Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ UEH dự báo lợi nhuận chứng khoán dựa vào độ nhạy cảm nhà đầu tư trên thị trường
PREMIUM
Số trang
166
Kích thước
3.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1772

Luận văn thạc sĩ UEH dự báo lợi nhuận chứng khoán dựa vào độ nhạy cảm nhà đầu tư trên thị trường

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

-----------

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG Ý

DỰ BÁO LỢI NHUẬN CỦA CHỨNG KHOÁN

DỰA VÀO ĐỘ NHẠY CẢM NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

-----------

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG Ý

DỰ BÁO LỢI NHUẬN CHỨNG KHOÁN DỰA

VÀO ĐỘ NHẠY CẢM NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ

TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng

Mã số: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “DỰ BÁO LỢI NHUẬN CHỨNG

KHOÁN DỰA VÀO ĐỘ NHẠY CẢM NHÀ ĐẦU TƯ

TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM” là

công trình nghiên cứu của chính tác giả. Nội dung của toàn bộ

luận văn là kết quả của sự đúc kết những kiến thức được lĩnh

hội trong quá trình đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế Thành

phố Hồ Chí Minh, quá trình tự tìm tòi nghiên cứu và tổng hợp

các kết quả nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua. Các số liệu

sử dụng và trình bày trong luận văn là trung thực với nguồn gốc

được trích dẫn rõ ràng. Luận văn được thực hiện dưới sự hướng

dẫn khoa học của PGS.TS. PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2012

Tác giả luận văn

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG Ý

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

LỜI CẢM ƠN

Chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và Khoa đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Kinh

Tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học

tập và nghiên cứu. Chân thành cảm ơn các Thầy Cô Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh đã

nhiệt tình giảng dạy cho tôi trong suốt quá trình tham gia học tập tại Nhà trường.

Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Cô PGS.TS. Phan Thị Bích Nguyệt – người hướng

dẫn khoa học – đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và

giúp tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến anh Huỳnh Minh Quang (nhân viên công ty Wooricbv tại

Việt Nam), anh Lê Tú (nhân viên công ty Nielsen tại Việt Nam), anh Tài (thành viên

diễn đàn tài chính Vfpress.vn) đã cung cấp số liệu để tôi thực hiện chuyên đề này.

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên,

khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng

lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được

những đóng góp quí báu của quí Thầy Cô và các bạn.

Trân trọng cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2012

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phương Ý

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

1

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 3.1: Các biến trong mô hình. Bảng 4.1: Bảng kết quả thống kê mô tả các chuỗi dữ liệu.

Bảng 4.2: Bảng kết quả kiểm định nhân quả Granger.

Bảng 4.3 : Bảng trình bày các hệ số trong mô hình hồi quy theo dữ liệu 1 tháng. Bảng 4.4 : Bảng trình bày các hệ số trong mô hình hồi quy theo dữ liệu trung bình

di động 6 tháng.

Bảng 4.5 : Bảng trình bày các hệ số trong mô hình hồi quy theo dữ liệu trung bình

di động 12 tháng.

Bảng 4.6 : Bảng trình bày các hệ số trong mô hình hồi quy theo dữ liệu trung bình

di động 24 tháng. Bảng 4.7 : Bảng kết quả hồi quy của chứng khoán toàn thị trường qua các khoảng

thời gian khác nhau. Bảng 4.8 : Bảng kết quả hồi quy của chứng khoán vốn hóa nhỏ qua các khoảng thời

gian khác nhau. Bảng 4.9 : Bảng kết quả hồi quy của chứng khoán tăng trưởng qua các khoảng thời

gian khác nhau. Bảng 4.10 : Bảng kết quả kiểm định tự tương quan bậc 1. Bảng 4.11: Bảng liệt kê kết quả kiểm định tự tương quan.

Bảng 4.12 : Bảng so sánh mô hình trước và sau khi khắc phục tự tương quan của

chuỗi dữ liệu 1 tháng. Bảng 4.13: So sánh mô hình sau khi khắc phục tự tương quan bậc 1, chuỗi dữ liệu

trung bình di động 6 tháng.

Bảng 4.14 : So sánh mô hình trước và sau khi khắc phục tự tương quan bậc 1, dữ

liệu 24 tháng.

Bảng 4.15 : Bảng kết quả kiểm định phương sai thay đổi của các mô hình dựa trên

dữ liệu 1 tháng.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

2

Bảng 4.16 : Bảng kết quả kiểm định phương sai thay đổi của các mô hình dựa trên

dữ liệu 6 tháng. Bảng 4.17 : Bảng kết quả kiểm định phương sai thay đổi của các mô hình dựa trên

dữ liệu 12 tháng

Bảng 4.18 : Bảng kết quả kiểm định hệ số của các mô hình lợi nhuận chứng khoán

toàn thị trường. Bảng 4.19 : Bảng kết quả kiểm định hệ số của các mô hình lợi nhuận chứng khoán

vốn hóa nhỏ. Bảng 4.20 : Bảng kết quả kiểm định hệ số của các mô hình lợi nhuận chứng khoán

tăng trưởng. Bảng 4.21 : bảng hệ số tương quan các phần dư. Bảng 4.22 : Bảng tập hợp các hệ số của mô hình hồi quy lợi nhuận chứng khoán

toàn thị trường sau khi điều chỉnh.

Bảng 4.23 : Bảng tập hợp các hệ số của mô hình hồi quy lợi nhuận chứng khoán

vốn hóa nhỏ sau khi điều chỉnh. Bảng 4.24 : Bảng tập hợp các hệ số của mô hình hồi quy lợi nhuận chứng khoán

tăng trưởng sau khi điều chỉnh. Bảng 4.25 : Bảng kết quả nghiên cứu của Maik Schmeling.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: Dữ liệu

PHỤ LỤC 2: Các đồ thị

PHỤ LỤC 3: Kết quả kiểm định tính dừng của các chuỗi dữ liệu trên Eviews 6.

PHỤ LỤC 4: Kết quả mô hình Var trên Eviews 6.

PHỤ LỤC 5: Kết quả hồi quy mô hình đối với dữ liệu 1 tháng trên Eviews 6. PHỤ LỤC 6: Kết quả hồi quy mô hình đối với dữ liệu được tạo ra bằng cách lấy trung

bình di động 6 tháng trên Eviews 6.

PHỤ LỤC 7: Kết quả hồi quy mô hình đối với dữ liệu được tạo ra bằng cách lấy

trung bình di động 12 tháng trên Eviews 6.

PHỤ LỤC 8: Kết quả hồi quy mô hình đối với dữ liệu được tạo ra bằng cách lấy trung

bình di động 24 tháng trên Eviews 6.

PHỤ LỤC 9: Kết quả khảo sát chỉ số niềm tin tiêu dùng quý 2 năm 2012.

PHỤ LỤC 10: Nghiên cứu của Maik Schmeling năm 2008.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

1

TÓM TẮT

Nghiên cứu sử dụng niềm tin tiêu dùng như là một nhân tố đại diện cho độ nhạy

cảm của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán để thực hiện quy dự báo lợi nhuận

chứng khoán trong tương lai. Mục đích của nghiên cứu là xem xét liệu rằng trên thị

trường chứng khoán Việt Nam, độ nhạy cảm nhà đầu tư có tác động đến lợi nhuận

trong tương lai của chứng khoán. Và nhà đầu tư có thể dùng mô hình dự báo này để

dự báo lợi nhuận chứng khoán trong tương lai không. Nghiên cứu thực hiện hồi quy

dựa trên số liệu của thị trường chứng khoán Việt Nam từ đầu năm 2008 đến giữa

năm 2012 bằng phương pháp phương sai nhỏ nhất. Kết quả cho thấy, trên thị trường

chứng khoán Việt Nam, độ nhạy cảm nhà đầu tư có tác động đến lợi nhuận của

chứng khoán trong tương lai, đặc biệt, độ nhạy cảm nhà đầu tư tác động đến lợi

nhuận tương lai của các chứng khoán vốn hóa nhỏ nhiều hơn đến chứng khoán tăng

trưởng, và tác động này rõ nét qua khoảng thời gian 6 tháng. Bên cạnh đó, qua

nghiên cứu cho thấy rằng mặc dù có khả năng dự báo nhưng khả năng dự báo của

mô hình được nghiên cứu chưa thật sự cao.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

2

1. GIỚI THIỆU

1.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư luôn kỳ vọng vào mục tiêu lợi nhuận,

nhưng lợi nhuận chứng khoán trong tương lai phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Theo

kết quả nhiều nghiên cứu trên thị trường chứng khoán thế giới đã cho thấy độ nhạy

cảm nhà đầu tư có ảnh hưởng đến lợi nhuận chứng khoán trong tương lai. Vậy vấn

đề này trên thị trường chứng khoán Việt Nam ra sao. Với việc chấp nhận chỉ số

niềm tin tiêu dùng là nhân tố đại diện cho độ nhạy cảm của nhà đầu tư trên thị

trường chứng khoán, nghiên cứu này kiểm tra liệu rằng niềm tin tiêu dùng của Việt

Nam có ảnh hưởng đến lợi nhuận trong tương lai của chứng khoán trên thị trường

chứng khoán Việt Nam hay không, và xem xét đến khả năng dự báo của mô hình

này.

1.2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Để có thể làm rõ hơn cho mục đích nghiên cứu, nghiên cứu này đưa ra 2 câu hỏi

nghiên cứu, theo đó, trong quá trình nghiên cứu sẽ trả lời 2 câu hỏi này nhằm xác

định nghiên cứu này có đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra hay chưa.

Câu hỏi 1: Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, độ nhạy cảm nhà đầu tư có tác

động đến lợi nhuận chứng khoán trong tương lai?

Câu hỏi 2: Mô hình hồi quy lợi nhuận chứng khoán trong tương lai dựa trên độ nhạy

cảm nhà đầu tư được thực hiện trên thị trường chứng khoán Việt Nam có thể được

sử dụng để dự báo tốt lợi nhuận chứng khoán trong tương lai?

1.3. TÓM LƯỢC CÁC KẾT QUẢ CHUYÊN ĐỀ ĐẠT ĐƯỢC

Sau khi thực hiện hồi quy mô hình lợi nhuận chứng khoán trong tương lai dựa trên

độ nhạy cảm nhà đầu tư thì đ ề tài tìm ra bằng chứng để trả lời cho những câu hỏi

nghiên cứu đã đặt ra. Đó là độ nhạy cảm nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán có

tác động đến lợi nhuận chứng khoán trong tương lai, đặc biệt là những chứng khoán

vốn hóa nhỏ, và kết quả đề tài cũng cho thấy rằng độ nhạy cảm tác động rõ nét đến

lợi nhuận chứng khoán trong khoảng thời gian 6 tháng. Mặc dù mô hình có khả

năng dự báo nhưng khả năng dự báo chưa thật cao.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

3

2. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN

CỨU TRƯỚC.

2.1. Nghiên cứu của Nicolas Barberis, Andrei Shleifer và Robert Vishny năm

1998.

Nghiên cứu này đã thiết lập mô hình chi tiết về tâm lý nhà đầu tư và đo lường tác

động của tâm lý nhà đầu tư đến giá chứng khoán, được thực hiện trên 10.000 quan

sát. Nghiên cứu đã giải thích được cơ chế hình thành tâm lý nhà đầu tư trên thị

trường chứng khoán, để từ đó, giải thích sự tác động tâm lý nhà đầu tư đến giá

chứng khoán trong tương lai. Trong bài nghiên cứu, Nicolas Barberis, Andrei

Shleifer và Robert Vishny đã chia các chứng khoán ra thành 2 danh mục dựa vào

tốc độ tăng trưởng thu nhập hiện tại (một danh mục gồm các chứng khoán có tăng

trưởng thu nhập dương so với kỳ trước, một danh mục có tăng trưởng thu nhập âm

so với kỳ trước). Sau đó tính thu nhập của 2 danh mục này qua thời gian dựa vào

các dữ liệu trong quá khứ. Giá trị chênh lệch về thu nhập của 2 danh mục này qua

thời gian sẽ cho thấy được bằng chứng độ nhạy cảm nhà đầu tư tác động đến giá

chứng khoán.

2.2. Nghiên cứu của Baker và Wurgler năm 2006.

Các tác giả đã thực hiện nghiên cứu này trên số liệu thị trường chứng khoán Mỹ từ

năm 1963 đến năm 2001. Để tính độ nhạy cảm nhà đầu tư, bài nghiên cứu đã dựa

vào tỷ lệ chiết khấu của các quỹ đóng, lợi nhuận ngày đầu tiên phát hành chứng

khoán, số lần phát hành mới trong năm, tỷ lệ doanh thu thô trung bình, tài sản của

cổ đông khi phát hành mới và cổ tức trung bình. Trong bài này, tác giả thực hiện lấy

dữ liệu chéo của nhóm chứng khoán mới phát hành, nhóm chứng khoán vốn hóa

nhỏ, nhóm chứng khoán không có lợi nhuận, nhóm chứng khoán không chi trả cổ

tức, nhóm chứng khoán có khối lượng giao dịch lớn, nhóm chứng khoán tăng

trưởng, nhóm chứng khoán thường xuyên có thu nhập thấp. Kết quả bài nghiên cứu

cho thấy nhân tố đại diện độ nhạy cảm của họ ảnh hưởng như nhau đối với cả nhóm

cổ phiếu tăng trưởng và cổ phiếu vốn hóa nhỏ (trang 1663).

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

4

2.3. Nghiên cứu của Lemon và Portnaguina(2006)

Tác giả đã nghiên cứu mối quan hệ giữa niềm tin tiêu dùng và lợi nhuận chứng

khoán của thị trường chứng khoán Mỹ, dữ liệu được thu thập từ năm 1962 đến năm

2002 và được chia làm hai giai đoạn, giai đoạn đầu từ 1962 đến năm 1977, và giai

đoạn sau từ năm 1977 đến năm 2002. Trong nghiên cứu này, các tác giả có đề cập

về lý do vì sao lựa chọn thực hiện nghiên cứu trên nhóm chứng khoán vốn hóa nhỏ

và nhóm chứng khoán tăng trưởng. Đó là, các chứng khoán vốn hóa nhỏ chủ yếu

được sở hữu bởi các nhà đầu tư cá nhân, trong khi đó, những chứng khoán vốn hóa

lớn thì đa số được sở hữu bởi các nhà đầu tư tổ chức. Hơn nữa, chi phí giao dịch cao

đã làm giới hạn việc kinh doanh chênh lệch giá trên các chứng khoán vốn hóa nhỏ, điều này làm cho nhóm chứng khoán vốn hóa nhỏ dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi

tâm lý bất hợp lý của nhà đầu tư. Chính vì vậy, để thấy rõ sự tác động độ nhạy cảm

lên lợi nhuận chứng khoán có sự khác biệt đối với những chứng khoán mang đặc

tính không giống nhau, tác giả thực hiện nghiên cứu trên cả nhóm chứng khoán vốn

hóa nhỏ và nhóm chứng khoán tăng trưởng. Niềm tin tiêu dùng được xác định thông

qua các biến chênh lệch lãi suất trái phiếu các kỳ hạn, lợi suất trái phiếu chính phủ 3

tháng, tỷ suất cổ tức, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, tốc độ tăng trưởng

tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng thu nhập, tỷ lệ thất nghiệp, tốc độ tăng trưởng tỷ lệ

thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát. Lợi nhuận chứng khoán được tính dựa trên phần tăng

của niềm tin tiêu dùng và niềm tin tiêu dùng được dự đoán. Bài nghiên cứu đã cung

cấp bằng chứng rằng ảnh hưởng độ nhạy cảm rất rõ nét đối với nhóm cổ phiếu vốn

hóa nhỏ, nhưng nhóm cổ phiếu tăng trưởng thì không ảnh hưởng rõ rệt. Lemon và

Portnaguina (2006) đưa ra những phân tích cụ thể cho thấy rằng niềm tin tiêu dùng

có thể giúp giải thích những thay đổi của lợi nhuận tài sản. Những khảo sát để xây

dựng chỉ số niềm tin tiêu dùng là những câu hỏi về tương lai (quý tiếp theo) nên chỉ

số này có thể sử dụng để áp dụng thực hiện dự báo.

2.4. Nghiên cứu của Jansen và Nahuis (2003)

Tác giả đã nghiên cứu mối quan hệ giữa sự phát triển thị trường chứng khoán và

niềm tin tiêu dùng của 11 quốc gia ở Châu Âu từ năm 1986 đến 2001. Họ thấy rằng

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

5

lợi nhuận chứng khoán và sự thay đổi độ nhạy cảm của nhà đầu tư thì có mối quan

hệ với nhau, cụ thể, mối quan hệ này được tìm thấy ở 9 quốc gia được nghiên cứu.

Lợi nhuận chứng khoán và niềm tin tiêu dùng thì có quan hệ chặc ở những khoảng

thời gian nghiên cứu ngắn, nhưng những khoảng thời gian nghiên cứu dài thì không

như vậy. Mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán và niềm tin tiêu dùng được điều

khiển phần lớn bởi kỳ vọng về nền kinh tế vững mạnh hơn là yếu tố tài chính cá

nhân.

2.5. Nghiên cứu của Wu-Jen Chuang, Liang-Yuh Ouyang và Wen-Chen Lo

năm 2010

Các tác giả đã thực hiện nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Đài Loan về ảnh

hưởng độ nhạy cảm nhà đầu tư lên lợi nhuận thặng dư của chứng khoán. Trong đó,

mức thay đổi khối lượng chứng khoán được giao dịch được chọn làm nhân tố đại

diện cho độ nhạy cảm nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Đài Loan. Trong bài

nghiên cứu này, các tác giả đã sử dụng mô hình Garch-M để hồi quy các số liệu từ

năm 1990 đến 2004. Qua nghiên cứu đã cho thấy độ nhạy cảm nhà đầu tư có những

ảnh hưởng tích cực cùng chiều, đặc trưng đến lợi nhuận thặng dư và khẳng định

rằng những hành vi bất hợp lý đã có ảnh hưởng đến giá trị chứng khoán.

2.6. Nghiên cứu của Vichet Sum năm 2012.

Tác giả đã lựa chọn chỉ số niềm tin kinh doanh như là một đại diện của cung và chỉ

số niềm tin tiêu làm nhân tố đại diện cho độ nhạy cảm nhà đầu tư (cầu) tác động đến

lợi nhuận chứng khoán trong tương lai. Bài nghiên cứu được thực hiện với số liệu

của 31 quốc gia, dữ liệu theo tháng. Kết quả bài nghiên cứu cho thấy: khi chỉ số

niềm tin tiêu dùng được giữ không đổi như một hệ số thì lợi nhuận chứng khoán

tăng quanh 154 điểm cơ bản khi chỉ số niềm tin kinh doanh tăng. Khi chỉ số niềm

tin kinh doanh được giữ không đổi thì lợi nhuận chứng khoán tăng quanh 468 điểm

cơ bản khi chỉ số niềm tin tiêu dùng tăng.

2.7. Nghiên cứu của Qiu, Lily và Ivo Welch năm 2006

Các tác giả đã kiểm tra hai nhân tố có thể đại diện cho độ nhạy cảm nhà đầu tư, đó

là tỷ lệ chiết khấu các quỹ đóng và niềm tin tiêu dùng. Bài nghiên cứu đã thông qua

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

6

những nhân tố đại diện này dựa trên một nhân tố có sẵn của ngân hàng Thụy Sĩ

(UBS) và học viện Gallup (một học viện nổi tiếng của Mỹ, chuyên nghiên cứu về

hành vi, thái độ của con người trong xã hội Mỹ bằng cách trưng cầu, thu thập dữ

liệu bằng nhiều nguồn khác nhau). Họ tìm thấy tỷ lệ chiết khấu các quỹ đóng thì

không có tương quan với khảo sát của UBS và Gallup, trong khi nhân tố niềm tin

tiêu dùng thì tương quan. Họ cho thấy, chỉ có niềm tin tiêu dùng mới tuân theo

nguyên tắc quan trọng của việc định giá thị trường tài chính. Sự thay đổi trong niềm

tin tiêu dùng có thể giải thích được lợi nhuận thặng dư của nhóm chứng khoán vốn

hóa nhỏ. 2.8. Nghiên cứu của Kenneth L.Fisher và Meir Statman năm 2003

Nghiên cứu này cho thấy niềm tin tiêu dùng tăng cùng với lợi nhuận chứng khoán

cao, nhưng niềm tin tiêu dùng cao thì được theo sau bởi lợi nhuận chứng khoán

thấp. Độ nhạy cảm của nhà đầu tư chứng khoán cá nhân cải thiện cùng với niềm tin

tiêu dùng của nền kinh tế. Và nghiên cứu này không tìm thấy mối quan hệ giữa sự

thay đổi độ nhạy cảm nhà đầu tư tổ chức và niềm tin tiêu dùng.

2.9. Nghiên cứu của Maik Schmeling năm 2008

Tác giả điều tra mối quan hệ giữa độ nhạy cảm nhà đầu tư và lợi nhuận chứng

khoán trong tương lai đối với cả dữ liệu riêng lẻ của 18 quốc gia công nghiệp và dữ

liệu tổng hợp của 18 quốc gia này. Tác giả sử dụng niềm tin tiêu dùng như là nhân

tố đại diện cho độ nhạy cảm nhà đầu tư, niềm tin tiêu dùng là biến độc lập trong mô

hình hồi quy. Biến phụ thuộc là lợi nhuận chứng khoán trong tương lai (kỳ tiếp

theo). Ngoài ra, trong mô hình còn có 5 biến kiểm soát, đó là: biến lạm phát chỉ số

giá, tỷ suất cổ tức, chênh lệch lãi suất trái phiếu chính phủ, tỷ lệ tăng trưởng sản

lượng công nghiệp và lãi suất 6 tháng. Trong bài nghiên cứu này, tác giả thực hiện

mô hình hồi quy đối với dữ liệu từng quốc gia để tìm mối quan hệ giữa độ nhạy cảm

nhà đầu tư và lợi nhuận chứng khoán trong tương lai của từng quốc gia, và đối với

dữ liệu tổng hợp của 18 quốc gia, tác giả đã tập hợp số liệu về lợi nhuận các chỉ số

chứng khoán, chỉ số niềm tin tiêu dùng, tổ chức dữ liệu theo kiểu dữ liệu hỗn hợp,

và thực hiện hồi quy mô hình để thấy được mối quan hệ của chỉ số niềm tin tiêu

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

7

dùng và lợi nhuận chứng khoán trong tương lai trên bình diện quốc gia. Ngoài ra,

tác giả còn tính giá trị trung bình số liệu của các biến theo phương pháp trung bình

di động theo tháng của 6 tháng, 12 tháng và 24 tháng, sau đó hồi quy mô hình trên

dữ liệu này để thấy rõ sự tác động của nhân tố độ nhạy cảm theo thời gian. Từ đó,

tác giả rút ra kết luận: khả năng dự báo của độ nhạy cảm thì hầu hết được thể hiện

qua các khoảng thời gian ngắn, trung bình 1 đến 6 tháng và phai mờ đi qua các

khoảng thời gian dài từ 12 đến 24 tháng. Tuy nhiên, khả năng dự báo biến độ nhạy

cảm khác nhau giữa các quốc gia và bài nghiên cứu tìm thấy trong quá trình hồi quy

từng nước độ nhạy cảm không hàm chứa khả năng dự báo ở một vài quốc gia. Qua

nghiên cứu, tác giả đã đưa ra các định lý.

Định lý 1: Độ nhạy cảm nhà đầu tư có thể dự báo được lợi nhuận toàn thị trường

trong tương lai. Mối quan hệ giữa độ nhạy cảm và lợi nhuận được dự báo là mối

quan hệ nghịch biến đặc trưng và mạnh mẽ để kiểm soát các yếu tố cơ bản.

Định lý 2: Ảnh hưởng của độ nhạy cảm lên lợi nhuận thì mạnh mẽ đối với những

chứng khoán khó định giá hoặc những chứng khoán khó kinh doanh chênh lệch giá, như những chứng khoán tăng trưởng, những chứng khoán có giá trị thị trường thấp,

hoặc những chứng khoán vốn hóa thấp. Định lý 3: Ảnh hưởng của độ nhạy cảm lên lợi nhuận thì mạnh mẽ ở những quốc

gia mà thể chế thị trường ít phát triển và những quốc gia có nhiều nhà đầu tư phản

ứng thái quá.

2.10. Nghiên cứu của Brown và Cliff năm 2005. Các tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của độ nhạy cảm nhà đầu tư lên lợi nhuận chứng

khoán trong tương lai trên thị trường chứng khoán Mỹ, thực hiện nghiên cứu dữ liệu

từ năm 1963 đến năm 2000. Lựa chọn nhân tố đại diện cho độ nhạy cảm nhà đầu tư

dựa trên chênh lệch số chứng khoán mới được thị trường đón nhận trong trường hợp

thị trường có xu hướng tăng và thị trường có xu hướng giảm vì số chứng khoán thị

trường phát hành ra được đón nhận bởi số lượng lớn nhà đầu tư cho thấy nhà đầu tư

đang kỳ vọng nhiều về thị trường trong tương lai, nếu nhà đầu tư ít kỳ vọng vào thị

trường trong tương lai thì họ sẽ ít đón nhận những chứng khoán này. Đó là biến độc

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

8

lập, là nhân tố đại diện cho độ nhạy cảm nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Biến phụ thuộc là lợi nhuận chứng khoán trong tương lai. Ngoài ra các biến kiểm

soát được đưa vào mô hình là lợi nhuận trái phiếu chính phủ kỳ hạn 1 tháng, chênh

lệch lãi suất trái phiếu chính phủ 3 tháng và 1 tháng, chênh lệch lãi suất trái phiếu

chính phủ 10 năm và 3 tháng, lợi suất cổ tức và tỷ lệ lạm phát. Sau khi thực hiện hồi

quy mô hình, nghiên cứu đưa ra kết quả cho toàn bộ thị trường chứng khoán, nhóm

chứng khoán vốn hóa nhỏ và nhóm chứng khoán tăng trưởng riêng. Nghiên cứu này

cho thấy độ nhạy cảm ảnh hưởng đến nhóm chứng khoán tăng trưởng nhiều hơn ảnh

hưởng đến nhóm chứng khoán vốn hóa nhỏ.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!