống KSNB, QTRR của
đơn vị.
+ Nêu ra được nhiều giải pháp và kiến nghị về hệ thống KSNB theo hướng QTRR
cần phải hoàn thiện ở các loại hình kinh doanh.
Một số diễn đàn, bài báo có nội dung liên quan đến đề tài
Tạp chí Tài chính, Quy hoạch cảng biển: Vừa thừa, vừa thiếu (2013), hoạt động
phát triển Cảng biển ở nước ta đang tồn tại khá nhiều bất cập, thiếu hiệu quả, gây tốn kém,
đặc biệt trong công tác quy hoạch hệ thống cảng biển. Tình trạng xây dựng tràn lan và đầu
tư không có trọng điểm khiến nhiều cảng biển để không, gây lãng phí hàng nghìn tỷ đồng
cho Nhà nước. Hơn nữa việc xây dựng cảng biển thiếu tính đồng bộ dẫn tới nơi thừa, nơi
thiếu gây nhiều thiệt hại kinh tế. Nguyên nhân cốt lõi là bởi quy hoạch yếu kém [36]. Điển
hình khó khăn lớn của một số Cảng, đó là:
Cảng biển Cái Mép – Thị Vải là một Cảng nước sâu hiện đại với tổng vốn đầu tư
hàng tỉ USD nhưng sau nhiều năm đi vào hoạt động vẫn trong cảnh vắng bóng tàu bè. [27]
Cảng Lễ Môn do đường dẫn vào cảng bị bồi lắng chưa được nạo vét nhiều năm
qua, hoạt động của Cảng trông chờ vào sự lên xuống của thủy triều “công nhân cũng chỉ
làm việc được hơn nửa tháng. Thời gian còn lại trong tháng thì làm việc khác nên đời
sống CBCNV cũng gặp khó khăn”.[25]
Cảng Thuận An nằm ở vị trí thuận lợi và là Cảng biển đầu tiên tại Việt Nam được
CPH nhưng cảng thường xuyên đói hàng do cửa biển Thuận An bồi lấp nặng. [25]
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
Lượng hàng qua cảng Kỳ Hà cũng chỉ đủ chi phí hoạt động và trả lương cho cán
bộ, nhân viên nên cần nâng cấp các cầu cảng và tiếp tục nạo vét luồng lạch.[25]
Qua thực tế cho thấy vẫn còn nhiều Cảng khó khăn như trên và do đua nhau đầu tư
xây dựng một cách phong trào hệ thống Cảng biển nhiều cấp theo trục lộ Cảng biển Việt
Nam. Vì vậy, không thể khai thác hết và vẫn còn nhiều tồn đọng. Đó cũng chính là rủi ro
lớn trong SXKD khai thác Cảng. Vì vậy, cần đầu tư đồng bộ, hiện đại hệ thống Cảng biển
và luồng vào Cảng. Bên cạnh đó, quy hoạch được Chính phủ phê duyệt cũng nêu rõ sẽ
tiếp tục chú trọng nâng cấp các Cảng hiện có nhằm khắc phục tình trạng yếu kém chất
lượng và lạc hậu về khoa học công nghệ.
Diễn đàn Doanh nghiệp, Hội nghị chuyên đề “Quản lý rủi ro trong Logistics và
chuỗi cung ứng” (2013), hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực nhân tài Hải Phòng kết
hợp với Trường Đại học Dân lập Hải Phòng tổ chức Hội nghị. Tham gia trình bày nội
dung Hội nghị, đó là: GS.TS Thái Văn Vinh - Giảng viên Trường Đại học Công nghệ
Nanyang Singapore, Tiến sỹ Triết học chuyên ngành quản lý Logistics và Hàng Hải, Thạc
sỹ khoa học về các vấn đề Hàng Hải, chuyên ngành quản lý Cảng, Đại học Hàng Hải thế
giới, MANMO Thụy Điển. [23]
Báo Hải Phòng, Các cảng biển cần khẩn trương xây dựng quy trình kiểm soát nội
bộ (2014): quy trình kiểm soát nội bộ đối với bộ phận bốc xếp hàng hóa và kiểm soát tải
trọng xe để ngăn chặn tình trạng xe ô tô vi phạm về chở quá tải. [33]
Bộ Giao thông vận tải, Cách chức lãnh đạo cảng biển nếu xếp Container quá tải
trọng - Cảng biển cũng sẽ bị đình chỉ hoạt động có thời hạn, nếu vi phạm trong quản lý
tải trọng container từ các cảng biển (2014). Văn bản hỏa tốc mà Bộ Giao thông Vận tải
vừa chuyển tới các doanh nghiệp khai thác cảng biển trên cả nước, nhằm tăng cường kiểm
soát tải trọng container từ cảng biển ngày 26/09/2014. [26]
Báo Bà Rịa – Vũng Tàu, Phòng ngừa rủi ro trong quản lý và khai thác Cảng biển
(2013), Cảng container có nhiều rủi ro, trong đó có rủi ro về cơ học, và rủi ro quản lý,
giám sát hàng hóa trong quá trình lưu kho. Nếu chẳng may rủi ro xảy ra sẽ làm ảnh hưởng
đến dây chuyền hoạt động và tài chính của đơn vị. Vì vậy, ngoài việc tìm các biện pháp
ngăn ngừa rủi ro ngay từ ban đầu các Cảng biển đều mua bảo hiểm để chia sẻ rủi ro. [24]
Qua nội dung của Hội nghị và các bài báo đã giúp các Cảng có thêm kinh
nghiệm và khả năng thiết lập các kế hoạch của riêng mình nhằm bảo vệ, cải thiện việc
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
kinh doanh, ngăn ngừa, né tránh và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động thực tiễn. Nhưng chỉ
đứng trên góc độ khái quát một khía cạnh của rủi ro, vẫn chưa khai thác hết tổng thể rủi ro
kinh doanh khai thác Cảng để có các biện pháp khắc phục kịp thời trong hoạt động kinh
doanh. Bên cạnh đó, mặc dù các đề tài cũng đi theo mảng KSNB theo hướng QTRR
nhưng trong ba năm gần đây vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên biệt vấn đề này
cho một CTCP Cảng; và đặc thù Cảng biển như vậy nên đề tài khai thác mảng này để ứng
dụng ngay vào CTCP Cảng Quy Nhơn. Đề tài có tính ứng dụng thực tiễn mà khoảng trống
này thì các đề tài khác chưa khai thác.
3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống lý luận về KSNB và QTRR
- Khảo sát và đánh giá thực trạng về hệ thống KSNB tại Công ty cổ phần Cảng
Quy Nhơn theo tiêu chuẩn của báo cáo COSO 2004
- Thiết lập các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB theo hướng QTRR tại
Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn
Câu hỏi nghiên cứu
1. Điểm yếu kém chính nào gây ra các bất cập trong hệ thống kiểm soát nội bộ và
quản trị rủi ro tại Công ty?
2. Làm thế nào và những nội dung nào cần để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội
bộ theo hướng QTRR tại Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn?
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hệ thống KSNB theo hướng QTRR doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài thực hiện nghiên cứu tại Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Tác giả thực hiện phương pháp quan sát thực tế tổ chức hệ thống KSNB và
QTRR tại Công ty; nghiên cứu tìm hiểu các văn bản pháp quy, nội quy, quy chế, các Báo
cáo của Công ty; phỏng vấn sâu người có vị trí quan trọng trong hệ thống KSNB và
QTRR tại Công ty.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
- Dựa trên cơ sở thống kê mô tả, khảo sát thực tế bằng cách: tự tác giả tạo lập và
đánh vào bảng khảo sát 8 yếu tố hệ thống KSNB theo báo cáo COSO 2004 trước khi kiểm
định lại những vấn đề mình đã quan sát bằng cách phỏng vấn sâu lãnh đạo để rút ra thực
trạng cho vấn đề nghiên cứu tại Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn.
Dữ liệu thu thập:
Dữ liệu thứ cấp
+ Tài liệu lý luận về hệ thống KSNB, QTRR;
+ Tài liệu nội bộ trong Công ty: các văn bản pháp quy được công bố (quy định,
điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty, báo cáo thường niên…);
+ Dữ liệu công bố năm 2012 – 2013 của Công ty.
Dữ liệu sơ cấp
Nguồn dữ liệu sơ cấp của luận văn được thu thập thông qua kết quả tác giả tự khảo
sát đánh giá về hệ thống KSNB theo hướng QTRR tại Công ty trên phiếu điều tra; kết hợp
với việc tác giả thực hiện 2 cuộc phỏng vấn sâu những người có vị trí đặc biệt quan trọng
trong hệ thống QTRR tại Công ty để đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp để hoàn thiện
hệ thống KSNB theo hướng QTRR tại Công ty.
6. Ý nghĩa của đề tài
Một hệ thống KSNB hoàn hảo và cách thức QTRR tốt luôn giúp DN ứng phó trước
những biến động khó lường của nền kinh tế để tồn tại và phát triển lên tầm cao mới. Do
đó, việc nghiên cứu đề tài có ý nghĩa cả trong lý luận và thực tiễn để giúp Công ty xây
dựng một hệ thống KSNB, QTRR một cách hữu hiệu và hiệu quả.
Ý nghĩa về mặt lý luận: Đề tài đã trình bày một cách có hệ thống và toàn diện
cơ sở lý luận hiện đại về hệ thống KSNB trong báo cáo COSO, chủ yếu tập trung vào báo
cáo COSO 2004.
Ý nghĩa về mặt thực thực tiễn: Chuyển sang CTCP - Mô hình hoạt động khác
so với trước, cải cách tổ chức quản lý và luôn trước áp lực phải: đảm bảo tổ chức hoạt
động hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra; Bảo vệ quyền
lợi của nhà đầu tư, cổ đông, Nhà nước, người lao động và gây dựng lòng tin đối với họ và
phải đối phó với những rủi ro tìm ẩn trong quá trình kinh doanh. Vì vậy, cần thiết phải xây
dựng và hoàn thiện một hệ thống KSNB và cách thức QRRR thật tốt để hy vọng sau khi
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]