Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả công tác thu thuế
PREMIUM
Số trang
160
Kích thước
4.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1603

Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả công tác thu thuế

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

BÙI THỊ QUỲNH NHƯ

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI

BỘ ĐẾN HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU THUẾ TẠI CÁC CƠ

QUAN THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, năm 2018

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

BÙI THỊ QUỲNH NHƯ

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI

BỘ ĐẾN HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU THUẾ TẠI CÁC CƠ

QUAN THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Kế toán

Mã ngành: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. TRẦN ANH HOA

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, năm 2018

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Đánh giá tác động của hệ thống kiểm soát nội

bộ đến hiệu quả công tác thu thuế tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP. Hồ

Chí Minh” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi và được hoàn thành dưới sự

hướng dẫn của cô Trần Anh Hoa. Nội dung và số liệu nêu trong đề tài là hoàn toàn

do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Những kiến nghị khoa học của đề tài chưa

từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

HỌC VIÊN THỰC HIỆN

Bùi Thị Quỳnh Như

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................3

3. Câu hỏi nghiên cứu .........................................................................................................3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................4

5. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................................4

6. Đóng góp của nghiên cứu ...............................................................................................5

7. Kết cấu của luận văn .....................................................................................................5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC .........................6

1.1 Những nghiên cứu ngoài nước.......................................................................6

1.1.1 Những nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ trong khu vực công................6

1.1.2 Những nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác thu thuế .........8

1.2 Những nghiên cứu trong nước.......................................................................9

1.2.1 Những nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ trong khu vực công................9

1.2.2 Những nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ trong lĩnh vực thuế ..............11

1.3 Nhận xét tổng quan các nghiên cứu trước..................................................14

1.4 Khoảng trống nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của tác giả ...........15

1.4.1 Khoảng trống nghiên cứu .........................................................................................15

1.4.2 Định hướng nghiên cứu của tác giả .........................................................................15

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LÝ THUYẾT NỀN..............................17

2.1 Một số vấn đề chung về hệ thống kiểm soát nội bộ........................................17

2.1.1 Khái niệm kiểm soát nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ.......................................17

2.1.2 Lịch sử ra đời và phát triển của hệ thống kiểm soát nội bộ trong khu vực công ...18

2.1.3 Mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong khu vực công..................................20

2.1.4 Giới hạn của hệ thống kiểm soát nội bộ trong khu vực công..................................21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

2.2 Các nhân tố cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ trong khu vực công 21

2.2.1 Môi trường kiểm soát.................................................................................................21

2.2.2 Đánh giá rủi ro...........................................................................................................23

2.2.3 Hoạt động kiểm soát ..................................................................................................24

2.2.4 Thông tin và truyền thông .........................................................................................25

2.2.5 Giám sát......................................................................................................................26

2.3 Cơ sở lý luận về thuế và quản lý thuế .............................................................26

2.3.1 Khái niệm thuế...........................................................................................................27

2.3.2 Đặc điểm của thuế .....................................................................................................27

2.3.3 Chức năng của thuế...................................................................................................27

2.3.4 Công tác quản lý thu thuế và chống thất thu thuế ...................................................28

2.3.4.1 Khái niệm quản lý thu thuế và chống thất thu thuế ...........................................28

2.3.4.2 Vai trò của quản lý thu thuế và chống thất thu thuế..........................................29

2.3.4.3 Nguyên tắc của quản lý thu thuế và chống thất thu thuế...................................29

2.4 Tổng quan về cơ quan Thuế và ngành Thuế TP. Hồ Chí Minh ...................30

2.4.1 Khái niệm về cơ quan Thuế và tổ chức bộ máy ngành Thuế ..................................30

2.4.2 Chức năng nhiệm vụ của các cơ quan thuế và đặc điểm hoạt động thu thuế của

ngành Thuế TP. Hồ Chí Minh...........................................................................................32

2.5 Các lý thuyết nền có liên quan .........................................................................34

2.5.1 Lý thuyết đại diện.......................................................................................................34

2.5.2 Nhóm Lý thuyết về hành vi - tâm lý xã hội - quan hệ con người ............................35

2.6 Mối quan hệ giữa hệ thống KSNB và hiệu quả công tác thu thuế................37

2.6.1 Mục tiêu và hiệu quả công tác thu thuế....................................................................37

2.6.2 Mối quan hệ giữa hệ thống KSNB và hiệu quả công tác thu thuế..........................37

2.7 Mô hình nghiên cứu đề xuất.............................................................................38

2.7.1 Mô hình nghiên cứu ..................................................................................................38

2.7.2 Giả thuyết nghiên cứu ...............................................................................................39

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................40

3.1 Quy trình nghiên cứu........................................................................................40

3.1.1 Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................................40

3.1.2 Nguồn dữ liệu, phương pháp thu thập và phân tích nghiên cứu............................42

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

3.1.2.1 Nghiên cứu định tính ....................................................................................42

3.1.2.2 Nghiên cứu định lượng ..................................................................................46

3.2 Điều chỉnh thang đo ..........................................................................................48

3.2.1 Thang đo Hiệu quả công tác thu thuế ......................................................................48

3.2.2 Thang đo các thành phần của hệ thống KSNB (khung lý thuyết của mô hình

nghiên cứu).........................................................................................................................49

3.3 Thực hiện nghiên cứu định lượng....................................................................52

3.3.1 Mẫu nghiên cứu.........................................................................................................53

3.3.2 Thực hiện khảo sát ....................................................................................................54

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN.................................56

4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu ......................................................................................56

4.2 Đánh giá thang đo .............................................................................................57

4.2.1 Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha....................................................................57

4.2.2 Đánh giá độ giá trị thang đo – EFA..........................................................................59

4.2.2.1 Thang đo các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ ..........................59

4.2.2.2 Thang đo hiệu quả công tác thu thuế...........................................................65

4.3 Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu ................................................66

4.3.1 Phân tích tương quan................................................................................................66

4.3.2 Phân tích hồi quy .......................................................................................................67

4.3.2.1 Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy ...............................................68

4.3.2.2 Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các trọng số hồi quy.........................69

4.3.3 Dò tìm sự vi phạm các giả định trong hồi quy tuyến tính........................................72

4.3.3.1 Giả định liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập cũng

như hiện tượng phương sai thay đổi (heteroskedasticity)......................................72

4.3.3.2 Giả định về phân phối chuẩn của phần dư..................................................73

4.3.3.3 Giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập (đo lường hiện

tượng đa cộng tuyến).................................................................................................73

4.4 Bàn luận từ kết quả nghiên cứu.......................................................................74

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ......................................78

5.1 Kết luận ..............................................................................................................78

5.2 Hàm ý chính sách ..............................................................................................78

5.2.1 Đối với Ban lãnh đạo các cơ quan thuế....................................................................79

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

5.2.1.1 Hàm ý liên quan đến Giám sát .....................................................................79

5.2.1.2 Hàm ý liên quan đến Môi trường kiểm soát................................................81

5.2.1.3 Hàm ý liên quan đến Đánh giá rủi ro..........................................................82

5.2.1.4 Hàm ý liên quan đến Thông tin và truyền thông........................................83

5.2.1.5 Hàm ý liên quan đến Hoạt động kiểm soát..................................................84

5.2.2 Đối với các cơ quan Nhà nước và ngành Thuế........................................................85

5.3 Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo...................................................86

KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................88

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CBCC: Cán bộ công chức

CNTT: Công nghệ thông tin

CoBIT: Control Objectives for Information and Related Technologies

COSO: Committee of Sponsoring Organizations

DN: Doanh nghiệp

DGRR: Đánh giá rủi ro

ERM: Enterprise risk management

GS: Giám sát

HDKS: Hoạt động kiểm soát

HQCT: Hiệu quả công tác thu thuế

HTKSNB: Hệ thống Kiểm soát nội bộ

INTOSAI: International Organization of Supreme Audit Institutions

KSNB: Kiểm soát nội bộ

MTKS: Môi trường kiểm soát

NNT: Người nộp thuế

NSNN: Ngân sách Nhà nước

QLRR: Quản lý rủi ro

TTTT: Thông tin và truyền thông

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Bảng tổng hợp tóm tắt các nghiên cứu trước........................................... 12

Bảng 3.1: Thang đo Hiệu quả công tác thu thuế...................................................... 49

Bảng 3.2: Thang đo các thành phần của hệ thống KSNB........................................ 50

Bảng 3.3: Thống kê tình hình khảo sát .................................................................... 55

Bảng 4.1 Thống kê mẫu khảo sát............................................................................. 57

Bảng 4.2: Kiểm định độ tin cậy các thang đo bằng Cronbach’s Alpha .................. 58

Bảng 4.3: Hệ số KMO và kiểm định Barlett các thành phần của hệ thống KSNB lần

thứ nhất..................................................................................................................... 60

Bảng 4.4: Bảng phương sai trích lần thứ nhất.......................................................... 60

Bảng 4.5: Bảng ma trận nhân tố sau khi xoay lần thứ nhất ..................................... 61

Bảng 4.6: Hệ số KMO và kiểm định Barlett các thành phần của hệ thống KSNB lần

thứ ba (lần cuối) ....................................................................................................... 62

Bảng 4.7: Bảng phương sai trích lần thứ ba (lần cuối) ............................................ 63

Bảng 4.8: Bảng ma trận nhân tố sau khi xoay lần thứ ba (lần cuối)........................ 63

Bảng 4.9: Hệ số KMO và kiểm định Barlett hiệu quả công tác thu thuế................. 65

Bảng 4.10: Bảng phương sai trích ........................................................................... 65

Bảng 4.11: Bảng ma trận nhân tố............................................................................. 66

Bảng 4.12: Ma trận tương quan giữa các biến ......................................................... 67

Bảng 4.13: Thống kê mô tả các biến phân tích hồi quy........................................... 67

Bảng 4.14: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình................................................. 68

Bảng 4.15: Tổng kết mô hình................................................................................... 68

Bảng 4.16: Phân tích ANOVA................................................................................. 69

Bảng 4.17: Kết quả các trọng số hồi quy ................................................................. 69

Bảng 5.1: Bảng sắp xếp thứ tự quan trọng theo hệ số Beta của các nhân tố ........... 79

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Khái quát quy trình đánh giá rủi ro của COSO...................................... 23

Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy ngành Thuế theo các cấp từ Trung ương đến địa

phương.................................................................................................................... 32

Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................. 38

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 41

Hình 4.1: Kết quả mô hình hồi quy........................................................................ 71

Hình 4.2: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư.................................... 72

Hình 4.3: Đồ thị phân tán của phần dư chuẩn hóa ................................................. 73

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Thuế đã tồn tại và có một quá trình phát triển lâu dài trong lịch sử loài người.

Sự xuất hiện của Thuế gắn liền với sự xuất hiện của Nhà nước và sự phát triển của

nền kinh tế hàng hoá tiền tệ. Nó được xem là một khoản đóng góp mang tính bắt

buộc đối với các thể nhân và pháp nhân, được quy định thông qua hệ thống pháp

luật của Nhà nước. Ở nước ta từ những năm 1990, Thuế đã thực sự trở thành nguồn

thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước. Thuế không chỉ đơn thuần là một nguồn thu

chủ yếu của ngân sách nhà nước mà thuế còn gắn liền với các vấn đề về sự tăng

trưởng kinh tế, về sự công bằng trong phân phối và sự ổn định xã hội. Do đó, Thuế

đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia (Yuniati,

2017).

TP. Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế có quy mô lớn nhất nước. Vì vậy,

ngành thuế TP. Hồ Chí Minh cũng giữ một vai trò quan trọng trong công tác thu

Ngân sách Nhà nước của cả nước.

Công tác chống thất thu thuế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong

công tác quản lý thuế hiện nay nhằm góp phần đảm bảo nguồn thu cho Ngân Sách

Nhà Nước (NSNN) và tạo sự công bằng về nghĩa vụ thuế đối với Người nộp thuế.

Tuy nhiên, trong thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập trong các quy định về thuế:

nhiều thủ tục rườm rà, thiếu minh bạch; chính sách thuế “sớm nắng chiều mưa”,

không rõ ràng; hoạt động thanh tra, kiểm tra còn chồng chéo, gây tốn kém và khó

khăn cho doanh nghiệp; hay các hành vi tham nhũng, nhũng nhiễu của công chức

thuế vẫn còn xảy ra, công chức thuế bắt tay với các doanh nghiệp để giúp doanh

nghiệp trốn thuế...vv

Vì vậy, có thể nói công tác thu thuế, chống thất thu thuế, nâng cao hiệu quả

công tác thu thuế, chất lượng quản lý thuế gắn với cải cách hành chính là một trong

những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý thuế hiện nay nhằm góp phần

đảm bảo nguồn thu cho Ngân Sách Nhà Nước (NSNN) và tạo sự công bằng về

nghĩa vụ thuế đối với Người nộp thuế.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

2

Để có những cơ chế, chính sách, những quyết định phù hợp nhằm nâng cao

chất lượng quản lý thuế trong công tác thu thuế thì hệ thống kiểm soát nội bộ

(HTKSNB) chính là một công cụ đắc lực và rất cần thiết đối với hoạt động tài chính

Nhà nước: ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu sai sót, khuyến khích hoạt

động hiệu quả, tăng cường trách nhiệm giải trình và đạt được sự tuân thủ các quy

trình đã thiết lập (INTOSAI 2004).

Kiểm soát nội bộ (KSNB) là một công cụ quản lý và cũng là một nội dung rất

quan trọng trong lĩnh vực kế toán và tài chính. Đó là khía cạnh cơ bản của trách

nhiệm quản lý để cung cấp cho các bên liên quan một sự đảm bảo hợp lý rằng tổ

chức của họ được kiểm soát hiệu quả và thông tin họ nhận được là chính xác và

đáng tin cậy. Phát triển một hệ thống kiểm soát nội bộ mạnh mẽ cung cấp sự đảm

bảo này. Theo Aramide and Bashir (2015), áp lực toàn cầu gần đây về kiểm soát

tham nhũng và quản lý quỹ công là yếu tố chính đòi hỏi phải thực hiện hệ thống

kiểm soát nội bộ trong mọi tổ chức kể cả khu vực công và khu vực tư nhân.

Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện tại các đơn vị khu vực công trong nước

cũng như ngoài nước đã khẳng định tầm quan trọng của hệ thống KSNB, mối quan

hệ chặt chẽ và tích cực của nó đối với phát hiện và ngăn ngừa các gian lận, nâng cao

tính tin cậy của các thông tin phục vụ cho quản lý, nâng cao kết quả hoạt động, là

công cụ tốt để đạt được các mục tiêu của tổ chức (Amudo và Inanga, 2009;

Babatunde (2013); Okelo và Lagat (2016)).

Với những vấn đề đã nêu trên, tác giả nhận thấy rằng vấn đề trọng tâm mà

ngành thuế TP. Hồ Chí Minh cần thực hiện trong giai đoạn hiện nay là việc nâng

cao hiệu quả công tác thu thuế thông qua công cụ đắc lực chính là hệ thống KSNB.

Hiện tại, theo tìm hiểu của tác giả đối với các nghiên cứu trong và ngoài nước có

liên quan đến các nhân tố của hệ thống KSNB ảnh hưởng đến hiệu quả thu thuế tại

các cơ quan thuế, tác giả nhận thấy rằng trên thế giới đã có một số tác giả nghiên

cứu và nhận định hệ thống KSNB có tác động tích cực đến hiệu quả công tác thu

thuế như nghiên cứu của Matamande và cộng sự (2012); Ibrahim (2017); Yuniati

(2017); tuy nhiên tại Việt Nam nói chung và TP.Hồ Chí Minh nói riêng thì có rất ít

nghiên cứu thực hiện về hệ thống KSNB của lĩnh vực thuế, các nghiên cứu đa số

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

3

thực hiện theo phương pháp định tính như nghiên cứu của Nguyễn Việt Tường

(2014), Nguyễn Trường Giang (2014), Phạm Vũ Thúy Hằng (2015), chưa có thang

đo lường cụ thể, hay có sử dụng mô hình định lượng để nhận diện và xem xét mức

độ ảnh hưởng của các nhân tố hệ thống KSNB đến công tác thu thuế thì chỉ có

nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Huyền (2015), tuy nhiên nghiên cứu này cũng

chỉ thực hiện tại một đơn vị cụ thể; và chưa có một công trình nghiên cứu nào ở

trong nước xác định và đưa ra bằng chứng về các nhân tố của hệ thống KSNB có

tác động đến công tác thu thuế tại các cơ quan thuế. Vì vậy, việc thực hiện đề tài:

“Đánh giá tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả công tác thu

thuế tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” là một đề tài cấp thiết

cần thực hiện nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát

nội bộ đến công tác thu thuế tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, dựa

trên kết quả nghiên cứu đạt được để từ đó tác giả đưa ra các hàm ý chính sách nhằm

nâng cao hiệu quả trong công tác thu thuế, kiểm soát các rủi ro trọng yếu ảnh hưởng

đến việc hoàn thành mục tiêu thu ngân sách của đơn vị, góp phần đảm bảo thu

đúng, thu đủ nguồn thu cho NSNN.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả công tác thu

thuế tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

2.2 Mục tiêu cụ thể

 Nhận diện các nhân tố của hệ thống kiểm soát nội bộ tác động đến

hiệu quả công tác thu thuế tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

 Đo lường mức độ ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu

quả công tác thu thuế tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

3. Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Các nhân tố nào của hệ thống kiểm soát nội bộ có ảnh hưởng đến

hiệu quả công tác thu thuế tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh?

Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố của hệ thống kiểm soát nội bộ

đến hiệu quả công tác thu thuế tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh?

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: hệ thống kiểm soát nội bộ của cơ quan thuế và sự tác

động của nó đến hiệu quả công tác thu thuế tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP. Hồ

Chí Minh.

- Đối tượng thu thập dữ liệu: ban lãnh đạo, các chuyên viên am hiểu về hệ

thống kiểm soát nội bộ đang công tác tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP. Hồ Chí

Minh.

- Phạm vi nghiên cứu:

o Về không gian: địa bàn TP. Hồ Chí Minh (gồm Cục Thuế TP. Hồ Chí

Minh và 24 Chi cục Thuế quận, huyện).

o Thời gian nghiên cứu: Thời gian thực hiện luận văn của tác giả từ

tháng 3 đến tháng 9 năm 2018.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1 Dữ liệu nghiên cứu

- Dữ liệu sơ cấp: các bảng khảo sát thu thập từ các chuyên gia, chuyên viên am

hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ.

- Dữ liệu thứ cấp: Các Thông tư, Quyết định, Công văn, Báo cáo, Kế hoạch

của Bộ Tài Chính, Tổng Cục Thuế, Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh liên quan đến công

tác KSNB.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp: kết hợp sử dụng 2

phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

 Nghiên cứu sơ bộ định tính: Thực hiện thảo luận nhóm với các cấp

lãnh đạo và công chức làm công tác kiểm tra nội bộ tại các đơn vị để phân tích,

đánh giá các nhân tố của hệ thống kiểm soát nội bộ đang hiện hữu tác động đến hiệu

quả công tác thu thuế, sau đó thực hiện tiếp việc khảo sát chuyên gia để điều tra

mức độ đồng ý hay không đồng ý với các biến đo lường hệ thống KSNB tác động

đến hiệu quả công tác thu thuế.

 Nghiên cứu định lượng: tiến hành khảo sát bằng bảng câu hỏi được

tác giả thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ. Sử dụng phần mềm SPSS 22 để

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

5

xử lý, phân tích số liệu và đưa ra kết quả nghiên cứu về sự tác động của các nhân tố

thuộc hệ thống KSNB đến hiệu quả công tác thu thuế tại các cơ quan thuế trên địa

bàn TP. Hồ Chí Minh.

6. Đóng góp của nghiên cứu

 Về mặt lý thuyết: Luận văn đã xác định các yếu tố của hệ thống kiểm

soát nội bộ, đưa ra bằng chứng về sự tác động của hệ thống KSNB tới hiệu quả

công tác thu thuế tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

 Về mặt thực tiễn: Luận văn đã phân tích và đánh giá được hiệu quả

các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ đang hiện diện tại các cơ quan thuế; từ đó

đưa ra các hàm ý góp phần nâng cao hiệu quả công tác thu thuế, đặc biệt là kiểm

soát tốt các rủi ro ảnh hưởng đến nhiệm vụ thu NSNN của các cơ quan thuế trên địa

bàn TP. Hồ Chí Minh.

7. Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm 5 chương:

Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và lý thuyết nền

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!