Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ KIM TUYẾN
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM
SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP CHẾ BIẾN XUẤT KHẨU
THỦY SẢN Ở TỈNH BÌNH THUẬN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
MÃ SỐ: 60.34.30
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: NGUYỄN NGỌC DUNG
TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
-1-
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi nền kinh tế trong nước hòa nhập và phát triển cùng với nền kinh tế thế
giới bên cạnh những lợi ích, cơ hội mà hội nhập kinh tế quốc tế mang lại thì các
doanh nghiệp (DN) trong nước còn phải đối mặt với nhiều rủi ro, yêu cầu và thách
thức mới. Đặc biệt, với tình hình kinh doanh biến động như hiện nay trong khi quy
mô vốn ở các DN ngày càng mở rộng đi đôi với quyền quản lý điều hành tách rời
quyền sở hữu vốn. Tuy nhiên, các phương pháp quản lý tại các DN còn nhiều hạn
chế, khi các DN nhỏ quản lý theo kiểu gia đình còn các DN lớn lại phân quyền cho
cấp dưới nhưng thiếu sự kiểm tra đầy đủ. Chính vì vậy đòi hỏi phải có hệ thống kiểm
tra, kiểm soát đảm bảo DN hoạt động hiệu quả, tuân thủ đầy đủ các quy định và pháp
luật nhà nước, cung cấp thông tin trên báo cáo tài chính trung thực và đáng tin cậy.
Do đó, vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) trong DN ngày càng trở nên
quan trọng bởi vì KSNB là công cụ quản lý, giúp ngăn ngừa và phát hiện các yếu
kém và sai phạm, giảm thiểu tổn thất, nâng cao hiệu quả giúp DN đạt được các mục
tiêu đặt ra.
Bình Định là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ có chiều dài bờ biển 134 km
với nguồn lợi hải sản phong phú. Xuất phát từ đặc điểm tự nhiên và xã hội cùng với
những tiềm năng, lợi thế mà thủy sản được xác định là một ngành kinh tế quan trọng
của tỉnh. Trong quy hoạch phát triển ngành thủy sản Tỉnh Bình Định đến năm 2010
và tầm nhìn 2020 đã nhấn mạnh “…phát triển ngành thủy sản theo hướng sản xuất
hàng hóa lớn, năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh cao…”
Nhận thức tầm quan trọng của hệ thống KSNB trong DN cũng như vai trò của
ngành thủy sản tại Tỉnh Bình Định. Tác giả đã chọn đề tài: “Hoàn thiện hệ thống
kiểm soát nội bộ ở các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản tại Tỉnh Bình
Định” làm luận văn thạc sĩ nhằm làm rõ lý luận và thực tiễn để đề xuất các giải pháp
phù hợp.
2. Điểm mới của luận văn
Đến nay, các công trình nghiên cứu trong nước đề cập về hệ thống kiểm soát
nội bộ có khá nhiều. Các công trình này đã nghiên cứu hệ thống KSNB theo quy mô
hẹp ở từng doanh nghiệp, từng lĩnh vực ngành nghề, từng bộ phận…hoặc theo quy
mô tổng thể là các tập đoàn kinh tế, địa bàn từng tỉnh hoặc trên phạm vi cả nước theo
hướng hoàn thiện quy trình (chiều dọc các yếu tố của hệ thống KSNB, chiều ngang
các chu trình sản xuất kinh doanh) hay theo hướng đối phó với rủi ro. Chẳng hạn,
như: “Nâng cao tính hiệu quả của hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
-2-
tỉnh Lâm Đồng hiện nay” của Tạ Thị Thùy Mai (2008), “Định hướng và giải pháp
hoàn thiện KSNB tại doanh nghiệp dịch vụ ở Việt Nam” của Trần Thị Thanh Thư
(2009), “Thiết lập các quy trình KSNB trong hệ thống KSNB cho các công ty dệt
may địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” của Nguyễn Thị Ngọc Hương (2010), Hoàn
thiện một số quy trình hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp sản xuất, chế biến của
Lê Thị Như Vân (2010), “Hoàn thiện hệ thống KSNB tại ngân hàng đầu tư và phát
triển Việt Nam theo hướng đối phó với rủi ro hoạt động” của Phạm Quỳnh Như
Sương (2010), “Đặc điểm hệ thống KSNB trong các tập đoàn kinh tế” của Nguyễn
Thị Phương Hoa (2011), “KSNB công cụ hữu hiệu hạn chế rủi ro và gian lận tại
doanh nghiệp” của Phạm Châu Thành (2011)…
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu này đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng
của KSNB trong quản lý doanh nghiệp, hạn chế rủi ro và dựa trên cơ sở lý thuyết
nền là báo cáo COSO 1992 hoặc báo cáo COSO 2004. Từ đó các tác giả đã tiến hành
nghiên cứu theo hướng tiếp cận lần lượt đến các bộ phận của hệ thống KSNB để phù
hợp với mục tiêu nghiên cứu. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu đánh giá
riêng cho hệ thống KSNB ngành thủy sản đặc biệt là lĩnh vực chế biến xuất khẩu
thủy sản.
Chính vì vậy, dựa trên cách tiếp cận của các nghiên cứu trước mà nghiên cứu
hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản sẽ giúp chỉ ra
những đặc thù riêng có trong hệ thống KSNB của ngành thủy sản. Từ đó giúp doanh
nghiệp trong ngành thủy sản quản lý hiệu quả, giảm thiểu rủi ro và đạt được mục
tiêu.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý thuyết về KSNB
- Nghiên cứu và và đánh giá hệ thống KSNB tại các DN chế biến xuất khẩu
thủy sản ở Tỉnh Bình Định.
- Dựa trên lý thuyết khuôn mẫu về KSNB của COSO và kết quả đánh giá thực
tế về hệ thống KSNB tại các DN chế biến xuất khẩu thủy sản ở tỉnh Bình Định để
xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến tính hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống KSNB
tại các DN này.
- Đưa ra các biện pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại các
DN chế biến xuất khẩu thủy sản ở tỉnh Bình Định.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu về mặt lý luận là các nội dung liên quan đến hệ thống
KSNB của DN.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
-3-
Đối tượng nghiên cứu về mặt thực tiễn là hệ thống KSNB ở các DN chế biến
xuất khẩu thủy sản tại tỉnh Bình Định, đó là: Công ty cổ phần thủy sản Bình Định,
Công ty cổ phần đông lạnh Quy Nhơn, công ty cổ phần thủy sản Hoài Nhơn.
5. Phạm vi nghiên cứu
Tập trung đánh giá tổng thể hệ thống KSNB ở các DN chế biến xuất khẩu thủy
sản qua năm thành phần: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát,
thông tin và truyền thông, giám sát.
Bên cạnh đánh giá tổng thể hệ thống kiểm soát tổng thể, tác giả còn đánh giá
KSNB qua ba chu trình, đó là: chu trình mua hàng, trả tiền; chu trình sản xuất; chu
trình bán hàng, thu tiền tại các DN này.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu có hệ thống lý luận và thực tiễn về hệ thống KSNB tại
các DN chế biến xuất khẩu thủy sản ở tỉnh Bình Định.
Luận văn sử dụng các phương pháp: phương pháp quy nạp, phương pháp suy
diễn kết hợp với phương pháp định tính, phương pháp định lượng
+ Phương pháp suy diễn nhằm đánh giá thực trạng hệ thống KSNB ở các DN chế
biến xuất khẩu thủy sản tại tỉnh Bình Định dựa trên các lý thuyết có liên quan đến
KSNB. Phương pháp này cho thấy mối quan hệ giữa lý thuyết và thực tiễn.
+ Phương pháp quy nạp được sử dụng để rút ra kết luận của đối tượng nghiên cứu từ
quá trình quan sát về các đối tượng đó.
+ Phương pháp định tính được sử dụng thông qua công cụ quan sát tại các DN chế
biến xuất khẩu thủy sản ở tỉnh Bình Định.
+ Phương pháp định lượng được sử dụng thông qua việc khảo sát kết hợp với
phương pháp phỏng vấn và phương pháp thống kê về hệ thống KSNB tại các DN chế
biến xuất khẩu thủy sản ở tỉnh Bình Định.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện hệ thống kiểm
soát nội bộ ở các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản tại Tỉnh Bình Định” gồm
3 chương:
Chương 1: Tổng quan về hệ thống KSNB
Chương 2: Thực trạng hệ thống KSNB ở các DN chế biến xuất khẩu thủy sản tại
Tỉnh Bình Định
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB ở các DN chế biến xuất khẩu
thủy sản tại Tỉnh Bình Định
Bên cạnh đó, luận văn còn bao gồm 4 phụ lục:
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
-4-
Phụ lục 1: Đánh giá hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy
sản ở tỉnh Bình Định
Phụ lục 2: Đánh giá KSNB chu trình bán hàng – thu tiền
Phụ lục 3: Đánh giá KSNB chu trình mua hàng – thanh toán
Phụ lục 4: Đánh giá KSNB chu trình sản xuất
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
-5-
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
1.1 Vai trò, bản chất và tác dụng của hệ thống kiểm soát nội bộ
1.1.1 Vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ
Kiểm soát luôn là một khâu quan trọng trong mọi quy trình quản trị, do đó các
nhà quản lý thường chú tâm đến việc hình thành và duy trì các hoạt động kiểm soát
để đạt được các mục tiêu của tổ chức.
Ngày nay, KSNB đóng một vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý
tại bất kỳ tổ chức tài chính kinh doanh nào. Nó là một phần không thể tách rời của
các chính sách, thủ tục và hệ thống quản lý giúp cho các nhà quản trị xây dựng tài
liệu quản lý, xác lập công cụ quản lý cho tất cả cá nhân, bộ phận nhằm ngăn ngừa và
phát hiện gian lận, quản lý hữu hiệu và hiệu quả hơn các nguồn lực kinh tế từ đó góp
phần hạn chế tối đa những rủi ro phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh để
DN đạt được các mục tiêu đã đề ra. Ngoài ra, KSNB còn giúp DN xây dựng được
một nền tảng quản lý vững chắc phục vụ cho quá trình mở rộng và phát triển đi lên
của DN.
1.1.2 Bản chất của hệ thống kiểm soát nội bộ
Khái niệm KSNB ra đời từ đầu thế kỷ 20 trong thuật ngữ của các kiểm toán
viên độc lập nhằm mô tả về các hoạt động tự kiểm soát tại DN. Kiểm toán viên sẽ
tìm hiểu và đánh giá hệ thống này để phục vụ cho việc điều chỉnh các thủ tục kiểm
toán. Hình thức ban đầu của KSNB là kiểm soát tiền. Năm 1929, trong công bố của
Cục Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ (FRB-Federal Reserve Bulletin) thì thuật ngữ KSNB
được định nghĩa là “ một công cụ bảo vệ tiền và các tài sản khác…”. Năm 1936, thì
KSNB trong một công bố của hiệp hội kế toán viên công chứng viên Hoa Kỳ
(AICPA) nhấn mạnh đến “…việc kiểm tra chính xác trong ghi chép sổ sách kế toán”.
Đến năm 1949, KSNB đề cập đến “hiệu quả hoạt động và khuyến khích tuân thủ
chính sách”. Các hình thức gian lận với thiệt hại lớn tại các công ty càng phát triển
mạnh mẽ đã dẫn đến sự quan tâm của xã hội và của nghề nghiệp kiểm toán đến hoạt
động KSNB càng lớn. Đến năm 1958, Ủy ban thủ tục kiểm toán (CAP) trực thuộc
AICPA lần đầu tiên phân biệt kiểm soát nội bộ về quản lý và kiểm soát nội bộ về kế
toán và ban hành SAP 54 vào năm 1972 về “tìm hiểu và đánh giá kiểm soát nội bộ.
Như vậy, khái niệm KSNB đã không ngừng được mở rộng ra khỏi những thủ tục bảo
vệ tài sản và ghi chép sổ sách kế toán. Tuy nhiên, KSNB lúc này mới chỉ dừng lại là
phương tiện trong kiểm toán báo cáo tài chính của kiểm toán viên. Trên cơ sở kế
thừa các nghiên cứu trước và đáp ứng cho nhu cầu phát triển về kinh tế, khái niệm
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
-6-
KSNB trong báo cáo COSO 1992 ra đời. Báo cáo COSO 1992 đã tạo lập cơ sở lý
thuyết rất cơ bản về KSNB cung cấp một cái nhìn tổng quát mang tính quản trị
không chỉ liên quan đến phương diện báo cáo tài chính mà còn mở rộng cho phương
diện tuân thủ và hoạt động.
Hiện nay, KSNB có nhiều khái niệm khác nhau theo nhiều quan điểm khác
nhau:
Theo Hội kế toán Anh quốc (England Association of Accountants -EAA):
“Hệ thống kiểm soát nội bộ là một hệ thống kiểm soát toàn diện có kinh nghiệm tài
chính và các lĩnh vực khác nhau được thành lập bởi ban quản lý nhằm: tiến hành
kinh doanh của đơn vị trong trật tự và hiệu quả, đảm bảo tuân thủ tuyệt đối đường lối
kinh doanh của ban quản trị, giữ an toàn tài sản, đảm bảo tính toàn diện và chính xác
số liệu hạch toán, những thành phần riêng lẽ của hệ thống kiểm soát nội bộ được coi
là hoạt động kiểm tra hoặc hoạt động kiểm tra nội bộ”
Theo hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (American Institute of
Certificated Public Accountants – AICPA): “Kiểm soát nội bộ bao gồm kế hoạch của
tổ chức và tất cả các phương pháp phối hợp và đo lường được thừa nhận trong DN
để đảm bảo an toàn tài sản của tổ chức, kiểm tra sự phù hợp và độ tin cậy của thông
tin kế toán, tăng cường hiệu quả hoạt động và khuyến khích việc thực hiện các chính
sách quản lý đã đề ra”
Theo Liên đoàn kế toán quốc tế (The International Federation of Accountants
– IFAC): “Hệ thống kiểm soát nội bộ là một hệ thống chính sách và thủ tục được
thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu: bảo vệ tài sản của đơn vị, bảo đảm độ tin cậy
của các thông tin, bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý và bảo đảm hiệu quả
của hoạt động”
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (Chuẩn mực kiểm toán số 400): “hệ
thống kiểm soát nội bộ là các quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm
toán xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy
định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập báo cáo
tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản
của đơn vị”.
Theo Báo cáo COSO (1992) “ Kiểm soát nội bộ được định nghĩa là một quá
trình bị chi phối bởi người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị, nó
được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu sau:
- Sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động
- Sự tin cậy của báo cáo tài chính
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
-7-
- Sự tuân thủ pháp luật và các quy định”
Cũng theo COSO 1992: “Hệ thống kiểm soát nội bộ trong một đơn vị được
cấu thành bởi năm bộ phận: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động
kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát”. (COSO, 1992, tr.13)
Mặc dù tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về KSNB song khái niệm KSNB
mà COSO đưa ra vào năm 1992 là đầy đủ, dễ hiểu, cung cấp cái nhìn toàn diện về lý
thuyết KSNB và được chấp nhận rộng rãi. Vì vậy mà tác giả chọn quan điểm COSO
1992 về KSNB làm lý thuyết nền tảng xuyên suốt luận văn.
Trong định nghĩa KSNB của báo cáo COSO 1992 có bốn khái niệm quan
trọng, đó là: quá trình, con người, đảm bảo hợp lý và mục tiêu.
1.1.2.1 Kiểm soát nội bộ là một quá trình
KSNB không phải là một sự kiện hay một tình huống mà là một chuỗi các hoạt động
hiện diện trong mọi bộ phận, quyện chặt vào hoạt động của tổ chức và là một nội
dung cơ bản trong các hoạt động của tổ chức, giúp tổ chức đạt được mục tiêu mong
muốn. KSNB sẽ hữu hiệu khi nó là một bộ phận không tách rời chứ không phải là
chức năng bổ sung cho các hoạt động của tổ chức.
1.1.2.2 Kiểm soát nội bộ được thiết kế và vận hành bởi con người
KSNB được vận hành bởi con người, đó là HĐQT, ban giám đốc, nhà quản lý và các
nhân viên trong đơn vị. Nói cách khác, KSNB được thực hiện bởi những con người
trong tổ chức, bởi suy nghĩ và hành động của họ. Nó là công cụ được nhà quản lý sử
dụng chứ không thay thế được cho nhà quản lý. Để KSNB hữu hiệu cần phải xác
định mối liên hệ, nhiệm vụ và cách thức thực hiện chúng của từng thành viên để đạt
được các mục tiêu của tổ chức.
1.1.2.3 Kiểm soát nội bộ cung cấp sự đảm bảo hợp lý chứ không phải đảm bảo
tuyệt đối
KSNB chỉ có thể cung cấp sự đảm bảo hợp lý cho các nhà quản lý trong việc đạt
được các mục tiêu của tổ chức chứ không thể đảm bảo tuyệt đối. Điều này xuất phát
từ những hạn chế tiềm tàng trong quá trình xây dựng và vận hành hệ thống KSNB.
Đó là do những sai lầm của con người khi đưa ra các quyết định, sự thông đồng của
các cá nhân hay sự lạm quyền của nhà quản lý có thể vượt khỏi KSNB và do mối
quan hệ giữa chi phí cho quá trình kiểm soát với lợi ích được mong đợi từ quá trình
kiểm soát đó. Vì vậy, trong mọi tổ chức, dù có thể đã đầu tư rất nhiều cho việc thiết
kế và vận hành hệ thống nhưng vẫn không thể có hệ thống KSNB hoàn hảo.
1.1.2.4 Các mục tiêu kiểm soát
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]