Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ UEH định hướng chính sách tỷ giá nhằm nâng cao sức cạnh tranh thương mại quốc tế ở
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
ÕÕÕÕÕ
NGUYỄN MINH QUANG
ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ NHẰM
NÂNG CAO SỨC CẠNH TRNAH THƯƠNG
MẠI QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60.31.12
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS NGUYỄN VĂN LƯƠNG
TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ
SỨC CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ.
1.1 Khái niệm về tỷ giá hối đoái.
1.1.1 Tỷ giá danh nghĩa (Nominal exchange rate).
Tỷ giá danh nghĩa là tỷ giá mà chúng ta quan sát được hàng ngày trên các
phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời được các NHTM niêm yết công khai
trong hoạt động kinh doanh ngoại hối. Như vậy, về thực chất, tỷ giá danh nghĩa là
giá cả của đồng tiền này được biểu thị thông qua đồng tiền khác. Ký hiệu là E
(exchange).
Ví dụ: Theo báo SGGP ngày 26/01/2011 thì 1USD = 18.932VND, ở đây
1USD có giá là 18.932VND. Tỷ giá này được gọi là tỷ giá danh nghĩa bởi vì nó
chưa đề cập đến tương quan sức mua (yếu tố thực) giữa USD và VND, cụ thể là
chúng ta chưa biết rõ là 1USD mua được bao nhiêu hàng hoá ở Mỹ và 18.932 đồng
mua được bao nhiêu hàng hoá ở VN. Có thể 1USD mua được hàng hoá ở Mỹ là
bằng, ít hơn hay nhiều hơn so với 18.932VND mua ở Việt Nam.
Trên thị trường hàng hoá, giá của hàng hoá này có thể tăng, còn giá của hàng
hoá kia lại giảm, vậy làm thế nào để biết được mặt bằng giá của tất cả các hàng hoá
là tăng hay giảm?
Đối với hàng hoá, người ta dùng phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng
(CPI), còn đối với tỷ giá người ta dùng phương pháp tính tỷ giá danh nghĩa trung
bình (NEER – Nominal Effective Exchange Rate).
Như vậy, về ý nghĩa và phương pháp tính NEER và CPI là giống nhau. Về
mặt thuật ngữ, NEER còn được gọi khác như tỷ giá danh nghĩa đa phương hay đa
biên.
Để hiểu nội dung của NEER ta so sánh cách tính NEER với cách tính CPI
qua ví dụ mô phỏng sau đây:
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
2
Bảng 1.1: So sánh cách tính NEER và cách tính CPI.
Hàng hóa thông thường Hàng hóa đặc biệt (Ngọai tệ)
Mặt
hàng
Mức giá
tại t0
Mức giá
tại t1
Tỷ trọng
hàng
hóa
Ngọai tệ
(hàng
hóa)
Tỷ giá
tại t0
Tỷ giá
tại t1
Tỷ trọng
ngọai tệ
h1 p1 p’1 w1 c1 e1 e’1 u1
h2 p2 p’2 w2 c2 e2 e’2 u2
h3 p3 p’3 w3 c3 e3 e’3 u3
h4 p4 p’4 w4 c4 e4 e’4 u4
0
1
'1. 1 '2. 2 '3. 3 '4. 4
1. 1 2. 2 3. 3 4. 4
p w p w p w p w CPI
p w p w p w p w
0
1
'1.u1 '2.u2 '3.u3 '4.u4
e1.u1 e2.u2 e3.u3 e4.u4
e e e e NEER
Đối với NEER, tỷ trọng ngoại tệ được xác định trên cơ sở tỷ trọng thương
mại giữa VN với các nước bạn hàng. Cũng tương tự như CPI, trên thực tế có rất
nhiều ngoại tệ, cho nên ta không đưa tất cả ngoại tệ vào để tính NEER mà chỉ chọn
những ngoại tệ nào mà VN có tỷ trọng thương mại ý nghĩa.
Thực chất NEER không phải là tỷ giá mà chỉ là dạng chỉ số. Nếu NEER tăng
thì VND được coi là giảm giá so với các đồng tiền còn lại; ngược lại nếu NEER
giảm thì VND được coi là lên giá so với các đồng tiền còn lại.
Cho dù NEER có ý nghĩa hơn rất nhiều so với tỷ giá song phương, nhưng về
bản chất NEER vẫn là tỷ giá danh nghĩa, cho nên khi NEER thay đổi ta vẫn chưa
biết được chính xác tác động của nó đến nền kinh tế (cụ thể là hoạt động XNK) là
như thế nào. Chính vì vậy, trong phân tích tác động của tỷ giá đến hoạt động XNK,
người ta phải dùng đến khái niệm tỷ giá thực.
1.1.2 Tỷ giá thực song phương (Real exchange rate).
Tỷ giá thực song phương dạng đơn giản được biểu diễn:
*
.
r
E P E
P
Trong đó, Er
là tỷ giá thực; E là tỷ giá danh nghĩa bằng số đơn vị nội tệ trên
một đơn vị ngoại tệ; P*
là giá cả hàng hoá ở nước ngoài tính bằng ngoại tệ; P là giá
cả hàng hoá trong nước tính bằng nội tệ.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
3
Với các định nghĩa này, cho thấy tỷ giá thực không phải là tỷ giá đích thực
mà là dạng chỉ số. Do tử số của công thức trên biểu diễn giá hàng hoá ở nước ngoài
quy thành nội tệ, nên về bản chất tỷ giá thực thể hiện sự so sánh mức giá hàng hoá ở
trong nước và ở nước ngoài khi cả hai đều tính bằng nội tệ.
Nếu Er>1 tức là E.P*
>P thì nội tệ được xem là định giá thực thấp sẽ tạo nên
vị thế cạnh tranh thương mại tốt hơn so với nước bạn hàng, nghĩa là xuất khẩu được
nhiều hơn, còn nhập nhập thì ít hơn.
Nếu Er<1 tức là E.P*
<P thì nội tệ được xem là định giá thực cao sẽ tạo nên vị
thế cạnh tranh thương mại kém hơn so với nước bạn hàng, nghĩa là xuất khẩu thì ít,
còn nhập khẩu thì nhiều.
Nếu Er=1 tức là E.P*
=P thì ta nói rằng hai đồng tiền là ngang giá sức mua,
nghĩa là khi chuyển đổi mỗi nội tệ ra ngoại tệ ta mua được số hàng hoá là như nhau
ở trong nước và ở nước ngoài.
Để quan sát được sự biến động của tỷ giá thực người ta phải sử dụng công
thức dạng tương đối như sau:
*
r
CPI
e e
CPI
Trong đó, er
là chỉ số tỷ giá thực; e là chỉ số tỷ giá danh nghĩa; CPI*
là chỉ số
giá tiêu dùng ở nước ngoài; CPI là chỉ số giá trong nước.
Nếu từ thời điểm này sang thời điểm khác, chỉ số tỷ giá thực (er) tăng, ta nói
rằng nội tệ là giảm giá thực, nghĩa là bây giờ chuyển đổi mỗi nội tệ ra ngoại tệ ta
chỉ mua được ít hàng hoá hơn ở nước ngoài. Ngược lại, ta nói rằng nội tệ lên giá
thực, nghĩa là bây giờ chuyển đổi mỗi nội tệ ra ngoại tệ sẽ mua được nhiều hàng
hoá hơn ở nước ngoài.
Đồng tiền lên giá thực sẽ làm giảm sức cạnh tranh thương mại quốc tế của
quốc gia này; ngược lại, đồng tiền giảm giá thực sẽ giúp cải thiện sức cạnh tranh
thương mại quốc tế.
1.1.3 Tỷ giá thực hiệu lực đa phương (Real effective exchange rate – REER).
Vì tỷ giá thực song phương mới chỉ phản ánh tương quan cạnh tranh thương
mại giữa hai nước. Một câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để biết được vị thế cạnh tranh
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
4
thương mại quốc tế của một nước với tất cả các nước còn lại là như thế nào. Trong
thực tế người ta dùng đến khái niệm tỷ giá thực hiệu lực đa phương (REER).
Công thức như sau:
* *
i
i t
t i VN
t
CPI REER W E
CPI
* 1 0 0 %
i
t
i i
b a s e
e
E
e
Trong đó:
i
base e : Tỷ giá VND và đồng tiền nước i năm cơ sở (1 ngoại tệ = bao nhiêu đồng VN)
i
t
e : Tỷ giá VND và đồng tiền nước i năm t (1 ngoại tệ = bao nhiêu đồng VN)
*: Phép tính nhân
i CPIt
: chỉ số giá cả của đối tác thương mại i năm t.
VN CPIt
: chỉ số giá của VN năm t.
i Wt
: tỷ trọng thương mại của đối tác thương mại i năm t.
Ta thấy REER là mức độ biến thiên giá trị thực của đồng nội tệ so với năm
cơ sở, đồng thời là tỷ giá mục tiêu cho năm (t) nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh
như là năm gốc, chỉ số này được tính dựa theo:
- Một năm cơ sở.
- Chỉ số tỷ giá danh nghĩa.
- Chỉ số giá cả theo CPI.
- Tỷ trọng thương mại của các đối tác thương mại.
Về ý nghĩa của REER là tương tự như Er . Tuy nhiên, REER có ý nghĩa hơn
ở chỗ nó là thước đo tổng hợp vị thế cạnh tranh thương mại của một nước so với tất
cả các nước bạn hàng nói chung. Do có ý nghĩa như vậy nên hiện nay hầu hết các
nước phát triển đều tính toán và công bố chỉ tiêu này.
Nếu REER>1, thì nội tệ được xem là định giá thực thấp và ngọai tệ được coi
là định giá thực quá cao và nó sẽ giúp cải thiện sức cạnh tranh thương mại quốc tế,
vì nếu chuyển một đồng ngọai tệ sang nội tệ sẽ mua được nhiều hàng hóa trong
nước hơn so với nước ngòai. Chính điều này sẽ kích thích xuất khẩu gia tăng.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
5
Nếu REER<1, thì nội tệ được xem là định giá thực quá cao và ngọai tệ được
coi là định giá thực quá thấp, sẽ có tác động xấu đến cán cân xuất nhập khẩu.
Nếu REER=1, thì sức mua đối nội và sức mua đối ngoại của đồng tiền là như
nhau, tức là ngang giá sức mua. Do đó, tác động làm cho cán cân xuất nhập khẩu
cân bằng.
1.2 Khái niệm và các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tỷ giá hối đoái.
1.2.1 Khái niệm chính sách tỷ giá hối đoái.
Chính sách tỷ giá là những hoạt động của chính phủ (mà đại diện là NHTW)
thông qua một chế độ tỷ giá nhất định (hay cơ chế điều hành tỷ giá) và hệ thống các
công cụ can thiệp nhằm duy trì một mức tỷ giá cố định hay tác động để tỷ giá biến
động đến một mức cần thiết phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia.
Như vậy, để duy trì một mức tỷ giá cố định hay tác động để tỷ giá biến động
đến một mức cần thiết, thì cần phải có một chế độ tỷ giá và một hệ thống các công
cụ can thiệp thích hợp.
1.2.2 Mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái.
Vì là một bộ phận của chính sách tiền tệ, nên mục tiêu của chính sách tỷ giá
theo nghĩa rộng cũng phải phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệ. Tuỳ theo
mỗi quốc gia, mà mục tiêu chính sách tiền tệ có thể khác nhau, cụ thể là:
- Ổn định giá cả.
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm đầy đủ.
- Cân bằng cán cân vãng lai.
1.2.2.1 Về mục tiêu ổn định giá cả: Với các yếu tố khác không đổi, khi phá giá nội
tệ (tức tỷ giá tăng), làm cho giá hàng hoá nhập khẩu (bao gồm hàng tiêu dùng và
nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị cho sản xuất trong nước) tính bằng nội tệ tăng.
Giá hàng hoá nhập khẩu tăng làm cho mặt bằng giá cả chung của nền kinh tế tăng,
tức gây lạm phát. Tỷ giá tăng càng mạnh và tỷ trọng nhập khẩu càng lớn thì tỷ lệ
lạm phát càng cao. Điều này được thể hiện qua công thức:
P1 = a.P + (1-a).E.P*
Trong đó:
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
6
a – là tỷ trọng hàng hóa sản xuất trong nước.
(1-a) – là tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu.
P – là mức giá cả hàng hóa sản xuất trong nước tính bằng nội tệ.
P
*
- là mức giá cả hàng hóa nhập khẩu tính bằng ngoại tệ.
E – là tỷ giá (số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ)
P1 – là mức giá cả hàng hóa chung của nền kinh tế.
Ngược lại, khi nâng giá nội tệ (tức tỷ giá giảm) làm cho giá hàng hoá nhập
khẩu tính bằng nội tệ giảm, tạo áp lực giảm phát.
1.2.2.2 Về mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm đầy đủ: Với
các yếu tố khác không đổi, khi phá giá nội tệ, làm cho kích thích tăng xuất khẩu và
hạn chế nhập khẩu, trực tiếp làm tăng thu nhập quốc dân và tăng công ăn việc làm.
Điều này đựơc thể hiện qua công thức tính thu nhập quốc dân:
Y = C + I + G + X – M
Phá giá nội tệ làm cho những ngành sản xuất không sử dụng (hoặc sử dụng
ít) đầu vào là hàng nhập khẩu sẽ tăng được lợi thế cạnh tranh về giá so với hàng
nhập khẩu, từ đó mở rộng được sản xuất, tăng thu nhập và tạo thêm công ăn việc
làm mới.
Tuy nhiên, để có được một cuộc phá giá thành công, thì trong nền kinh tế
phải có sẵn các điều kiện cần thiết như năng lực sản xuất và thị trường cho hàng hoá
xuất khẩu, năng lực sản xuất hàng hoá thay thế nhập khẩu; đồng thời để tránh vòng
xoáy của “phá giá - lạm phát và lạm phát – phá giá”, thì phải áp dụng một chính
sách thắt chặt tiền tệ và một quỹ dự trữ ngoại tệ đủ mạnh để can thiệp trong thời
gian đầu. Có như vậy, phá giá nội tệ mới làm cho các biến số thực trong nền kinh tế
thay đổi theo chiều hướng có lợi cho nền kinh tế.
Ngược lại, khi nâng giá nội tệ, sẽ tác động làm giảm tăng trưởng kinh tế và
gia tăng thất nghiệp.
1.2.2.3 Về mục tiêu cân bằng cán cân vãng lai: Chính sách tỷ giá tác động trực
tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, là hai bộ phận chủ yếu cấu
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
7
thành cán cân vãng lai. Do đó, có thể nói chính sách tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp đến
cán cân vãng lai.
Với chính sách tỷ giá định giá thấp nội tệ sẽ có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu
và hạn chế nhập khẩu, giúp cải thiện được cán cân vãng lai từ trạng thái thâm hụt
trở về trạng thái cân bằng hay thặng dư.
Với chính sách tỷ giá định giá cao nội tệ sẽ có tác dụng kìm hãm xuất khẩu
và kích thích nhập khẩu, giúp điều chỉnh cán cân vãng lai từ trạng thái thặng dư về
trạng thái cân bằng hay thâm hụt.
Với chính sách tỷ gía cân bằng sẽ có tác dụng làm cân bằng xuất nhập khẩu,
giúp cán cân vãng lai tự động cân bằng.
Từ những kết quả phân tích ở trên thấy rằng, tỷ giá là một biến số kinh tế,
tác động đến hầu hết các mặt hoạt động của nền kinh tế, nhưng hiệu quả ảnh hưởng
của tỷ giá lên các hoạt động khác nhau là rất khác nhau. Trong đó, hiệu quả tác
động của tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu là rõ ràng và nhanh chóng, chính vì
vậy, trong điều kiện mở cửa, hợp tác, hội nhập và tự do hoá thương mại, các quốc
gia luôn sử dụng tỷ giá trước hết như là công cụ hữu hiệu để điều chỉnh hoạt động
xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của mình.
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tỷ giá hối đoái.
1.2.3.1 Cán cân thương mại: Cán cân thương mại của một nước là chênh lệch giữa
kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu. Một nền kinh tế khi xuất khẩu hàng
hoá và dịch vụ sẽ thu được ngoại tệ. Trên thị trường cung ngoại tệ sẽ tăng, làm tỷ
giá hối đoái giảm. Ngược lại, khi nhập khẩu hàng hoá dịch vụ, các nhà nhập khẩu
cần ngoại tệ để thanh toán cho đối tác và đi mua ngoại tệ trên thị trường. Hành động
này làm cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. Với chính sách tỷ giá định giá thấp
nội tệ sẽ có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu giúp cải thiện cán
cân thương mại và ngược lại. Với chính sách tỷ giá cân bằng sẽ có tác dụng làm cân
bằng xuất nhập khẩu, giúp cán cân thương mại tự cân bằng.
1.2.3.2 Tăng trưởng kinh tế: Với các yếu tố khác không đổi, muốn thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế cần áp dụng chính sách phá giá nội tệ. Vì khi phá giá nội tệ sẽ làm
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
8
cho kích thích tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, trực tiếp làm tăng thu nhập
quốc dân và tăng công ăn việc làm góp phần làm cho kinh tế tăng trưởng. Ngược lại
muốn kiềm chế và giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế thì áp dụng chính sách nâng giá
nội tệ. Vì vậy, chính sách tỷ giá có thể được sử dụng như một công cụ nhằm đạt
được mục tiêu tăng trưởng kinh tế và tăng công ăn việc làm.
1.2.3.3 Lạm phát: Với các yếu tố khác không đổi, muốn kích thích lạm phát gia
tăng, NHTW có thể sử dụng chính sách phá giá nội tệ (tức tác động làm cho tỷ giá
tăng) làm cho giá hàng hoá nhập khẩu (bao gồm hàng tiêu dùng và nguyên vật liệu,
máy móc, thiết bị cho sản xuất trong nước) tính bằng nội tệ tăng. Giá hàng hoá nhập
khẩu tăng làm cho mặt bằng giá cả chung của nền kinh tế tăng, tức gây lạm phát. Tỷ
giá tăng càng mạnh và tỷ trọng nhập khẩu càng lớn thì tỷ lệ lạm phát càng cao và
ngược lại. Do đó, muốn kiềm chế lạm phát gia tăng NHTW có thể sử dụng chính
sách nâng giá nội tệ (tức tác động làm cho tỷ giá giảm). Muốn duy trì giá cả ổn
định, NHTW phải sử dụng chính sách tỷ giá ổn định và cân bằng. Vì vậy, chính
sách tỷ giá có thể được sử dụng như một công cụ hữu hiệu nhằm đạt được mục tiêu
ổn định giá cả.
1.2.3.4 Tâm lý số đông: Người dân, các nhà đầu cơ, các ngân hàng và các tổ chức
kinh doanh ngoại tệ là các tác nhân trực tiếp giao dịch trên thị trường ngoại hối.
Hoạt động mua bán của họ tạo nên cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Các hoạt động
đó lại bị chi phối bởi yếu tố tâm lý, các tin đồn cũng như các kỳ vọng vào tương lai.
Điều này giải thích tại sao, giá ngoại tệ hiện tại lại phản ánh các kỳ vọng của dân
chúng trong tương lai. Nếu mọi người kỳ vọng rằng tỷ giá hối đoái sẽ tăng trong
tương lai, mọi người đổ xô đi mua ngoại tệ thì tỷ giá sẽ tăng ngay trong hiện tại.
Mặt khác, giá ngoại tệ rất nhạy cảm với thông tin cũng như các chính sách của
chính phủ. Nếu có tin đồn rằng Chính phủ sẽ hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu
để giảm thâm hụt thương mại, mọi người sẽ đồng loạt bán ngoại tệ và tỷ giá hối
đoái sẽ giảm nhanh chóng.
1.2.3.5 Chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ: Khi chính phủ thực hiện thay đổi
các chính sách kinh tế vĩ mô và làm ảnh hưởng đến các chỉ số về tốc độ tăng trưởng
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]