Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường đại học thể dục thể thao thành
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
--------oo0oo--------
NGUYỄN NGỌC HÙNG
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh, năm 2018
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
--------oo0oo--------
NGUYỄN NGỌC HÙNG
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS Nguyễn Xuân Hƣng
TP. Hồ Chí Minh, năm 2018
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu “ Hoàn thiện hệ thống
kiểm soát nội bộ tại Trường Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ
Chí Minh” là của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn
Xuân Hưng. Nội dung và số liệu nêu trong đề tài này là hoàn toàn do
chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Luận văn này chưa được ai công bố
dưới bất kỳ hình thức nào.
TP.HCM, Ngày 19 tháng 09 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Ngọc Hùng
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2.Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................... 2
2.1 Mục tiêu chung: ........................................................................................ 2
2.2 Mục tiêu cụ thể:......................................................................................... 3
3.Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................. 3
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 3
5. Đóng góp mới của đề tài ....................................................................................... 3
6. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................ 4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG
KHU VỰC CÔNG................................................................................................... 5
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu trước có liên quan................................... 5
1.1.1 Nghiên cứu nước ngoài:......................................................................... 5
1.1.2 Nghiên cứu trong nước:.......................................................................... 6
1.2 Tổng quan về hệ thống KSNB trong khu vực công ............................................ 9
1.2.1 Lịch sử ra đời và phát triển của lý thuyết kiểm soát nội bộ................... 9
1.2.2 Lịch sử ra đời và phát triển của hệ thống KSNB trong khu vực công. 14
1.2.3 Khái niệm, định nghĩa có liên quan đến kiểm soát nội bộ ................... 16
1.2.4 Mục tiêu của kiểm soát nội bộ đối với khu vực công .......................... 22
1.2.5 Các bộ phận hợp thành kiểm soát nội bộ ............................................. 23
1.2.6 Những hạn chế tiềm tàng của hệ thống kiểm soát nội bộ .................... 36
1.3 Đặc điểm hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đơn vị hành chính sự
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
nghiệp có thu ........................................................................................................... 38
1.3.1 Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp có thu ................................................. 38
1.3.2 Đặc điểm hoạt động của KSNB trong đơn vị sự nghiệp có thu........... 39
1.4 Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 40
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 40
1.4.2 Thu thập dữ liệu nghiên cứu................................................................. 41
1.4.3 Thiết kế bản câu hỏi và đề xuất mô hình nghiên cứu .......................... 42
1.5 Kết luận chương 1.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KSNB TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC
THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH................................... 45
2.1 Tổng quan về Trường Đại học Thể dục thể thao Tp Hồ Chí Minh. ......... 45
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển........................................................... 45
2.1.2 Sứ mạng, tầm nhìn: .............................................................................. 48
2.1.3 Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn Trường Đại học Thể dục thể thao
Thành phố Hồ Chí Minh. .............................................................................. 49
2.1.4 Đặc điểm hoạt động tài chính............................................................... 52
2.2 Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường Đại học Thể dục thể thao
Thành phố Hồ Chí Minh. ........................................................................................ 54
2.2.1 Những vấn đề chung của việc khảo sát thực trạng hệ thống kiểm soát
nội bộ tại Trường Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh. ....... 54
2.2.2 Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trường Đại học Thể dục thể
thao Thành phố Hồ Chí Minh. ...................................................................... 55
2.3 Đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trường Đại học Thể dục thể thao
Thành phố Hồ Chí Minh.......................................................................................... 76
2.3.1 Môi trường kiểm soát ........................................................................... 76
2.3.2 Đánh giá rủi ro...................................................................................... 79
2.3.3 Hoạt động kiểm soát............................................................................. 80
2.3.4 Thông tin và truyền thông .................................................................... 84
2.3.5 Giám sát................................................................................................ 85
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
2.4 Nguyên nhân của những hạn chế. ..................................................................... 86
2.5 Đánh giá chung về việc vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trường Đại
học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh....................................................... 87
2.6 Kết luận chương 2. ............................................................................................ 88
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG
KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. ........................................................................... 89
3.1 Các quan điểm hoàn thiện. ................................................................................ 89
3.1.1 Quan điểm tuân thủ quy định pháp luật. .............................................. 89
3.1.2 Quan điểm phát triển tương xứng......................................................... 90
3.1.3 Quan điểm phù hợp. ............................................................................. 90
3.1.4 Quan điểm tính kế thừa. ....................................................................... 90
3.2 Phương hướng hoàn thiện. ................................................................................ 91
3.2.1 Phương hướng hoàn thiện trong ngắn hạn........................................... 91
3.2.2 Phương hướng hoàn thiện trong dài hạn. ............................................. 91
3.3 Các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát tại Trường Đại học Thể dục thể
thao Thành phố Hồ Chí Minh.................................................................................. 91
3.3.1Môi trường kiểm soát. ........................................................................... 92
3.3.2 Đánh giá rủi ro...................................................................................... 95
3.3.3 Hoạt động kiểm soát............................................................................. 97
3.3.4 Thông tin và truyền thông.................................................................. 102
3.3.5 Giám sát.............................................................................................. 103
3.4 Một số kiến nghị.............................................................................................. 103
3.5 Hạn chế của đề tài............................................................................................ 105
3.6 Kết luận chương 3. .......................................................................................... 105
KẾT LUẬN CHUNG .......................................................................................... 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
KSNB Kiểm soát nội bộ
TDTT Thể dục thể thao
HCSN Hành chính sự nghiệp
KTNB Kiểm toán nội bộ
BGH Ban giám hiệu
NSNN Ngân sách nhà nước
KTTT Kế toán thanh toán
BCTC Báo cáo tài chính
TpHCM Thành phố Hồ Chí Minh
AICPA Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ
CPA Ủy ban thủ tục kiểm toán
AAA Hiệp hội kế toán hoa kỳ
FEI Hiệp hội quản trị các nhà tài chính
IIA Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ
IMA Hiệp hội kế toán viên quản trị
ISACA Hiệp hội kiểm soát và kiểm toán hệ thống thông tin
ISA Hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế
INTOSAI Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao
GAO Cơ quan kiểm toán Nhà nước Hoa Kì
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc cách mạng toàn cầu hóa như hiện nay, mọi tổ chức
đều mong muốn hoạt động của đơn vị mình hữu hiệu và hiệu quả, báo cáo tài
chính đáng tin cậy, tuân thủ pháp luật và các quy định. Tuy nhiên, một thực
trạng khá phổ biến hiện nay trong các đơn vị sự nghiệp công lập là phương
pháp quản lý vẫn còn lỏng lẻo, thiếu sự kiểm tra, giám sát và thường là dựa
vào kinh nghiệm quản lý cá nhân, chủ yếu là theo tính tự phát, cảm tính, phân
quyền điều hành cho cấp dưới mà thiếu sự kiểm tra. Từ đó dẫn đến những sai
phạm gây ảnh hưởng lớn đến đơn vị. Điển hình như sai phạm của Trường Cao
đẳng Cộng đồng Sóc Trăng, trong đợt thanh tra hồi tháng 04 năm 2017, theo
nguồn tin của Báo Nhân dân đăng ngày 20/06/2017 thì đơn vị này có tổng số
tiền sai phạm lên đến 8,5 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu là chi vượt mức công tác
phí, thanh toán chứng từ không hóa đơn, sai phạm trong lĩnh vực xây dựng cơ
bản… Hoặc là một số sai phạm của Trường Đại học Lao động và Xã hội như
vi phạm quy chế trong tuyển sinh, về bằng cấp … đã được Thanh tra Bộ giáo
dục và Đào tạo kết luận từ năm 2015, nhưng đến nay vẫn chưa chịu khắc phục
và hiện nay thì đang bị Thanh tra Bộ Lao động thương binh và xã hội vào
cuộc thanh tra.
Bên cạnh đó, trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay thì việc nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác là điều tất yếu, đồng thời cũng
chịu sự tác động của quy luật cung cầu trong thị trường. Tự chủ trong các
trường đại học công lập cũng đang là xu thế, hoạt động trong môi trường mới,
cơ chế mới buộc phải thích nghi với việc tự chịu trách nhiệm trong thực hiện
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính, vì vậy các trường cần phải
biết đón đầu cơ hội, thực hiện quản lý hiệu quả, thu hút sinh viên và nâng cao
nguồn thu. Do đó cần quan tâm công tác cải cách quản lý, quan tâm đến
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
2
KSNB (Kiểm soát nội bộ). Nhưng hiện nay công tác kiểm soát nội bộ tại các
Trường hầu như chưa được chú trọng, thậm chí chỉ mang tính chất hình thức,
gây tốn kém, lãng phí. Tất cả những vấn đề trên cho thấy cần phải có một hệ
thống kiểm soát nội bộ hiệu quả, nhằm chủ động đánh giá rủi ro và phát hiện
được các sai phạm trong các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực tài chính và lĩnh
vực chuyên môn. Cụ thể hơn khi thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ một cách
khoa học và vận hành nghiêm túc sẽ mang lại những hiệu quả nhất định như
sau: Giảm thiểu nguy cơ phạm phải sai lầm trong các lĩnh vực đào tạo, tuyển
sinh, cấp văn bằng, bảo vệ tài sản, tài chính, đảm bảo tính chính xác của số
liệu kế toán, thực hiện đúng chính sách về tài chính theo quy định của nhà
nước.
Nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn
vị công nói chung và của Trường Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng nên tác giả xin chọn đề tài “ Hoàn thiện hệ thống kiểm soát
nội bộ tại Trƣờng Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh” để
làm tốt nghiệp khóa luận cao học với mong muốn là khắc phục những hạn chế
và vấn đề tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ của Trường Đại học Thể dục
thể thao TpHCM, giữ vững, phát huy những ưu điểm hiện có, giúp đơn vị
ngày càng nâng cao trong công tác quản lý, đạt được mục tiêu chung của tổ
chức và phát triển bền vững trong lĩnh vực đào tạo nói chung và ngành thể
dục thể thao nói riêng.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
2.1Mục tiêu chung:
- Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của Trường Đại học Thể dục
thể thao Thành phố Hồ Chí Minh.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
3
2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu và đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trường
Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó nêu rõ những hạn
chế trong công tác kiểm soát nội bộ tại đơn vị.
- Đưa ra những giải pháp cụ thể , phù hợp và thiết thực nhằm hoàn
thiện và nâng cao tính hiệu quả của hệ thống KSNB tại Trường Đại học Thể
dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Câu hỏi nghiên cứu.
Để đạt được mục tiêu trên, tác giả đã đưa ra các câu hỏi nghiên cứu như
sau:
- Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trường Đại học Thể dục thể
thao TpHCM đang hoạt động như thế nào?
- Những hạn chế tồn tại xuất phát từ nguyên nhân gì và những giải pháp
nào nhằm nâng cao hiệu quả KSNB tại Trường Đại học Thể dục thể thao
TpHCM ?
4. Đối tƣợng, phạm vi và thời gian nghiên cứu.
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu: Hệ thống kiểm soát nội bộ của Trường Đại
học Thể dục thể thao TpHCM.
4.2 Phạm vi nghiên cứu: Tại Trường Đại học Thể dục thể thao
TpHCM.
4.3Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 03/2018 đến tháng 09/2018.
5. Đóng góp mới của đề tài.
Đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trường Thể dục thể
thao Thành phố Hồ Chí Minh.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
4
Đề xuất và kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hệ thống
kiểm soát nội bộ tại Trường Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí
Minh.
6.Cấu trúc của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, cấu trúc luận văn được chia thành 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ trong khu vực công:
Chương này tác giả giới thiệu các bài báo, nghiên cứu của ngoài nước, đề tài,
luận văn trong nước có liên quan đến kiểm soát nội bộ, đồng thời tác giả cũng
trình bày các lý thuyết của hệ thống KSNB và phương pháp nghiên cứu để đạt
được mục tiêu của đề tài.
Chương 2: Thực trạng hệ thống KSNB tại Trường Đại học Thể dục thể
thao TpHCM: Chương này trình bày thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ của
Trường Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó nêu lên
những mặt hạn chế.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát hệ thống nội
bộ Trường Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh: Căn cứ vào kết
quả khảo sát và nội dung chương 2, tác giả đề xuất kiến nghị một số giải pháp
nhằm giải quyết một số hạn chế tồn tại của hệ thống KSNB nhằm nâng cao
hiệu quả của hệ thống.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TRONG KHU VỰC CÔNG
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu trƣớc có liên quan.
1.1.1 Nghiên cứu nƣớc ngoài:
Sephen J.Gauthier – Government Finace Review, 2006 – gfoa.org.
Hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ . Bài nghiên cứu này cũng chỉ ra cho
mỗi nhà quản lý trong khu vực công và thành viên hội đồng nên biết về hệ
thống kiểm soát nội bộ. Đồng thời cũng phản ánh được trách nhiệm của
những nhà quản lý trong hệ thống kiểm soát nội bộ, họ nên làm những gì và
như thế nào để có thể hoàn thành trách nhiệm của mình trong hệ thống, kiểm
soát bao nhiêu là đủ. Đồng thời cũng nhấn mạnh rằng một hệ thống kiểm soát
nội bộ toàn diện là phải có đầy đủ năm yếu tố thành phần như trong khuôn
khổ báo cáo COSO.
Kanyomon Wittayapoom, Sumalee Limsuwan, 2012. How does
internal control effectiveness creat reliability of financial reporting ?– Hiệu
quả của kiểm soát nội bộ tạo ra sự tin cậy của báo cáo tài chính. Nghiên cứu
này tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, kết hợp phân tích hồi quy
OLS để xem xét tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tạo ra độ tin cậy
của báo cáo tài chính như thế nào. Trong mô hình nghiên cứu, tác giả sử dụng
bốn yếu tố: hiệu quả quản lý rủi ro, chất lượng của việc tuân thủ, tiềm năng
của truyền thông nội bộ, giám sát đầy đủ liên tục. Kết quả cho thấy những yếu
tố trên ảnh hưởng tích cực đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ,
hệ thống kiểm soát nội bộ càng hữu hiệu thì độ tin cậy của báo cáo tài chính
càng cao.
Kudus, Norhidayu, Mustapha – Internal Audit in Malaysian Public
Sector: Qualitative Approach, 2017. Kiểm toán nội bộ trong khu vực công của
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
6
Malaysia: Tiếp cận định tính. Bài viết này kiểm tra sự nhận thức của cơ quan
nhà nước về công việc được thực hiện bởi các phòng kiểm toán nội bộ. Nhận
thức về công tác kiểm toán và hiệu quả hoạt động sau kiểm toán. Đây là một
nghiên cứu định tính, nơi ba mươi công chức từ mười cơ quan chính phủ
được phỏng vấn. Tất cả người phỏng vấn đều đồng ý rằng các phòng kiểm
toán nội bộ của họ đã góp phần cải thiện hệ thống KSNB.
1.1.2 Nghiên cứu trong nƣớc:
Qua khảo sát, tìm hiểu về các trường đại học và các công bố về luận
văn, luận án trên các website cũng có khá nhiều các bài viết về vấn đề hoàn
thiên hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đơn vị họ công tác và các đề tài nghiên
cứu khoa học, tác giả xin trình bày một số đề tài, luận văn mà tác giả tham
khảo:
+ Đề tài khoa học “Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng
cường quản lý tài chính tại Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam” do
PGS.TS Ngô Trí Tuệ và các cộng sự thực hiện năm 2004. Đề tài đã trình bày
vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát nội bộ như khái niệm, đặc điểm, mục tiêu
và các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ, đồng thời cũng chỉ ra các ưu
nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ Tại Tập đoàn Bưu chính Viễn
thông Việt Nam đối với công tác quản lý tài chính. Từ đó đề ra các giải pháp
hoàn thiện để thiết kế và vận hành một cách hiệu quả hơn.
+ Đề tài khoa học “ Khảo sát hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đơn vị
hành chính” của các tác giả Lê Đoàn Minh Đức, Hà Hữu Phước, Nguyễn Cao
Ngọc Thảo, 08/2016 được công bố trên Tạp chí tài chính kỳ I. Trong đề tài
các tác giá đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu để xem xét một cách có
hệ thống về hệ thống KSNB trong các đơn vị HCSN, cụ thể bằng việc gửi
phiếu câu hỏi khảo sát và tham khảo các tài liệu có liên quan. Kết quả là đề tài
đưa ra những nhận định chung về hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đơn vị
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]