Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện và phát triển chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng đông nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ MỸ LỘC
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN
CHUỖI CUNG ỨNG ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
Chuyên ngành: Thương mại
Mã số: 60.34.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả của quá trình tìm tòi nghiên cứu của
chính tôi. Mọi số liệu, trích dẫn trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng. Tôi hoàn
toàn chịu trách nhiệm trƣớc các nội dung đã trình bày trong luận văn.
Tác giả
Nguyễn Thị Mỹ Lộc
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
MỤC LỤC
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG
ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1
1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài ....................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................................ 2
5. Tính mới của đề tài ................................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHUỖI CUNG ỨNG ............................ 5
1.1. Bàn về chuỗi cung ứng........................................................................................ 5
1.1.1. Chuỗi cung ứng và các khái niệm có liên quan .......................................... 5
1.1.2. Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng......................................................... 7
1.1.3. Vai trò của chuỗi cung ứng ......................................................................... 8
1.1.4. Sự cần thiết phải hợp tác trong chuỗi cung ứng........................................ 11
1.1.5. Các yếu tố của chuỗi cung ứng ................................................................. 12
1.2. Tổng quan ngành sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ thế giới.................................... 14
1.2.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu ............................................................... 14
1.2.2. Chủng loại đồ gỗ ....................................................................................... 18
1.3. Bài học kinh nghiệm về chuỗi cung ứng sản xuất đồ gỗ .................................. 19
1.3.1.Chuỗi cung ứng sản xuất đồ gỗ ở Bắc Carolina......................................... 19
1.3.2. Bài học rút ra cho ngành đồ gỗ vùng Đông Nam Bộ................................ 23
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1......................................................................................... 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ........................................................................................ 25
2.1. Sơ lƣợc về vùng Đông Nam Bộ ........................................................................ 25
2.2. Tổng quan về các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu đồ gỗ vùng Đông Nam Bộ 29
2.2.1. Phân loại doanh nghiệp ............................................................................. 30
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
2.2.2. Quy mô hoạt động của doanh nghiệp........................................................ 31
2.2.3. Máy móc, công nghệ sản xuất................................................................... 32
2.3. Thực trạng chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ ................... 33
2.3.1. Các mắt xích của chuỗi ............................................................................. 33
2.3.1.1. Các nhà cung cấp .............................................................................. 33
2.3.1.1.1. Nguyên liệu đầu vào ............................................................. 33
2.3.1.1.2. Phần cứng và phụ kiện .......................................................... 36
2.3.1.2. Các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu.......................................... 37
2.3.1.3. Khách hàng........................................................................................ 38
2.3.1.3.1. Nhà nhập khẩu/Nhóm mua hàng.......................................... 38
2.3.1.3.2. Nhà bán lẻ ............................................................................ 38
2.3.1.3.3. Khách hàng cuối cùng.......................................................... 39
2.3.2. Đánh giá mối liên hệ giữa các mắt xích của chuỗi cung ứng ................... 40
2.4. Những khó khăn trong việc xây dựng chuỗi cung ứng sản xuất - xuất khẩu
đồ gỗ vùng Đông Nam Bộ ....................................................................................... 47
2.4.1. Nguồn nhân lực .......................................................................................... 47
2.4.2. Vốn............................................................................................................ 48
2.4.3. Công nghệ thông tin và máy móc thiết bị ................................................. 49
2.4.4. Hoạt động logistics phục vụ cho xuất khẩu đồ gỗ .................................... 50
2.4.5. Vai trò của Hiệp hội chế biến gỗ............................................................... 51
2.5. Những yếu kém của chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ .... 52
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2......................................................................................... 59
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN CHUỖI
CUNG ỨNG ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU VÙNG ĐÔNG NAM BỘ......................... 60
3.1. Mục đích xây dựng giải pháp............................................................................ 60
3.2. Căn cứ xây dựng giải pháp................................................................................ 60
3.3. Các giải pháp...................................................................................................... 61
3.3.1.Giải pháp đối với nhóm doanh nghiệp mới chỉ bắt đầu một phần và doanh
nghiệp chƣa có chuỗi cung ứng bền vững và hoàn chỉnh ......................................... 61
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
3.3.1.1 Giải pháp liên kết các mắt xích của chuỗi cung ứng, liên kết các doanh
nghiệp chế biến gỗ và nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về chuỗi cung ứng .. 61
3.3.1.2. Giải pháp ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào........................................ 66
3.3.1.3. Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm và xây dựng thƣơng
hiệu........................................................................................................................... 69
3.3.1.4. Giải pháp đối với máy móc công nghệ sản xuất và hệ thống công nghệ
thông tin.................................................................................................................... 70
3.3.1.5. Giải pháp nâng cao trình độ nguồn nhân lực ......................................... 72
3.3.1.6. Xúc tiến thƣơng mại................................................................................ 73
3.3.2.Giải pháp đối với các doanh nghiệp đã có chuỗi cung ứng tƣơng đối hoàn
chỉnh và bền vững ..................................................................................................... 74
3.4. Kiến nghị............................................................................................................ 75
3.4.1. Kiến nghị đối với Nhà nƣớc....................................................................... 75
3.4.2. Kiến nghị đối với Bộ giáo dục và đào tạo................................................. 78
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.......................................................................................... 79
KẾT LUẬN.............................................................................................................. 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFIC (Asean Furniture Industry Council): Hội đồng ngành công nghiệp đồ gỗ
Đông Nam Á
CSIL (Centre for Industrial Studies): Trung tâm nghiên cứu công nghiệp
CFVG (Centre Franco-Vietnamien de formation à la Gestion): Trung tâm đào tạo
quản lý Pháp-Việt
EU (European Union): Liên minh châu Âu
FDI (Foreign Direct Investment): Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
FLEGT (Forest Law Enforcement, Governance and Trade): Thi hành lâm luật,
quản trị rừng và thƣơng mại
FSC (Forest Stewardship Council): Hội đồng quản trị rừng
GTZ (German Programme for Technical Cooperation): Chƣơng trình hợp tác kỹ
thuật Đức
HAWA (Handicraft and Wood Industry Association of HCM city): Hiệp hội Chế
biến gỗ và Thủ công mỹ nghệ thành phố Hồ Chí Minh
ISO (International Standards Organization): Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế
ITC (International Trade Centre): Trung tâm thƣơng mại quốc tế
ITTO (International Tropical Timber Organization ): Tổ chức Gỗ nhiệt đới quốc tế
NIST (National Institute of Standards and Technology): Viện Tiêu chuẩn và Công
nghệ quốc gia
VIFOREST (Vietnam Timber & Forest Products Association): Hiệp hội Gỗ và
Lâm sản Việt Nam
VPA (Voluntary partnership agreement): Thỏa thuận đối tác tự nguyện
UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development): Diễn đàn Liên
Hiệp Quốc về Thƣơng mại và Phát triển
CP: Cổ phần
DN: Doanh nghiệp
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
T.S: Tiến sĩ
UBND: Uỷ ban nhân dân
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1. Loại hình doanh nghiệp chế biến gỗ........................................................ 31
Bảng 2.2. Quy mô hoạt động của các doanh nghiệp................................................ 32
Bảng 2.3. Công nghệ sản xuất của doanh nghiệp ..................................................... 32
Bảng 2.4. Tổng hợp đặc điểm chung của ba nhóm doanh nghiệp ............................ 46
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
Trang
Hình 1.1: Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản ............................................................ 12
Hình 1.2: Mô hình chuỗi cung ứng mở rộng............................................................. 12
Hình 1.3: Thƣơng mại đồ gỗ thế giới, 2002-2011 .................................................... 15
Hình 1.4: Thị phần đồ gỗ thế giới năm 2010 ........................................................... 16
Hình 1.5: Các quốc gia chính nhập khẩu đồ gỗ giai đoạn 1999-2009 ...................... 17
Hình 1.6: Các quốc gia chính xuất khẩu đồ gỗ giai đoạn 1999-2009....................... 18
Hình 1.7: Sơ đồ chuỗi cung ứng đồ gỗ Bắc Carolina ............................................... 20
Hình 2.1. Bản đồ vùng Đông Nam Bộ..................................................................... 25
Hình 2.2. Tình hình xây dựng chuỗi cung ứng của doanh nghiệp chế biến gỗ xuất
khẩu vùng Đông nam Bộ.......................................................................................... 40
Hình 2.3. Chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ............................. 46
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
- 1 -
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài
Sự tăng trưởng của kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào các ngành hàng
xuất khẩu. Cùng với nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dầu
thô, dệt may, giày dép, thuỷ hải sản, sản phẩm gỗ đã đóng góp đáng kể vào sự tăng
trưởng của kim ngạch xuất khẩu. Liên tục trong 6 năm qua, đồ gỗ là một trong
những nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng “nóng”, với mức tăng bình quân từ 28% -
40%/năm. Giá trị xuất khẩu đồ gỗ năm 2010 tăng gấp 10 lần so với 10 năm trước và
đã vươn lên chiếm vị trí thứ 5 trong những mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của Việt
Nam. Sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt tại 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, đã
tạo được uy tín với người tiêu dùng khắp thế giới. Theo Hội đồng đồ gỗ Đông Nam
Á (AFIC), Việt Nam, thành viên mới nhất của hội đồng này đã trở thành nước xuất
khẩu đồ gỗ lớn nhất trong khu vực. Đặc biệt năm 2011 là năm đầu tiên kim ngạch
xuất khẩu đồ gỗ cả nước vượt 4 tỷ USD. Cùng với sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu,
số lượng doanh nghiệp chế biến gỗ cũng tăng trưởng rất nhanh. Trong đó số lượng
doanh nghiệp ở miền Nam chiếm hơn 80% tổng số doanh nghiệp chế biến gỗ cả
nước mà chủ yếu là tập trung ở vùng Đông Nam Bộ, với tỷ lệ 59,1% tổng số doanh
nghiệp cả nước và có tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ lệ lớn so với cả
nước. Các tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai đã trở thành trung
tâm chế biến gỗ của Việt Nam (cùng với tỉnh Bình Định tại Vùng Duyên Hải Nam
Trung Bộ).
Mặc dù đóng góp tỷ lệ lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ cả nước,
nhưng ngành chế biến gỗ ở vùng Đông Nam Bộ vẫn còn ở trong tình trạng phát
triển chưa bền vững, chưa thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành viên
trong chuỗi cung ứng, phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, chủ yếu là gia
công, công nghệ sản xuất còn lạc hậu, khả năng cạnh tranh kém, thiếu thông tin thị
trường, chưa tiếp cận được với chuỗi cung ứng sản xuất đồ gỗ của thế giới,…nên
đòi hỏi cần có sự đánh giá lại đầy đủ, nhằm đưa ra các giải pháp để hoàn thiện chuỗi
cung ứng cho mặt hàng tiềm năng này. Vì tầm quan trọng và tính cấp thiết đó nên
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
- 2 -
tác giả chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện và phát triển chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất
khẩu vùng Đông Nam Bộ” làm đề tài tốt nghiệp của mình, với mong muốn đóng
góp một phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển của ngành chế biến gỗ xuất khẩu ở
vùng Đông Nam Bộ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của đề tài là đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển
chuỗi cung ứng cho mặt hàng gỗ xuất khẩu ở vùng Đông Nam Bộ
Để thực hiện mục tiêu nêu trên tác giả làm rõ những nội dung sau:
Hệ thống lại những vấn đề lý luận cơ bản về chuỗi cung ứng và quản trị
chuỗi cung ứng.
Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển chuỗi cung ứng đồ gỗ của vùng/địa
phương ngoài nước.
Đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng đồ gỗ vùng Đông Nam Bộ.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: chuỗi cung ứng của mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu.
- Phạm vi nghiên cứu: đề tài chỉ tập trung khảo sát chuỗi cung ứng của các doanh
nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ tại vùng Đông Nam Bộ kết hợp với nghiên cứu chuỗi
cung ứng của các doanh nghiệp chế biến gỗ tại vùng Bắc Carolina. Bên cạnh đó tác
giả cũng tham khảo ý kiến của một số vị chuyên gia trong ngành.
- Về thời gian: các số liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu được thu thập trong
khoảng thời gian từ 2006-2012.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tác giả dựa trên cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng, thu
thập các dữ liệu thứ cấp từ các bài báo, tạp chí có liên quan kết hợp với kinh nghiệm
của thế giới và ý kiến thực tế của các nhà quản trị ở một số công ty đang hoạt động
trong lĩnh vực chế biến gỗ.
Tác giả khảo sát thực tế 215 doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu ở vùng
Đông Nam Bộ và sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tổng hợp các dữ liệu thu
thập được nhằm đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
- 3 -
Nam Bộ và từ đó đề xuất các giải pháp để hoàn thiện chuỗi cung ứng cho mặt hàng
đồ gỗ xuất khẩu của vùng.
5. Tính mới của đề tài
Trước khi thực hiện đề tài này tác giả có tìm hiểu và nghiên cứu một số đề tài có
liên quan đến ngành chế biến gỗ xuất khẩu như sau:
- Lê Thắng (1999), “Một số giải pháp chiến lược nhằm thúc đẩy sự phát triển
ngành chế biến đồ gỗ gia dụng trong thập niên đầu thế kỷ 21 trên địa bàn Tp.
HCM”, luận văn thạc sĩ – Trường Đại học Kinh tế TPHCM.
- Đỗ Kim Vũ (2005), “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh
nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ ở thành phố Hồ Chí Minh sang thị trường Mỹ”,
luận văn thạc sĩ - Trường Đại học Kinh tế TPHCM.
- Trần Thanh Sơn (2006), “Chiến lược phát triển ngành đồ gỗ xuất khẩu Việt
Nam sang thị trường Mỹ đến năm 2015”, luận văn thạc sĩ - Trường Đại học Kinh
tế TPHCM.
- Đỗ Đoan Trang (2007), “Giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát triển
ngành đồ gỗ xuất khẩu tại tỉnh Bình Dương sau khi Việt Nam gia nhập WTO”,
luận văn thạc sĩ kinh tế - Trường Đại học Kinh tế TPHCM.
- Nguyễn Thị Hương (2007), “Các giải pháp đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu và
nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ
giai đoạn 2007-2015”, luận văn thạc sĩ - Trường Đại học Kinh tế TPHCM.
- Nguyễn Văn Ba (2008), “Nghiên cứu tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị
trường Nhật Bản, thực trạng và giải pháp”, luận văn thạc sĩ - Trường Đại học
Kinh tế TPHCM.
Các đề tài này chủ yếu tập trung vào việc đánh giá thực trạng phát triển và năng lực
cạnh tranh của ngành chế biến gỗ xuất khẩu trên phạm vi vùng hoặc cả nước, tình
hình xuất khẩu sang một số thị trường và đề ra các giải pháp để đẩy mạnh phát
triển, nâng cao năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu; chưa có đề tài nào đi
sâu nghiên cứu về chuỗi cung ứng của mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu.
Những điểm mới được thể hiện trong đề tài là:
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
- 4 -
- Nghiên cứu chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu của vùng Bắc Carolina, từ đó rút ra
bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp chế biến gỗ vùng Đông Nam Bộ.
- Phân tích và đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu ở vùng Đông
Nam Bộ, nhận định những vấn đề tồn tại cần giải quyết.
- Đề xuất các giải pháp cho chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu tại vùng Đông Nam
Bộ.
6. Bố cục của đề tài
Đề tài gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở khoa học để phát triển chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu
Chương 2: Thực trạng chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu ở vùng Đông Nam Bộ
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện và phát triển chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất
khẩu ở vùng Đông Nam Bộ.
Ngoài ra còn có phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh
mục các hình và bảng, tài liệu tham khảo và phụ lục.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]