Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hướng đến quản trị rủi ro tại công ty TNHH
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---&---
NGUYỄN THỊ HỒNG PHÚC
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI
BỘ HƯỚNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
FUJIKURA VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM CHÂU THÀNH
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “ Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hướng đến quản
trị rủi ro tại công ty trách nhiệm hữu hạn Fujikura Việt Nam ” là công trình nghiên
cứu riêng của cá nhân tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trình bày trong luận
văn là trung thực và rõ ràng.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2012.
Nguyễn Thị Hồng Phúc.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài luận văn này, bên
cạnh những cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự hướng dẫn, giúp đỡ
nhiệt tình, sự ủng hộ của các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Tiến sĩ Phạm
Châu Thành, Trường Cao đẳng Kinh tế Đối Ngoại, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ
tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành biết ơn toàn thể các thầy cô bô môn khoa kế toán kiểm toán,
khoa sau đại học của Trường Đai học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình
hướng dẫn và truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm quý báo trong quá trình học tập.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những bạn bè và đồng nghiệp, những
người luôn giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2012.
Nguyễn Thị Hồng Phúc.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO
TRONG DOANH NGHIỆP.
1.1Tổng quan về kiểm soát nội bộ ......................................................................... 1
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm soát nội bộ ................................. 1
1.1.2 Định nghĩa kiểm soát nội bộ ......................................................................... 3
1.1.3 Các yếu tố của kiểm soát nội bộ ................................................................... 5
1.1.3.1 Môi trường kiểm soát ................................................................................ 5
1.1.3.2 Đánh giá rủi ro ........................................................................................... 7
1.1.3.3 Hoạt động kiểm soát................................................................................... 8
1.1.3.4 Thông tin và truyền thông .......................................................................... 10
1.1.3.5 Giám sát ..................................................................................................... 11
1.1.4 Vai trò, trách nhiệm của các đối tượng liên quan đến kiểm soát nội bộ ....... 11
1.1.4.1 Đối tượng bên trong ................................................................................... 12
1.1.4.2 Đối tượng bên ngoài ................................................................................... 12
1.1.5 Hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ ........................................................ 13
1.2 Tổng quan về quản trị rủi ro ............................................................................. 14
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của quản trị rủi ro doanh nghiệp ............... 14
1.2.2 Khái niệm về quản trị rủi ro doanh nghiệp ................................................... 15
1.2.3 Các yếu tố của quản trị rủi ro doanh nghiệp ................................................. 17
1.2.3.1 Môi trường quản lý .................................................................................... 18
1.2.3.2 Thiết lập mục tiêu ....................................................................................... 20
1.2.3.3 Nhận dạng sự kiện tiềm tàng ...................................................................... 21
1.2.3.4 Đánh giá rủi ro ........................................................................................... 22
1.2.3.5 Phản ứng với rủi ro ..................................................................................... 24
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
1.2.3.6 Hoạt động kiểm soát................................................................................... 25
1.2.3.7 Thông tin và truyền thông .......................................................................... 25
1.2.3.8 Giám sát ..................................................................................................... 26
1.2.4 Lợi ích của quản trị rủi ro doanh nghiệp ...................................................... 26
1.2.5 Hạn chế của quản trị rủi ro doanh nghiệp ..................................................... 27
1.3 Những điểm khác biệt giữa kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro ...................... 28
Kết luận chương 1 .................................................................................................. 29
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO
TẠI CÔNG TY TNHH FUJIKURA VIỆT NAM
2.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH Fujikura Việt Nam .................................. 30
2.1.1 Thông tin cơ bản ........................................................................................... 30
2.1.2 Các mốc trưởng thành và phát triển của Fujikura Việt Nam ........................ 30
2.1.3 Thị trường sản phẩm ..................................................................................... 31
2.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý công ty ................................................................... 31
2.1.5 Văn hóa doanh nghiệp ................................................................................... 38
2.2 Thực trạng về kiểm soát nội bộ ........................................................................ 43
2.2.1 Mục đích, đối tượng và phương pháp khảo sát ............................................. 43
2.2.2 Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp ............................... 44
2.2.2.1 Môi trường kiểm soát ................................................................................. 44
2.2.2.2 Đánh giá rủi ro ........................................................................................... 51
2.2.2.3 Các hoạt động kiểm soát ............................................................................ 54
2.2.2.4 Thông tin và truyền thông .......................................................................... 59
2.2.2.5 Giám sát ..................................................................................................... 61
2.3 Thực trạng về quản trị rủi ro ............................................................................ 62
2.4. Đánh giá chung về kiểm soát nội bộ ............................................................... 64
2.5. Đánh giá chung về quản trị rủi ro tại đơn vị ................................................... 65
Kết luận chương 2 .................................................................................................. 67
CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY
TNHH FUJIKURA VIỆT NAM HƯỚNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
3.1 Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ .............................................................. 68
3.1.1 Hoàn thiện môi trường kiểm soát .................................................................. 68
3.1.1.1 Tính chính trực và các giá trị đạo đức ........................................................ 68
3.1.1.2 Chính sách nhân sự và năng lực nhân viên ................................................ 69
3.1.1.3 Triết lý quản lý và phong cách điều hành .................................................. 71
3.1.1.4 Cơ cấu tổ chức và phân chia quyền hạn, trách nhiệm ................................ 71
3.1.2 Hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro .............................................................. 72
3.1.3 Hoàn thiện các hoạt động kiểm soát ............................................................. 73
3.1.4 Hoàn thiện hệ thống thông tin và truyền thông ............................................. 76
3.1.5 Hoàn thiện hoạt động giám sát ...................................................................... 77
3.1.6 Giải pháp phụ trợ từ các đối tượng liên quan ................................................ 78
3.1.7 Lợi ích của việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong công ty Fujukura
Việt Nam ................................................................................................................ 78
3.2 Định hướng xây dựng quản trị rủi ro tại công ty Fujikura Việt Nam .............. 79
3.2.1. Nhận thức chung của doanh nghiệp về quản trị rủi ro ................................. 79
3.2.1.1 Thiết lập mục tiêu hoạt động của quản lý rủi ro doanh nghiệp .................. 80
3.2.1.2 Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro doanh nghiệp ..................................... 80
3.2.1.3 Xây dựng chính sách quản lý rủi ro doanh nghiệp .................................... 81
3.2.2. Quy trình quản lý rủi ro doanh nghiệp ......................................................... 82
3.2.2.1 Nhận dạng rủi ro ......................................................................................... 83
3.2.2.2 Phân tích rủi ro ........................................................................................... 84
3.2.2.3 Kiểm soát rủi ro .......................................................................................... 86
3.2.2.4 Giám sát ..................................................................................................... 88
3.2.3 Lợi ích của quản trị rủi ro doanh nghiệp ....................................................... 89
Kết luận chương 3 .................................................................................................. 89
Kết luận .................................................................................................................. 90
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
PHẦN MỞ ĐẦU
1 .Lý do chọn đề tài
Cho đến nay, hoạt động kiểm toán độc lập đã có mặt ở Việt Nam được hơn 20
năm, nhưng khái niệm về kiểm soát nội bộ vẫn còn xa lạ với nhiều nhà quản lý.
Năm 2012, đánh dấu 6 năm Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO),
sự kiện này vừa mang lại nhiều cơ hội kinh doanh, cũng vừa là thách thức lớn cho
các doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại, phát triển bền vững và lâu dài. Một loạt
câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lý là làm thế nào để kiểm soát, theo dõi tiến độ việc
hoàn thành mục tiêu đã đề ra của công ty; làm thế nào để xác định, phân tích, kiểm
soát, giảm thiểu những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro làm cho những mục tiêu của
đơn vị có thể không được thực hiện,…Một thực trạng khá phổ biến hiện nay là
phương pháp quản lý của nhiều công ty còn lỏng lẽo, các công ty nhỏ được quản lý
theo kiểu gia đình, các công ty lớn lại phân quyền điều hành cho cấp dưới mà thiếu
sự kiểm tra đầy đủ. Cả hai mô hình này đều dựa trên sự tin tưởng cá nhân và thiếu
những quy định về thông tin, kiểm tra chéo giữa các bộ phận để phòng ngừa sai sót,
gian lận. Ban đầu, việc thành lập một hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ làm cho chi phí
quản lý tăng lên và các doanh nghiệp chưa thấy được những lợi ích mang lại từ hệ
thống này, nhưng sau một thời gian đi vào hoạt động, hệ thống kiểm soát nội bộ có
thể cung cấp cho doanh nghiệp một cơ chế giám sát, quản lý bằng các quy định rõ
ràng nhằm: đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính;
giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong kinh doanh; bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng,
mất mát, hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cấp,..; đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội
quy của công ty cũng như các quy định của luật pháp; đảm bảo sử dụng tối đa các
nguồn lực và đạt được mục tiêu đề ra; bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, cổ đông và
gây dựng lòng tin đối với họ,…Từ đó cho thấy việc hình thành một hệ thống kiểm
soát nội bộ trong doanh nghiệp là cần thiết và tất yếu. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý
rằng ngay cả khi hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế hoàn hảo thì hệ thống này
cũng không thể ngăn ngừa hay phát hiện hết mọi sai phạm có thể xảy ra. Vì vậy,
trong mọi trường hợp, rủi ro kiểm soát luôn tồn tại. Do vậy, một số tổ chức quốc tế
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
đi tiên phong trong lĩnh vực quản trị trên thế giới đã có những nổ lực nhằm thay đổi
nhận thức và cách thức các thành viên trong hội đồng quản trị và các nhà quản lý
đánh giá về rủi ro. Ngày nay, quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM) được coi là mô
hình quản lý phát triển ở trình độ cao của quá trình quản lý rủi ro. Quản trị rủi ro
bao trùm kiểm soát nội bộ vì mục tiêu rộng hơn hướng đến chiến lược phát triển của
đơn vị. Chính vì tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro, cùng với
hơn 2 năm công tác tại công ty TNHH Fujikura Việt Nam, thấy được những vướng
mắc phát sinh, những rủi ro tiềm ẩn trong quá trình hoạt động, sản xuất, kinh doanh
và quản lý của công ty. Tôi quyết định chọn đề tài “ Hoàn thiện hệ thống kiểm soát
nội bộ hướng đến quản trị rủi ro tại công ty TNHH Fujikura Việt Nam “ để nghiên
cứu và làm đề tài cho luận văn của mình.
2 . Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá vai trò quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro
trong đơn vị trong việc đạt mục tiêu đơn vị.
Khảo sát, đánh giá thực trạng tình hình hoạt động, sản xuất, kinh doanh và
quản lý của đơn vị.
Phân tích, đánh giá các yếu tố môi trường bên trong, các yếu tố môi trường
bên ngoài. Nhận dạng các rủi ro tiềm tàng ảnh hưởng đến mục tiêu chung của đơn
vị, từ đó định hướng xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ hướng đến quản trị rủi ro
trong doanh nghiệp.
3 . Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Hệ thống kiểm soát nội bộ, quan điểm về rủi ro, cách thức nhận dạng, đối phó
và quản lý rủi ro của doanh nghiệp.
4 .Phương pháp nghiên cứu
Khảo sát thực tế tại công ty TNHH Fujikura Việt Nam. Từ đó, tổng hợp kết
quả khảo sát thực trạng. Kết hợp giữa thực tế và lý thuyết báo cáo COSO 1992 và
COSO 2004 để đưa ra nhận xét, đánh giá, phân tích và các giải pháp nhằm khắc
phục những nhược điểm của các quy trình xử lý nghiệp vụ mà công ty đang áp
dụng. Đúc kết kinh nghiệm từ thực tế và cơ sở lý luận hoàn thiện các quy trình kiểm
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
soát nội bộ trong hệ thống kiểm soát nội bộ và hướng đến công tác quản trị rủi ro tại
công ty TNHH Fujikura Việt Nam.
5 .Kết cấu của luận văn
Bố cục luận văn gồm 3 chương,
Chương 1: Tổng quan về kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro trong doanh
nghiệp.
Chương 2: Thực trạng về kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro tại công ty trách
nhiệm hữu hạn Fujikura Việt Nam.
Chương 3: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty trách nhiệm hữu
hạn Fujikura Việt Nam hướng đến quản trị rủi ro.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
Trang 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ QUẢN TRỊ RỦI
RO TRONG DOANH NGHIỆP.
1.1 Tổng quan về kiểm soát nội bộ
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm soát nội bộ
* Giai đoạn tiền COSO (từ năm 1992 trở về trước)
Năm 1929, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ lần đầu tiên đưa ra khái niệm về
kiểm soát nội bộ. Kiểm soát nội bộ được hiểu đơn giản là biện pháp giúp: bảo vệ
tiền không bị các nhân viên gian lận, bảo vệ tài sản không bị thất thoát, ghi chép kế
toán chính xác, tuân thủ chính sách của nhà quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp.
Năm 1936, Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ công bố định nghĩa
“Kiểm soát nội bộ là các biện pháp và cách thức được chấp nhận và được thực hiện
trong một tổ chức để bảo vệ tiền và các tài sản khác, cũng như kiểm tra sự chính xác
trong ghi chép của sổ sách”.
Năm 1949, Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ công bố công trình
nghiên cứu đầu tiên về kiểm soát nội bộ nhan đề “Kiểm soát nội bộ, các nhân tố cấu
thành và tầm quan trọng đối với việc quản trị doanh nghiệp và đối với kiểm toán
viên độc lập”.
Năm 1958, Ủy ban thủ tục kiểm toán ban hành báo cáo về thủ tục kiểm toán số
29 “Phạm vi xem xét kiểm soát nội bộ của kiểm toán viên độc lập”, trong đó lần
đầu tiên phân biệt kiểm soát nội bộ về kế toán và kiểm soát nội bộ về quản lý.
Năm 1962, Ủy ban thủ tục kiểm toán ban hành thủ tục kiểm toán số 33 làm rõ
hơn về vấn đề kiểm toán viên độc lập trước hết sẽ quan tâm đến kiểm soát nội bộ về
kế toán vì ảnh hưởng trực tiếp đến thông tin tài chính và kiểm toán viên cần đánh
giá kiểm soát nội bộ đối với vấn đề này. Kiểm soát nội bộ về quản lý thường chỉ
liên quan gián tiếp đến thông tin tài chính, do vậy kiểm toán viên sẽ không bị buộc
phải đánh giá chúng.
Năm 1972, Ủy ban thủ tục kiểm toán tiếp tục ban hành thủ tục kiểm toán số 54
“Tìm hiểu và đánh giá kiểm soát nội bộ” trong đó đưa ra 4 thủ tục kiểm soát kế toán
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
Trang 2
là: đảm bảo nghiệp vụ chỉ được thực hiện khi đã được phê chuẩn, ghi nhận đúng
đắn mọi nghiệp vụ để lập báo cáo, hạn chế sự tiếp cận tài sản và kiểm kê.
Năm 1973, Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ ban hành các chuẩn
mực kiểm toán để thay thế cho các thủ tục kiểm toán, trong đó: chuẩn mực kiểm
toán số 1, xét duyệt lại thủ tục kiểm toán số 54 và đưa ra định nghĩa về kiểm soát
quản lý và kiểm soát kế toán.
* Giai đoạn báo cáo COSO 1992
Vào những thập niên 1970-1980, cùng với sự phát triển kinh tế các vụ gian lận
cũng ngày càng tăng với quy mô càng lớn, gây ra tổn thất đáng kể cho nền kinh tế.
Năm 1985, Ủy ban COSO được thành lập dưới sự bảo trợ của 5 tổ chức nghề
nghiệp. Mỗi tổ chức này đã chỉ định một đại diện để lập ra Ủy ban COSO. 5 tổ chức
nghề nghiệp đó là :
- Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa kỳ (AICPA)
- Hiệp hội kế toán Hoa kỳ (AAA)
- Hiệp hội Quản trị viên tài chính (FEI)
- Hiệp hội Kế toán viên quản trị (IMA)
- Hiệp hội kế toán viên nội bộ (IIA).
COSO là 1 Ủy ban thuộc Hội đồng Quốc gia Hoa Kỳ về việc chống gian lận
trên báo cáo tài chính. Báo cáo về các quan sát và kiến nghị của ủy ban đã lưu ý
rằng có nhiều quan điểm và khái niệm khác nhau liên quan tới kiểm soát nội bộ, do
vậy cần có một tổ chức để nghiên cứu kiểm soát nội bộ, nhằm thống nhất định
nghĩa về kiểm soát nội bộ để phục vụ cho nhu cầu của các đối tượng khác nhau, đưa
ra các bộ phận cấu thành để giúp các đơn vị có thể xây dựng một hệ thống kiểm
soát nội bộ hữu hiệu, và đưa ra hướng dẫn nhằm giảm đi sự khác biệt về quan điểm.
Báo cáo COSO năm 1992 là tài liệu đầu tiên trên thế giới đã đưa ra khuôn mẫu
lý thuyết về kiểm soát nội bộ một cách đầy đủ và có hệ thống. COSO đã định nghĩa
đầy đủ về kiểm soát nội bộ. Báo cáo COSO đưa ra 5 bộ phận của kiểm soát nội bộ
bao gồm: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin
và truyền thông, giám sát.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
Trang 3
Báo cáo COSO 1992 gồm có 4 phần:
Phần 1 - Bản tóm lược: Tổng quan về kiểm soát nội bộ cho nhà quản lý cấp cao.
Phần 2 - Hệ thống lý luận: Định nghĩa về kiểm soát nội bộ, mô tả các yếu tố của
kiểm soát nội bộ và chỉ ra những tiêu chí để kiểm soát hệ thống.
Phần 3 - Báo cáo cho các thành viên bên ngoài: Hướng dẫn cách thức báo cáo
cho các đối tượng bên ngoài về kiểm soát nội bộ liên quan đến tài chính.
Phần 4 - Các công cụ đánh giá : Bao gồm các bảng biểu phục vụ cho việc đánh
giá sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ.
1.1.2 Định nghĩa kiểm soát nội bộ
Thuật ngữ kiểm soát nội bộ gồm 2 thành phần là kiểm soát và nội bộ:
- Kiểm soát là 1 phương tiện nhằm giảm thiểu những yếu tố gây tác động xấu
tới hoạt động của một đối tượng nào đó.
- Nội bộ có nghĩa là thuộc về hay liên quan tới cơ cấu của môt tổ chức.
Theo báo cáo COSO 1992, kiểm soát nội bộ là một quá trình bị chi phối bởi
người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị, nó được thiết lập để
cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu sau đây :
- Sự hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động.
- Sự tin cậy của báo cáo tài chính
- Sự tuân thủ pháp luật và các quy định
Độ tin cậy
của thông tin
Hội đồng
quản trị
Người
quản lý
Các
Nhân viên
Hữu hiệu và
hiệu quả của
các hoạt động
Tuân thủ
Pháp luật và
Các quy định
Kiểm
soát
nội
bộ
QUÁ
TRÌNH
ĐẢM BẢO
HỢP LÝ
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]