Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ UEH chiều sâu tài chính nhằm nâng cao thu hút FDI cho việt nam
PREMIUM
Số trang
108
Kích thước
959.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1737

Luận văn thạc sĩ UEH chiều sâu tài chính nhằm nâng cao thu hút FDI cho việt nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH



TRÌ THỊ THANH PHÚC

CHIỀU SÂU TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO

THU HÚT FDI CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

MÃ SỐ: 60.31.12

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS NGUYỄN THỊ LIÊN HOA

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU -------------------------------------------------------------------------------- 1

I. Sự cần thiết của đề tài ----------------------------------------------------------------- 1

II. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu --------------------- 2

Chương 1: Lý luận tổng quan của đề tài --------------------------------------------------- 5

1.1 Chiều sâu tài chính ----------------------------------------------------------------- 5

1.1.1 Các khái niệm về chiều sâu tài chính ---------------------------------- 5

1.1.2 Các nhân tố quyết định chiều sâu tài chính ---------------------------- 5

1.1.3 Phương pháp xác định ---------------------------------------------------- 15

1.2 Mối quan hệ giữa chiều sâu tài chính và đầu tư trực tiếp nước ngoài ------ 17

1.3 Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong việc phát triển chiều sâu tài

chính -------------------------------------------------------------------------------------- 20

Kết luận chương 1 ---------------------------------------------------------------------- 26

Chương 2: Nghiên cứu chiều sâu tài chính trong mối quan hệ thu hút FDI ---------- 27

2.1 Thực trạng FDI vào Việt Nam trong thời gian qua --------------------------- 27

2.1.1 Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam từ 1988 đến 2010 ------------- 27

2.1.2 Đóng góp FDI vào nền kinh tế ------------------------------------------ 36

2.1.3 Hậu quả của việc thu hút FDI -------------------------------------------- 39

2.2 Nghiên cứu và phân tích chiều sâu tài chính của Việt Nam trong thời gian qua

--------------------------------------------------------------------------------------------------- 41

2.2.1 Hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng -------------------------- 41

2.2.2 Chiều sâu tài chính của Việt Nam từ năm 2000 đến 2010 ----------- 55

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

2.2.3 Đánh giá thực trạng thị trường dịch vụ ngân hàng -------------------- 59

2.3 Phân tích mối quan hệ giữa chiều sâu tài chính với FDI --------------------- 63

Kết luận chương 2 ---------------------------------------------------------------------- 78

Chương 3: Các giải pháp chiều sâu tài chính nhằm nâng cao thu hút FDI cho Việt Nam

--------------------------------------------------------------------------------------------------- 79

3.1 Gia tăng hiệu quả tín dụng cho phát triển kinh tế ----------------------------- 79

3.2 Gia tăng hiệu lực của chính sách tiền tệ để nâng cao chiều sâu tài chính và tỷ

trọng tín dụng qua hệ thống ngân hàng trong nước -------------------------------------- 81

3.3 Xây dựng hệ thống giám sát tài chính chặt chẽ -------------------------------- 83

3.4 Gia tăng hiệu quả hoạt động dịch vụ tài chính ngân hàng -------------------- 84

3.5 Củng cố và hoàn thiện thị trường tài chính ------------------------------------- 89

3.6 Các giải pháp khác thu hút FDI -------------------------------------------------- 91

Kết luận chương 3 ---------------------------------------------------------------------- 94

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Chiều sâu tài chính nhằm nâng cao thu hút FDI cho

Việt Nam” là đề tài nghiên cứu của tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.

Nguyễn Thị Liên Hoa. Luận văn là kết quả nghiên cứu độc lập, không sao chép từ bất

kỳ cuốn luận văn nào. Các số liệu trong luận văn là trung thực từ các nguồn hợp pháp

và đáng tin cậy.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADB : Ngân hàng phát triển Châu Á

ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Châu Á

CAR : Hệ số an toàn vốn tối thiểu

CSTT : Chính sách tiền tệ

ĐTNN : Đầu tư nước ngoài

DVNH : Dịch vụ ngân hàng

DVTC : Dịch vụ tài chính

EU : Liên Minh Châu Âu

FCI : Hiệp hội bao thanh toán quốc tế

FDI : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP : Tổng sản phẩm quốc dân

LSCB : Lãi suất cơ bản

NH : Ngân hàng

NHNN : Ngân hàng nhà nước

NHTM : Ngân hàng thương mại

NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần

ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức

R & D : Nghiên cứu và phát triển

ROA : Lợi nhuận/tổng tài sản

ROE : Lợi nhuận/vốn chủ sở hữu

TCTD : Tổ chức tín dụng

TMCP : Thương mại cổ phần

TMNN : Thương mại nhà nước

TTCK : Thị trường chứng khoán

TTTC : Thị trường tài chính

WTO : Tổ chức thương mại thế giới

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 1988 - 2010

phân theo địa phương

Bảng 2.2: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 1988 - 2010

phân theo đối tác đầu tư chủ yếu

Bảng 2.3: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 1988 - 2010

phân theo ngành kinh tế

Bảng 2.4: Vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của một số ngân hàng lớn nhất Việt Nam

năm 2010

Bảng 2.5 : Hệ số CAR (Capital Adequacy Ratio) của một số NHTM Việt Nam

Bảng 2.6: Thị phần cho vay và thị phần huy động từ năm 2008-2010

Bảng 2.7: So sánh ROA & ROE của một số NHTM

Bảng 2.8: Quy mô huy động vốn của hệ thống NHTM từ 2001-2010

Bảng 2.9: Quy mô dư nợ của hệ thống NHTM từ 2001 – 2010

Bảng 2.10: Tình hình phát triển chi nhánh, phòng giao dịch của một số

ngân hàng tại Việt Nam

Bảng 2.11: Chiều sâu tài chính của Việt Nam từ 2000-2010

Bảng 2.12: Một số chỉ tiêu tăng trưởng của hệ thống NHTM từ 2000-2010

Bảng 2.13: Tình hình thu hút FDI từ năm 2000 đến 2010

Bảng 2.14: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế và tình hình cung tiền

(M2) từ năm 2000 đến năm 2010

Bảng 2.15: Tỷ lệ tăng trưởng cung tiền M2 của các quốc gia qua các năm

Bảng 2.16 : Chiều sâu tài chính và FDI từ năm 2000 đến 2010

Bảng 2.17: Chiều sâu tài chính của các quốc gia Asia từ năm 2005 đến 2010

Bảng 2.18: So sánh tỷ lệ tín dụng/GDP của một số quốc gia

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

1

LỜI MỞ ĐẦU

I. Sự cần thiết của đề tài:

Sự phát triển kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới là không đồng đều, bên cạnh đó

mỗi nước lại có một thế mạnh riêng mang tính đặc trưng của mỗi quốc gia kể cả các

quốc gia đang phát triển và các quốc gia phát triển. Trong đó thế mạnh của các quốc

gia phát triển đã và đang được khai thác. Ngày nay ở hầu hết các quốc gia đang phát

triển trong đó có Việt Nam với sự nổ lực của chính phủ và nhân dân nền kinh tế đã

có những chuyển biến đáng kể. Bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay là các quốc

gia vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài thể hiện rất

rõ thực trạng này . Các nước đang phát triển đã và đang nhận thức được tầm quan

trọng của xu hướng hợp tác và cạnh tranh trong nền kinh tế thế giới và đang rất nỗ

lực trong việc khai thác, tận dụng xu hướng này nhằm mục tiêu phát triển ổn định

và tăng trưởng nền kinh tế đất nước . Trong nền kinh tế thế giới hiện nay với những

lợi thế so sánh ở từng quốc gia, xuất hiện hiện tượng chuyên môn hóa nhằm thực

hiện công việc một cách có hiệu quả nhất. Nhưng một quốc gia thì không thể chỉ

phát triển một số lĩnh vực mà họ chuyên môn hóa, mà nền kinh tế đòi hỏi phải có sự

phát triển đa dạng, phong phú. Từ đó xuất hiện sự hợp tác kinh tế giữa các nước vừa

nhằm mục đích sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đang ngày một khan hiếm, vừa

đồng thời phát triển đất nước một cách toàn diện.

Vốn nước ngoài là một nhân tố cực kỳ quan trọng và cần thiết cho quá trình Công

nghiệp hóa- hiện đại hóa ở bất kỳ một nước hay một nền kinh tế đang phát triển

nào. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà xu hướng mở cửa hội nhập quốc tế

đã trở thành phổ biến. Hơn nữa nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu trình độ

kinh tế thấp kém, năng suất lao động giảm lại chịu hậu quả của chiến tranh. Do đó

vấn đề về vốn hiện nay đang là vấn đề nan giải và khó giải quyết nhất. Thêm vào đó

năm 2009 nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Khủng

hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới

vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn,

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

2

thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội khác của

nước ta. Một nền kinh tế muốn phát triển, tăng trưởng nhanh và bền vững trước hết

phải đảm bảo nhu cầu về vốn đầu tư. Đồng thời muốn có vốn đầu tư lớn và dài hạn

đòi hỏi phải gia tăng tiết kiệm trong nước cũng như tăng cường thu hút vốn đầu tư

nước ngoài. Tăng trưởng kinh tế cao sẽ tạo điều kiện để tăng tỷ lệ tiết kiệm và từ đó

tăng khả năng cung ứng vốn để đầu tư. Ở các quốc gia khác nhau, trình độ phát

triển, lợi thế đều khác nhau. Các nước đang phát triển có nhu cầu cần vốn đầu tư

cho tăng trưởng và phát triển là vô cùng cần thiết. Do vậy việc thu hút đầu tư trực

tiếp nước ngoài là kênh huy động vốn rất quan trọng cho tăng trưởng và phát triển.

Bên cạnh đó chúng ta cũng cần có một thị trường tài chính hoàn thiện, hiện nay các

dự án FDI đang giữ một vị thế quan trọng và tham gia hầu hết các quan hệ kinh tế,

các dự án FDI thường là những dự án hiệu quả, việc các ngân hàng trong nước tài

trợ cho các dự án FDI sẽ thu được lợi nhuận và góp phần kiểm soát, giữ quyền chủ

động cho nền kinh tế nước nhà. Chiều sâu tài chính cụ thể là việc gia tăng tỷ lệ cung

tiền cho nền kinh tế thông qua hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong việc cung

cấp các dịch vụ tài chính là điều kiện cần thiết để thu hút FDI. Đó cũng là lý do mà

tôi chọn đề tài:

“ Chiều sâu tài chính nhằm nâng cao thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

cho Việt Nam”

II. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

1. Mục tiêu nghiên cứu:

- Đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nghiên cứu các

nhân tố tác động đến chiều sâu tài chính để từ đó muốn thu hút đầu tư trực tiếp nước

ngoài phải gia tăng chiều sâu tài chính.

- Đề xuất các giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt

Nam.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : đối tượng là chiều sâu tài chính nhằm

nâng cao thu hút FDI, phạm vi nghiên cứu là trên lãnh thổ nước VN.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

3

3. Phương pháp nghiên cứu : Phương pháp được sử dụng là phương pháp duy

vật biện chứng, phương pháp thống kê. Áp dụng thống kê số liệu theo từng lĩnh

vực, địa phương và trình tự thời gian. Phương pháp phân tích và so sánh : dưạ trên

số liệu thống kê sẽ tiến hành phân tích, đánh giá tình hình thu hút FDI và chiều sâu

tài chính trong thời gian qua.

4. Các đóng góp mới của luận văn:

Đề tài: “Chiều sâu tài chính nhằm nâng cao thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài cho Việt Nam” là đề tài mới so với các đề tài thu hút FDI trước đây. Dựa trên

thực trạng thu hút dòng vốn FDI trên thế giới vào Việt Nam và xu hướng vận động

của dòng vốn này trong thời gian qua. Qua nghiên cứu và phân tích, luận văn đã nêu

ra một cách có hệ thống các nội dung chiều sâu tài chính và tình hình thu hút FDI

tại Việt Nam như sau:

- Về phần lý luận luận văn đã nêu ra được các khái niệm chiều sâu tài chính, các

nhân tố và phương pháp xác định chiều sâu tài chính, mối quan hệ giữa chiều sâu

tài chính và FDI. Đồng thời luận văn cũng nêu ra được kinh nghiệm chiều sâu tài

chính của các quốc gia để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

- Về phần nghiên cứu chiều sâu tài chính trong mối quan hệ với thu hút FDI tại Việt

Nam luận văn đã chỉ ra được thực trạng dòng vốn FDI và chiều sâu tài chính tại

Việt Nam. Mối quan hệ giữa chiều sâu tài chính và thu hút FDI để thấy được sự tác

động của 2 yếu tố này. Bên cạnh đó là hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng

qua việc triển khai các sản phẩm dịch vụ đã góp phần tăng trưởng quy mô tín dụng

và nguồn vốn huy động tại ngân hàng. Dựa trên chiều sâu tài chính của Việt Nam

luận văn cũng so sánh với các quốc gia trong khu vực Asian để nhận thấy chiều sâu

tài chính của Việt Nam vẫn còn thấp so với các quốc gia khác. Trên cơ sở nghiên

cứu, luận văn đã nêu ra được những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế, để

từ đó đưa ra các giải pháp chiều sâu tài chính nhằm nâng cao thu hút FDI cho Việt

Nam.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

4

5. Kết cấu của luận văn :gồm 3 chương

- Chương 1: Lý luận tổng quan của đề tài

- Chương 2: Nghiên cứu chiều sâu tài chính trong mối quan hệ FDI

- Chương 3: Các giải pháp chiều sâu tài chính nhằm nâng cao thu hút FDI

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!