Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến quyết định tiêu dùng rượu bia, thuốc lá tại một số địa
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
LÊ SỸ KHANG
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH TIÊU DÙNG RƯỢU BIA,
THUỐC LÁ TẠI MỘT SỐ
ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BRVT
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
LÊ SỸ KHANG
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH TIÊU DÙNG
RƯỢU BIA, THUỐC LÁ TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BRVT
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 8310105
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Võ Tất Thắng
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do chính tôi thực
hiện, các số liệu và thông tin sử dụng trong luận văn này là trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tp.HCM, ngày tháng năm 2018
Tác giả
Lê Sỹ Khang
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
TÓM TẮT
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..............................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
1.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................3
1.3. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi và ý nghĩa của nghiên cứu ...............................4
1.4. Câu hỏi nghiên cứu...............................................................................................5
1.5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................5
1.6. Kết cấu luận văn....................................................................................................6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU .7
2.1. Động cơ sử dụng rượu bia, thuốc lá ...................................................................7
2.2. Tác hại của rượu bia và thuốc lá .........................................................................8
2.3. Quyết định chọn mua ........................................................................................ 10
2.4. Lý thuyết hành vi người tiêu dùng................................................................... 11
2.4.1. Khái niệm hành vi người tiêu dùng.......................................................... 11
2.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng.......................................... 12
2.4.3. Tiến trình ra quyết định của người tiêu dùng.......................................... 15
2.4.4. Xu hướng tiêu dùng.................................................................................... 18
2.4.5. Thang đo CSI (Consumer Styles Inventory) ........................................... 19
2.5. Mô hình lý thuyết nghiên cứu .......................................................................... 20
2.5.1. Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng.............................................. 20
2.5.2. Thuyết hành động hợp lý........................................................................... 22
2.5.3. Thuyết hành vi dự định.............................................................................. 24
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
2.5.4. Thuyết lựa chọn hợp lý .............................................................................. 25
2.5.5. Mô hình xu hướng tiêu dùng..................................................................... 26
2.6. Tổng quan các công trình nghiên cứu ............................................................. 27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 35
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 36
3.1. Quy trình nghiên cứu......................................................................................... 36
3.2. Mẫu nghiên cứu.................................................................................................. 37
3.3. Mô hình nghiên cứu và các giả thiết ............................................................... 37
3.4. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 39
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................. 42
4.1. Khái quát việc sử dụng rượu bia, thuốc lá ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu............... 42
4.2. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến quyết đính sử dụng rượu bia, thuốc lá ...... 53
4.2.1. Kiểm định độ phù hợp tổng quát .................................................................. 53
4.2.3. Kiếm định sự phù hợp của mô hình ......................................................... 53
4.2.4. Kiểm định Hosmer and Lemeshow.......................................................... 54
4.2.5. Kiểm định mức độ giải thích của mô hình .............................................. 54
4.2.6. Phân tích mô hình hồi quy......................................................................... 56
4.3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ......................................................................... 59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................................ 63
CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT............................................... 64
5.1. Kết luận .................................................................................................................. 64
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................ 65
5.2.1. Kiến nghị với chính phủ ............................................................................... 65
5.2.2. Kiến nghị với HĐND, UBND Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.............................. 66
5.3. Giới hạn nghiên cứu.............................................................................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BẢNG KHẢO SÁT
PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
WHO: World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
HIV/AIDS:
Human Immuno-deficiency Virus/Acquired Immuno Deficiency Syndrom (hội
chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người)
GDP: Gross Domestic Product (tổng sản phẩm nội địa)
SPSS: Statistical Package for the Social Sciences (một phần mềm máy tính phục vụ
công tác phân tích thống kê)
MW: Megawatt (Đơn vị đo công suất)
THPT: Trung học phổ thông
THCS: Trung học cơ sở
TCCN: Trung cấp chuyên nghiệp
QLNN: Quản lý nhà nước
QLTT: Quản lý thị trường
HĐND: Hội đồng nhân dân
UBND: Ủy ban nhân dân
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng hợp các công trình nghiên cứu
Bảng 3.1. Biến nghiên cứu và các thang đo
Bảng 4.1. Kết quả thống kê từ khảo sát
Bảng 4.2. Thống kê hành vi của khách hàng
Bảng 4.3. Kiểm định sự phù hợp của mồ hình tổng quát
Bảng 4.4. Kiểm định phù hợp của mô hình
Bảng 4.5. Kiểm định Hosmer and Lemeshow
Bảng 4.6. Mức độ giải thích của mô hình
Bảng 4.7.Kết quả hồi quy Binary Logistic
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Tiến trình mua của người tiêu dùng
Hình 2.2. Mô hình hành vi mua của Engle và cộng sự (1995)
Hình 2.3. Thuyết hành động hợp lý (TRA)
Hình 2.4. Thuyết hành vi dự định (Ajzen, 1991)
Hình 2.5. Mô hình xu hướng tiêu dùng
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
TÓM TẮT
Hút thuốc lá và uống rượu bia nhiều là hai kẻ thù lớn nhất của sức khỏe và
tuổi thọ con người. Trong những năm gần đây, việc hút thuốc lá và lạm dụng rượu
bia là hai mối quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực y tế và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Luận văn sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp với 600 khách hàng
mua hàng tại các cửa hàng tạp hóa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu để nghiên cứu
các yếu tố tác động đến quyết định tiêu dùng rượu bia, thuốc lá. Bài viết sử dụng
mô hình hồi quy Binary Logistic với biến phụ thuộc là hành vi sử dụng rượu bia,
thuốc lá và 11 biến độc lập: Tuổi; Hôn nhân; Giới tính; Thu nhập; Thu nhập bình
phương; Nghề nghiệp; Trình độ; Người thân sử dụng; Quản lý thị trường; Chi phí;
Tiếp cận thông tin.
Ý nghĩa của nghiên cứu chỉ ra hiện nay không chỉ Nam giới mà nữ giới có xu
hướng sử dụng thuốc lá, rượu bia ngày càng tăng dẫn đến các hệ lụy xấu đến hành
vi, sinh hoạt của các đối tượng này, gây khó khăn trong quản lý và hoạch định chính
sách phòng chống tác hại của thuốc lá rượu bia. Từ các nghiên cứu trên cho thấy vai
trò của việc nâng cao nhận thức người dân, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, giáo
dục của gia đình, cộng đồng trong việc phòng chống và giảm tác hại của rượu bia,
thuốc lá. Gia tăng chi phí cho rượu bia, thuốc lá là một thực trạng đáng lo ngại hiện
nay không chỉ hệ lụy về sức khỏe, văn hóa, lối sống mà còn cả kinh tế gia đình, thu
nhập người sử dụng. Độ tuổi sử dụng thuốc lá, rượu bia có xu hướng hướng tới đối
tượng học sinh, sinh viên, thanh niên và độ tuổi dưới 30. Các đối tượng tham gia
khảo sát hầu hết có người thân là người sử dụng thuốc lá, rượu bia. Quản lý thị
trường là nhân tố quan trọng trong việc phòng chống và giảm tác hại của rượu bia
và thuốc lá. Cơ quan quản lý nhà nước cần đa dạng hóa và nâng cao hiệu quả các
kênh tuyên truyền phòng chống tác hại của thuốc lá và rượu bia.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Sử dụng rượu bia là hành vi gắn liền với văn hoá truyền thống của nhiều
quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Việt Nam là một trong số ít quốc gia
đang có xu hướng gia tăng nhanh về mức tiêu thụ rượu, bia và đồ uống có cồn trên
bình quân đầu người trong khi mức tiêu thụ của toàn thế giới trong thập kỷ qua hầu
như không thay đổi. Mức tiêu thụ đồ uống có cồn bình quân đầu người trên 15 tuổi
đã tăng từ 3,8 lít cồn/người/năm (2003 – 2008) lên 6,6 lít/cồn/năm (2008 – 2010),
tăng 74%, trong đó tỷ trọng từ bia đang tăng nhanh hơn từ rượu và một số loại đồ
uống có cồn khác đã bắt đầu được tiêu thụ tại Việt Nam. Đến năm 2025, mức tiêu
thụ rượu, bia bình quân đầu người ở Việt Nam sẽ đạt khoảng 7 lít, cao hơn mức
trung bình chung của thế giới hiện tại là 6,13 lít. Mức tiêu thụ của Việt Nam xấp xỉ
khu vực Tây Thái Bình Dương, đang ở mức đáng báo động vì tốc độ tăng nhanh.
Tiêu thụ số lít cồn nguyên chất ở nam giới trong năm 2010 ở mức rất cao là 27,4 lít,
đứng thứ hai trong các nước Đông Nam Á/Tây Thái Bình Dương, xếp thứ 10 Châu
Á và thứ 29 thế giới. Trong năm 2015, theo thống kê WHO, Việt Nam đứng đầu
Đông Nam Á về tiêu thụ bia và đứng thứ ba Châu Á.
Đối tượng thường sử dụng rượu cũng rất đa dạng, có đủ các thành phần từ
nông dân, công nhân, bộ đội, trí thức…. Theo một cuộc điều tra cho thấy có khoảng
50% nông dân, 25% người thất nghiệp và 20% người làm việc trong ngành dịch vụ
có sử dụng rượu. Đáng chú ý là tỷ lệ đã từng sử dụng rượu bia ở vị thành niên và nữ
giới Việt Nam đang tăng nhanh và hiện ở mức rất cao. Tỷ lệ sử dụng rượu bia trong
vị thành niên và thanh niên đã tăng gần 10%, sau 5 năm (từ 51% năm 2003 lên 60%
trong năm 2008). Năm 2008, tỷ lệ sử dụng rượu bia là 79,9% đối với nam và 36,5%
đối với nữ, trong đó 60,5% nam và 22% nữ đã từng uống say. Tỷ lệ sử dụng rượu
bia ở nhóm từ 14 -17 tuổi không được pháp luật cho phép tăng từ 34,9% lên 47,5%
và nhóm tuổi từ 18 -21 tăng từ 55,9% lên 67%. Điều tra y tế quốc gia năm 2002 cho
thấy có 46% nam và 1,9% nữ uống rượu bia trong 1 tuần, theo một nghiên cứu năm
2010 đã có 6% nữ và 70% nam uống rượu bia trong tháng. Hiện nay, khoản một
phần tư nam giới có sử dụng rượu bia hằng ngày đã vượt ngưỡng cho phép (trên 5
đơn vị rượu tương đương 50g cồn nguyên chất/ngày).
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]