Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của vốn xã hội đến di cư, nghiên cứu điển hình cho việt nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
***
TRẦN THỊ HỒNG NHUNG
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN XÃ HỘI ĐẾN DI CƢ:
NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH CHO VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
***
TRẦN THỊ HỒNG NHUNG
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN XÃ HỘI ĐẾN DI CƢ:
NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số : 60310105
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. NGUYỄN TRỌNG HOÀI
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số
liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong
phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 10 năm 2015.
Tác giả
Trần Thị Hồng Nhung
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................5
1.3. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................5
1.4. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................6
CHƢƠNG 2: LƢỢC KHẢO CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU
TRƢỚC .............................................................................................................................. 7
2.1. Lược khảo cơ sở lý thuyết.......................................................................................7
2.1.1. Lý thuyết về di cư.............................................................................................7
2.1.2. Lý thuyết về vốn xã hội..................................................................................21
2.2. Lược khảo các nghiên cứu trước liên quan...........................................................27
2.2.1. Kan (2006)......................................................................................................27
2.2.2. David và cộng sự (2010)................................................................................29
2.2.3. Prayitno và cộng sự (2013) ............................................................................31
2.2.4. Zhao và Yao (2013) .......................................................................................32
CHƢƠNG 3: KHUNG PHÂN TÍCH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............ 36
3.1. Khung phân tích cho nghiên cứu ..........................................................................36
3.1.1. Đo lường di cư ...............................................................................................36
3.1.2. Đo lường vốn xã hội của hộ gia đình và dấu kỳ vọng ...................................36
3.1.3. Các biến kiểm soát và dấu kỳ vọng................................................................39
3.1.4. Khung phân tích .............................................................................................42
3.2. Mô hình kinh tế lượng ..........................................................................................44
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu bằng mô hình số đếm............................................44
3.2.2. Mô hình kinh tế lượng và mối quan hệ của từng biến ...................................47
3.3. Dữ liệu...................................................................................................................51
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................... 55
4.1. Thực trạng di cư Việt Nam ...................................................................................55
4.2. Mô tả các biến trong mô hình ...............................................................................61
4.3. Kết quả nghiên cứu thựcnghiệm...........................................................................63
4.3.1. Xác định vấn đề dữ liệu phân tán không đồng đều........................................63
4.3.2. Xác định vấn đề thừa 0...................................................................................64
4.3.3. Xác định mô hình phù hợp và giải thích ý nghĩa ...........................................65
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .............................................. 70
5.1. Kết luận.................................................................................................................70
5.2. Hàm ý chính sách..................................................................................................72
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ...............................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng kết lý thuyết về di cư và ứng dụng cho luận văn. ...........................19
Bảng 2.2: Tổng hợp các nghiên cứu trước và ứng dụng...........................................34
Bảng 3.1: Khung phân tích nghiên cứu của luận văn. ..............................................43
Bảng 3.2: Tổng hợp các mô hình có thể có của luận văn. ........................................44
Bảng 3.3: Biến và dấu kỳ vọng của biến trong nghiên cứu của luận văn. ................50
Bảng 4.1: Nơi thực tế thường trú tại thời điểm 1/4/2012 và 1/4/2013 chia theo thành
thị/ nông thôn. ...........................................................................................................58
Bảng 4.2: Tỷ suất di cư của dân số từ 5 tuổi trở lên chia theo giới tính và trình độ
học vấn, năm 2013 (‰).............................................................................................59
Bảng 4.3: Tỷ suất di cư của dân số từ 15 tuổi chia theo giới tính và tình trạng hôn
nhân, năm 2013 (‰). ................................................................................................60
Bảng 4.4: Số lượng hộ có và không có người di cư phân theo thời điểm khảo sát. .61
Bảng 4.5: Số lượng người di cư ở từng hộ chia theo tỉnh.........................................62
Bảng 4.6: Số lượng hộ nhận được sự hỗ trợ tiền bạc khi cần. ..................................62
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy dữ liệu mô hình hồi quy nhị thức âm.............................64
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy dữ liệu mô hình hồi quy nhị thức âm thừa 0..................65
Bảng 4.9: Kết quả tác động từng phần của các biến trong mô hình hồi quy nhị thức
âm thừa 0...................................................................................................................69
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 4.1: Di cư quốc tế thuần Việt Nam (người). ....................................................55
Hình 4.2: Tỷ suất di cư thuần chia theo vùng kinh tế - xã hội Việt Nam từ 2005 đến
2013 (‰). ..................................................................................................................56
Hình 4.3: Tỷ suất di cư thuần từ nông thôn ra thành thị ở Việt Nam từ 2005 – 2013
(‰). ...........................................................................................................................57
Hình 4.4: Tỷ lệ dân thành thị ở Việt Nam từ 2000 – 2013 (‰)................................57
Hình 4.5: Tỷ suất di cư đặc trưng theo tuổi và giới tính năm 2013. .........................59
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
1
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Một trong những mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội
năm năm 2016 – 2020 ở Việt Nam là “phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” (Thủ tướng Chính Phủ, 2014, trang
2). Để trở một nước công nghiệp thì hai trong số các tiêu chí là cơ cấu lao động phi
nông nghiệp – nông nghiệp là 75% - 25% và tỷ lệ dân số đô thị là từ 50% trở lên
(Nguyễn Hồng Sơn và Trần Quang Tuyến, 2014). Tuy vậy, tỷ lệ lao động và dân
nông thôn ở nước ta vẫn duy trì mức cao, cụ thể trong năm 2014, tỷ lệ lao động trên
15 tuổi ở khu vực nông thôn là 69,6%, còn tỷ lệ dân nông thôn ở Việt Nam là
66,9% (Tổng Cục thống kê, 2015). Xét ở khu vực ASEAN thì trong năm 2013, tỷ lệ
dân nông thôn Việt Nam cao thứ ba, chỉ thấp hơn Campuchia và Đông Timor, trong
khi đó, tỷ lệ dân nông thôn ở các nước phát triển trên thế giới đều rất thấp, ví dụ
như Nhật là 8% còn Úc là 11% (World Bank, 2015b). Những con số thống kê như
vậy cho thấy hai trong những điều kiện cần để Việt Nam trở thành một nước công
nghiệp là tăng tỷ lệ lao động trong khu vực phi nông nghiệp cũng như tăng tỷ lệ dân
số thành thị. Để làm được điều này thì điều cần thiết là sự di cư nông thôn – thành
thị vì việc di cư trong nước sẽ góp phần vào việc phát triển kinh tế thông qua việc
người lao động di chuyển đến các khu công nghiệp và các khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài (Liên hợp quốc tại Việt Nam, 2010) cũng như có thể làm tăng dân số ở
khu vực thành thị.
Tuy vậy, việc di cư này cũng mang lại những thách thức cho cộng đồng nơi đến
nhằm đáp ứng các nhu cầu của người nhập cư tại những nơi này. Đô thị hóa do di
cư tại khu vực thành thị đã gây áp lực lên cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội hiện tại.
Đô thị hóa nhanh chóng không được quản lý và không có kế hoạch sẽ dẫn tới các
hậu quả về xã hội và làm giảm chất lượng cuộc sống, các dịch vụ đô thị như nhà ở,
giáo dục, chăm sóc y tế, nước sạch, vệ sinh và giao thông không được đảm bảo.
Việc này cũng gây áp lực lên kinh tế vì cơ sở hạ tầng không đảm bảo cho giao
thông cũng như thu hút vốn đầu tư. Tuy nhiên, nếu làm phép so sánh giữa Hà Nội,
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
2
Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố New York thì dễ nhận thấy nguyên nhân
dẫn đến những áp lực đến nơi di cư là do sự không đồng đều trong phân bố dân cư
khu nội bộ thành phố. Mật độ dân số của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thấp
hơn nhiều so với Thành phố New York, cụ thể của Hà Nội trong năm 2013 là 2.169
người/ km2
, của Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2011 là 3.590 người/ km2
, của
Thành phố New York trong năm 2010 là 10.401 người/ km2
nhưng mật độ dân cư
trong nội bộ Thành phố New York lại đồng đều hơn so với Hà Nội và Thành phố
Hồ Chí Minh (Department of City Planning City of New York, 2011; Cục thống kê
thành phố Hồ Chí Minh, 2012; Cục thống kê Hà Nội, 2014). Có thể nói di cư không
phải là vấn đề của đô thị mà chính là việc phân bố dân số không đồng đều trong nội
bộ các khu đô thị đó mới là vấn đề. Do đó, chính sách đưa ra không nên ngăn cản
dòng dân nhập cư mà nên quản lý dòng dân nhập cư một cách hiệu quả dựa trên
việc ủng hộ di cư tích cực. Việc quản lý dòng dân nhập cư ở đây nghĩa là nếu địa
phương có dân di cư đi biết được người dân sẽ di cư và di cư đến đâu thì họ sẽ có
biện pháp hỗ trợ những người dân này, giúp họ an cư lạc nghiệp tại nơi đến, giảm
gánh nặng lên nơi tiếp nhận. Còn di cư tích cực ở đây nghĩa là di cư mang lại lợi ích
cho cộng đồng nơi đến cũng như cộng đồng nơi ở gốc. Các lợi ích này bao gồm các
mặt như kinh tế, xã hội. Phía cộng đồng nơi ở gốc có thể giảm được lao động dư
thừa, tăng thu nhập nhờ khoản tiền chuyển về của người di cư thông qua đó nâng
cao mức sống. Còn phía cộng đồng nơi tiếp nhận có thể tiếp nhận thêm người và
giảm tình trạng thiếu lao động đồng thời làm đa dạng thêm đời sống văn hóa do
những người nhập cư đem lại.
Việc di cư xảy ra do nhiều yếu tố, bên cạnh lý do như kinh tế, thiên tai, dịch
bệnh thì trong những giai đoạn gần đây, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra được rằng vốn
xã hội có tác động đến vấn đề này. Thực vậy, nghiên cứu của Dijk (1997) kết luận
rằng những người có mối quan hệ chặt chẽ với người đang di cư thì thường sẽ tiến
hành di cư, điều này có nghĩa là ban đầu, di cư thường diễn ra chậm, nhưng một khi
đã có người di cư thì số lượng người di cư sẽ tăng lên rất nhanh chóng. Theo Palloni
và cộng sự (2001), các gia đình có anh chị lớn tuổi hơn di cư thì làm tăng khả năng
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
3
di cư của những người còn lại gấp ba lần. Nhìn chung, các nghiên cứu chỉ ra việc di
cư là do mối quan hệ chặt chẽ giữa người đang di cư và người ở lại vì các cá nhân
có thể có được những thông tin giá trị, sự hỗ trợ về tinh thần cũng như vật chất từ
người di cư khi họ quyết định di cư, do đó các cá nhân này sẽ di cư. Ngoài ra, còn
có một hướng nghiên cứu khác, đó là tập trung vào vốn xã hội giữa các cá nhân và
những người ở lại hay còn gọi là vốn xã hội địa phương. Kan (2006) nghiên cứu về
vai trò của vốn xã hội trong hành vi di cư của hộ gia đình. Kết quả của nghiên cứu
cho thấy vốn xã hội địa phương làm giảm di cư. David và cộng sự (2010) đề cập
đến vốn xã hội địa phương và tác động của nó đến sự di cư trong bài nghiên cứu của
họ. Kết luận họ đưa ra là những cá nhân có vốn xã hội nội bộ địa phương cao thì ít
di cư và khả năng thất nghiệp cao, trong khi đó những cá nhân có vốn xã hội nội bộ
địa phương thấp thì di cư nhiều và khả năng thất nghiệp thấp. Ngoài ra còn có
nghiên cứu của Zhao và Yao (2013) chỉ ra rằng vốn xã hội địa phương của nông
thôn Trung Quốc có tác động tiêu cực đến việc di cư. Ngược lại, nghiên cứu của
Prayitno và cộng sự (2013) đưa ra kết luận rằng những hộ gia đình có vốn xã hội
cao thì sẽ có thành viên trong gia đình là người di cư dài hạn, nghĩa là vốn xã hội có
tác động tích cực đến việc di cư.
Bên cạnh các lợi ích của vốn xã hội như cung cấp, lan tỏa thông tin, tạo sức
mạnh, sự đoàn kết cộng đồng, tăng phúc lợi xã hội (Adler và Kwon, 2000) thì cũng
vốn xã hội cũng có những tác động xấu. Đầu tiên là sự đoàn kết cộng đồng có thể
phản tác dụng vì khối đoàn kết mạnh trong cộng đồng sẽ làm cho cá nhân trong
cộng đồng đó bị gắn chặt trong các mối quan hệ và điều này làm cho các cá nhân
không có các ý tưởng mới, dần dần tạo nên chủ nghĩa địa phương hẹp hòi và tính trì
trệ (Adler và Kwon, 2000). Thứ hai là vốn xã hội tạo nên tình trạng kẻ ăn theo và
cản trở việc kinh doanh. Những quy tắc đặt ra trong cộng đồng có thể làm các thành
viên gia đình phải chia sẻ nguồn lực cho các gia đình khác và do đó làm giảm động
lực phát triển kinh doanh dẫn đến việc tích lũy vốn chậm (Portes, 1998). Ngoài ra,
Putman (1993) cũng cho rằng vốn xã hội cũng có các tác động xấu, cụ thể ở đây là
vốn xã hội có thể gây ra tình trạng mất công bằng xã hội, các lề thói và mạng lưới
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]