Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ UEH giải quyết tranh chấp đất tại tòa án trên địa bàn tỉnh cà mau bpháp luật và
PREMIUM
Số trang
74
Kích thước
785.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1544

Luận văn thạc sĩ UEH giải quyết tranh chấp đất tại tòa án trên địa bàn tỉnh cà mau bpháp luật và

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

HUỲNH VĂN YÊN

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT TẠI TÒA ÁN TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH CÀ MAU: PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

HUỲNH VĂN YÊN

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT TẠI TÒA ÁN TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH CÀ MAU: PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN

Chuyên ngành: Luật kinh tế

Mã số: 60380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. TRẦN HUỲNH THANH NGHỊ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên Huỳnh Văn Yên mã số học viên: 7701261277A là học viên lớp

LOP_K25_MBL_CaMau; Khóa K25-2 chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa

Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc

sĩ luật học với đề tài “Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất theo phương

thức tố tụng tòa án trên địa bàn tỉnh Cà Mau : Pháp luật và thực tiễn”(Sau

đây gọi tắt là “Luận văn”).

Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn

này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của

người hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý

kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được

trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin

được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực.

Học viên thực hiện

Huỳnh Văn Yên

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chương 1:....................................................................................................................5

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẤT ĐAI VÀ .......................................................................5

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI VIỆT NAM..................................5

1.1. Khái quát chung về đất đai .........................................................................................5

1.2. Tranh chấp đất đai.......................................................................................................7

1.2.1. Khái niệm tranh chấp đất đai ...............................................................................7

1.2.2. Các loại tranh chấp đất đai...................................................................................7

1.3. Nguyên nhân của tranh chấp đất đai.........................................................................10

1.4. Những nguyên tắt chủ đạo trong giải quyết tranh chấp đất đai ................................13

1.4.1. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý .............................13

1.4.2. Bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất, nhất là lợi ích kinh tế, khuyến khích

thương lượng, tự hòa giải trong nội bộ nhân dân ........................................................14

1.4.3. Giải quyết tranh chấp đất đai phải nhằm mục đích ổn định tình hình chính trị,

kinh tế, xã hội, gắn việc giải quyết tranh chấp đất đai với việc tổ chức lại sản xuất, bố

trí lại cơ cấu sản xuất hàng hóa....................................................................................15

1.4.4. Đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quá trình giải quyết tranh chấp đất.15

1.5. Giải quyết tranh chấp đất đai theo qui định pháp luật hiện hành..............................15

1.5.1. Giải quyết tranh chấp đất theo thủ tục hành chính ............................................16

1.5.2.Giải quyết tranh chấp đất đai do Tòa án thụ lý xử lý..........................................18

1.5.3. Phương pháp giải quyết tranh chấp bằng hình thức hoà giải theo Luật hòa giải

cơ sở năm 2013............................................................................................................23

1.5.4. So sánh hiệu quả giải quyết tranh chấp đất theo thủ tục hành chính, hoà giải cơ

sở và theo phương thức xử lý tranh chấp do Tòa án tiến hành....................................24

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ..................................................................................................26

Chương 2:..................................................................................................................28

THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI TÒA ÁN TRÊN

ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.......................................28

2.1. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Cà Mau. ..................28

2.2. Tổng quan về tình hình tranh chấp đất trên địa bàn tỉnh Cà Mau ...................................29

2.4. Những nguyên nhân tranh chấp đất đai tại tỉnh Cà Mau ......................................34

2.4. Đánh giá việc giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án tại tỉnh Cà Mau .................38

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

2.4.1. Thuận lợi............................................................................................................38

2.4.2. Khó khăn............................................................................................................39

Hoạt động xét xử của Tòa án trong tỉnh Cà Mau còn nhiều vướng mắc dẫn đến những

khó khăn trong hoạt động tố tụng, có thể liệt kê các yếu tố bất cập phát sinh trong lý

luận và thực tiễn như sau: ............................................................................................39

2.5. Một số kiến nghị .......................................................................................................55

2.5.1. Về tố tụng...........................................................................................................55

2.5.4. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai...............................................................58

KẾT LUẬN CHUNG ...............................................................................................63

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu

Đất đai là nơi duy trì hoạt độngcủa sự sống, là một bộ phận quan trọng

cấu thành của lãnh thổ quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng đảm

bảo phát triển bền vững của kinh tế đất nước. Việt Nam đang thực hiệntiến

trình đẩy mạnh đổi mới, tăng cường hội nhập quốc tế, nền kinh tế ngày một

phát triển tích cực, quyền sử dụng đất được Nhà nước thừa nhận là hàng hoá

đặc biệt đang phát huy tiềm năng của giá trị, giá trị sử dụng ngày một lớn trên

thị trường.

Song song với diễn biến tích cực đó thì trong quá trình vận động, phát

triển quan hệ về đất đai cũng phát sinh nhiều vấn đề không thuận lợi, đó là

các giao dịch mua bán, chuyển nhượng không thành; thế chấp, cầm cố không

được thực hiện như thoả thuận; tặng cho, thừa kế không thoả mãn với nhau;

cho mượn, cho thuê đôi bên không thống nhất về quá trình thực hiện quyền và

nghĩa vụ; hùn hạp làm ăn bằng giá trị quyền sử dụng đất không thành; giao

khoán nuôi trồng không thực hiện đúng thoả thuận … những nội dung trên

một mặt là thể hiện của sự vận động năng động từ các quan hệ đa dạng của

nền kinh tế mởđang phát triển và mặt khác là mặt trái của nền kinh tế thị

trường, quan hệ càng nhiều thì có một tỉ lệ nhất định các quan hệ đó gặp rủi ro

phát sinh, nó tỷ lệ thuận với độ năng động trong hoạt động thương mại, tiêu

dùng … phát sinh hình thành hàng ngày trong đời sống xã hội.

Để hỗ trợ cho các quan hệ kinh tế - xã hộiphát triển, góp phần tăng

trưởng chung, tạo niềm tin cho các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh và

các hoạt động an sinh khác phát triển lành mạnh thì cần có cơ chế xử lý các

tranh chấp nói chung và tranh chấp đất nói riêng được tiến hành nhanh chóng,

minh bạch, công bằng trên cơ sở của pháp luật.

Đây là nhiệm vụ, là yêu cầu lớn mà Nhà nước có trách nhiệm nghiên

cứu đặt ra nguyên tắt quản lý, và là nội dung xã hội quan tâm. Bản thân Tác

giả đang tham gia công tác trong ngành Toà án nên nhận thức được hoạt động

giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án nói chung và của Tòa án ở tỉnh Cà

Mau nói riêng thời gian qua còn nhiều vướng mắc, ảnh hưởng đến hiệu quả

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

2

thực hiệnnhiệm vụ chính trị này. Trong những nguyên nhân làm cho hoạt

động giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án chưa đạt hiệu quả, thì quy định

pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án còn có vấn

đề chưa hợp lý, quản lý Nhà nước về đất đai của chính quyền địa phương còn

buông lỏng1

; trình độ chuyên môn của Thẩm phán còn hạn chế, công tác

tuyên truyền kiến thức pháp luật về đất đai cho nhân dân chưa đáp ứng được

yêu cầu là những nguyên nhân đầu tiên, quan trọng.

Xuất phát từ các lý do trên, Tác giả quyết định chọn đề tài“Giải quyết

tranh chấp đất tại tòa án trên địa bàn tỉnh Cà Mau: Pháp luật và thực tiễn”để

làm Luận văn tốt nghiệp cho mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Làm rõ vấn đề lý luận và quy định pháp luật về đất đai và giải quyết

tranh chấp đất đai tại Việt Nam.

- Đánh giá tình hình giải quyết tranh chấp đấtnhằm chỉ ra những thành

công và hạn chế của hoạt động này trong thời gian qua tại Cà Mau.

- Trên cơ sở những vướng mắc, bất cập của pháp luật hiện hành, Luận

văn nêu lên một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về giải

quyết tranh chấp đất đai và hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai trong thời

gian tới tại tỉnh Cà Mau.

3. Câu hỏi nghiên cứu

- Hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai ở Việt Nam được quy định

như thế nào trongpháp luật đất đai và pháp luật tố tụng dân sự?

- Tình hình giải quyết tranh chấp đất thời gian qua của Toà án trên địa

bàn tỉnh Cà Mau có những thuận lợi và khó khăn gì? Những vướng mắc, bất

cập của pháp luật ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả giải quyết tranh chấp

của Tòa án trong thời gian qua ?

-Để nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất thì cần có những giải

pháp pháp lý cụ thể nào trong thời gian tới?

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

1 Nhận định tại Nghị quyết số 19 ngày 31/10/2012 – Hội nghị TW lần thứ sáu của Ban chấp hành khoá XI

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!