Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ UEH các dòng vốn tài chính và thu nhập bình quân đầu người ở các quốc gia đang phát
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRẦN TRỌNG VIỆT
CÁC DÒNG VỐN TÀI CHÍNH VÀ THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU
NGƯỜI Ở CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN KHU VỰC
CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRẦN TRỌNG VIỆT
CÁC DÒNG VỐN TÀI CHÍNH VÀ THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU
NGƯỜI Ở CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN KHU VỰC
CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG
Chuyên ngành : Tài Chính – Ngân Hàng
Mã số : 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ VIỆT QUẢNG
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này là do bản thân tự nghiên cứu và thực hiện theo sự
hướng dẫn của TS. Vũ Việt Quảng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý trong quá trình nghiên cứu khoa
học luận văn này
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng 11 năm 2015
Người cam đoan
Trần Trọng Việt
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Tóm tắt
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ......................................................................1
1.1 Đặc điểm của Châu Á – Thái Bình Dương.......................................................1
1.2 Lý do chọn đề tài.............................................................................................2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................5
1.4 Câu hỏi nghiên cứu..........................................................................................5
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................5
1.6 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................6
1.7 Ý nghĩa của đề tài............................................................................................6
1.8 Bố cục của Luận văn .......................................................................................7
CHƯƠNG 2:CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC ĐÂY .............................................................................................................9
2.1 Cơ sở lý thuyết ................................................................................................9
2.1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI: ..............................................................9
2.1.2 Kiều hối....................................................................................................9
2.1.3 Hỗ trợ phát triển chính thức ODA:..........................................................10
2.1.4 Thu nhập bình quân đầu người:...............................................................11
2.2 Lý thuyết mối quan hệ giữa các dòng vốn quốc tế với thu nhập bình quân đầu
người:......................................................................................................................12
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
2.3 Bằng chứng thực nghiệm mối quan hệ giữa các dòng vốn quốc tế với thu nhập
bình quân đầu người:...............................................................................................14
2.3.1 Mối quan hệ giữa FDI với thu nhập bình quân đầu người ......................14
2.3.2 Mối quan hệ giữa kiều hối với thu nhập bình quân đầu người ................20
2.3.3 Mối quan hệ giữa ODA với thu nhập bình quân đầu người .....................31
CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................37
3.1 Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................37
3.2 Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................42
CHƯƠNG 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................48
4.1 Phân tích thống kê mô tả ...............................................................................49
4.2 Kiểm định sự tự tương quan và đa cộng tuyến...............................................51
4.2.1 Ma trận tương quan đơn tuyến tính giữa các cặp biến .............................51
4.2.2 Kiểm định đa cộng tuyến nhóm ..............................................................52
4.3 Kiểm định lựa chọn mô hình Pooled và mô hình dữ liệu bảng FEM ..............52
4.4 Kiểm định lựa chọn mô hình Pooled và mô hình dữ liệu bảng REM..............53
4.5 Kiểm định lựa chọn mô hình FEM và mô hình dữ liệu bảng REM ................53
4.6 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi phần dư - Greene (2000).............54
4.7 Kiểm định hiện tượng tự tương quan phần dư – Wooldridge (2002) và Drukker
(2003) .....................................................................................................................54
4.8 Phân tích kết quả hồi quy ..............................................................................55
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN .....................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
FDI (Foreign Direct Investment): Đầu tư trực tiếp nước ngoài
ODA (Official Development Assistance): Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
R (Remittance): Kiều hối
GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm quốc nội
TTKT: Tăng trưởng kinh tế
IMF (International Monetary): Quỹ tiền tệ Quốc tế
WTO (World Trade Organization): Tổ chức thương mại thế giới
WB (World Bank): Ngân hàng thế giới
OECD: Tổ chứ Hợp tác và Phát triển Kinh tế
REM (Random effect model): Mô hình tác động ngẫu nhiên
FEM (Fixed effect model): Mô hình tác động cố định
OLS (Odinary Least Square): Phương pháp bình phương bé nhất
GMM (Generalized Method of Moments): Phương pháp Moments tổng quát
TSLS (Two-Stage Least Squares): Phương pháp bình phương nhỏ nhất 2 giai đoạn
FGLS (Feasible Generalized Least Squares): Phương pháp bình phương tối thiểu tổng
quát khả thi
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.3.1:Tóm tắt báo cáo kết quả thực nghiệm tác động của FDI lên thu nhập bình
quân đầu người...........................................................................................................18
Bảng 2.3.2: Tóm tắt báo cáo kết quả thực nghiệm tác động của kiều hối lên thu nhập
bình quân đầu người...................................................................................................29
Bảng 2.3.3: Tóm tắt báo cáo kết quả thực nghiệm tác động của ODA lên thu nhập bình
quân đầu người...........................................................................................................35
Bảng 3.1.1: Mô tả các biến sử dụng trong mô hình hồi quy ........................................41
Bảng 4.1.1: Thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình ...........................................50
Bảng 4.2.1: Kết quả ma trận tương quan....................................................................51
Bảng 4.2.2: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai ..........52
Bảng 4.8.1: Kết quả hồi quy mô hình với A, K, R, FDI là giá trị.................................56
Bảng 4.8.2: Kết quả hồi quy mô hình (với a k r fdi là phần trăm trên GDP)................57
Bảng 4.8.3: Kết quả hồi quy mô hình kiểm soát các nhân tố độ mở thương mại, chất
lượng thể chế và chi tiêu của chính phủ. .....................................................................58
Bảng 4.8.4: Kết quả phân tích chuỗi thời gian Việt Nam với phương pháp GMM ......61
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
TÓM TẮT
Lợi ích dự kiến của các dòng vốn quốc tế (FDI, ODA, Kiều hối) luôn là đề tài tranh
luận của nhiều nghiên cứu, đặc biệt là tác động của chúng đến tăng trưởng, đến thu
nhập bình quân đầu người. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động riêng rẽ của từng
dòng vốn này lên tăng trưởng kinh tế cho các kết quả trái ngược nhau, nhất là tác động
của dòng vốn ODA lên tăng trưởng của các nước đang phát triển. Cụ thể hơn, Trong
cuốn “The Great Escape” xuất bản 2014 của giáo sư Angus Deaton, người vừa đoạt
giải Nobel Kinh tế 2015 cho rằng viện trợ nước ngoài (ODA) thường vô nghĩa. Thậm
chí gửi tiền mặt và thức ăn cho người dân nghèo là làm hại họ. Ông cũng cho rằng
“Nếu như tình trạng đói nghèo không phải đến từ việc thiếu tài nguyên hay cơ hội, mà
đến từ các thể chế kém, năng lực hành chính yếu và một nền chính trị đầy chia rẽ, thì
việc trao viện trợ cho các nước như vậy - hay nói chính xác hơn là trao viện trợ cho
chính phủ của họ - sẽ có nhiều khả năng kéo dài thay vì loại bỏ tình trạng đói nghèo".
Như vậy theo Angus Deaton thay vì cung cấp cho họ con “cá” hãy cho họ cái cần
“câu”, hỗ trợ họ bằng cách trao quyền, tham gia vào các chương trình lập kế hoạch,
giám sát… và để góp phần vào cuộc tranh luận trên thì trong bài nghiên cứu này, tác
giả tiến hành nghiên cứu thực nghiệm và đánh giá trực tiếp cũng như gián tiếp tác động
của ba dòng chảy tài chính đó là đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, kiều hối và hỗ trợ
phát triển chính thức ODA lên thu nhập bình quân đầu người của một nhóm các nước
có thu nhập thấp và trung bình ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Các kết quả
thực nghiệm cho thấy rằng tác động trực tiếp của ODA ở các nước đang phát triển hầu
hết là tiêu cực. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất
(OLS), mô hình tác động cố định (FEM) và phương pháp hồi quy moment tổng quát
(GMM) cho dữ liệu bảng của 12 quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương giai đoạn 1990-
2014 và cho các kết quả tương tự. Bài nghiên cứu phát hiện ra rằng ODA và chi tiêu
của chính phủ là thành phần bổ trợ và vì vậy tùy thuộc vào mức độ hiệu quả của các
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
chương trình chi tiêu của chính phủ, ODA có thể có một tác động tích cực gián tiếp lên
thu nhập bình quân đầu người. Bên cạnh đó cả kiều hối và FDI có tác động tích cực
gián tiếp và có ý nghĩa thống kê lên việc cải thiện thu nhập bình quân đầu người. Ngoài
ra tác giả có phân tích hiệu ứng tác động cố định trường hợp Việt Nam, cho thấy yếu tố
nội tại Việt Nam trong mối quan hệ giữa các dòng vốn và các biến kiểm soát đến thu
nhập đầu người có tác động dương so với các quốc gia khác trong khu vực, đứng thứ 3
sau Fiji và Malaysia.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Đặc điểm của Châu Á – Thái Bình Dương
Dự báo thế kỷ XXI được coi là kỷ nguyên châu Á – Thái Bình Dương. Sự trỗi dậy
mạnh mẽ của Trung Quốc, Ấn Độ cùng với Mỹ được xem là những nhân tố quan trọng
hàng đầu để nói đến điều đó. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, châu Á – Thái
Bình Dương được Liên hợp quốc đánh giá là khu vực dẫn đầu thế giới về phục hồi kinh
tế. Hiện nay, xuất khẩu của khu vực châu Á-Thái Bình Dương chiếm 30% tổng lượng
xuất khẩu của thế giới, kim ngạch thương mại mỗi năm giữa khu vực châu Á-Thái
Bình Dương và Mỹ vượt 1000 tỉ USD, dự trữ ngoại hối chiếm 2/3 tổng lượng của thế
giới. Xét trên góc độ địa - kinh tế, Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới sau
khi đã vượt Pháp, Anh và Đức nhờ mức tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng
10%/năm trong hai thập kỷ qua. Châu Á – Thái Bình Dương chiếm 36% tỷ trọng kinh
tế toàn cầu. Châu Âu đứng thứ hai và Bắc Mỹ thứ ba. Khu vực châu Á - Thái Bình
Dương không chỉ là một trong những khu vực có dân số đông nhất thế giới, mà còn là
một trong những khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động nhất và tập trung nhiều của
cải nhất. Bước sang thế kỷ XXI, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang khẳng định
là nơi có mức sống cao nhất trên thế giới. Sức mạnh kinh tế của Đông Á không những
chỉ thể hiện ở độ tăng trưởng cao GNP mà khối lượng FDI và buôn bán nội bộ cũng
ngày càng tăng. Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực phục hồi nhanh nhất và đạt tốc
độ tăng trưởng cao nhất sau những tác động sâu sắc của cuộc khủng hoảng tài chính -
kinh tế toàn cầu. Sự tăng trưởng chung của khu vực này dự báo vượt tốc độ tăng
trưởng của nền kinh tế thế giới nhờ nhu cầu nội địa và thương mại nội khối tăng giúp
bù đắp sự suy giảm xuất khẩu sang các nền kinh tế phát triển. Năm 2010, theo đánh giá
của Tạp chí Wall Street Journal và Quĩ Heritage, các nước và vùng lãnh thổ châu Á –
Thái Bình Dương đã chiếm 4 vị trí dẫn đầu trong top 10 quốc gia tại cuộc khảo sát
thường niên vê tự do kinh tế, bao gồm thứ tự (Hồng Công, Singapore, Australia và
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
2
New Zealand), đánh giá dựa trên các chính sách trong những lĩnh vực gồm có kinh
doanh, thương mại, quyền sở hữu tài sản, không có tham nhũng và tự do lao động.
Hồng Kông vẫn luôn dẫn đầu danh sách khảo sát trong suốt 17 năm qua. Diễn đàn hợp
tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) gồm 21 thành viên được thành lập năm
1989 tại Úc nhằm thúc đẩy hơn nữa tăng trưởng kinh tế, thịnh vượng trong khu vực và
củng cố cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương. Với 2,6 tỉ người (khoảng 40% dân số
trên thế giới), chiếm 56% GDP và 57% giá trị thương mại toàn cầu, APEC tự hào đại
diện cho một khu vực kinh tế phát triển năng động nhất thế giới. Sau cuộc khủng hỏang
tài chính tòan cầu, tuyên bố chung tại APEC lần thứ 17 (2010) nhấn mạnh đến hai
điểm: Thứ nhất, đưa ra chiến lược lối thoát chung cho nền kinh tế thế giới sau khi gói
kích thích kinh tế thành công; Thứ hai, đưa ra tầm nhìn tăng trưởng mới của khu vực
châu Á – Thái Bình Dương trong thế kỷ 21 đó là “tăng trưởng cân bằng”, “tăng trưởng
bao dung” và “duy trì tăng trưởng”. Tăng trưởng bao dung nhằm mục đích đưa thành
quả của phát triển đến được với người dân, nghĩa là tất cả mọi ngưòi dân phải được
hưởng lợi từ quá trình toàn cầu hoá kinh tế. Mặc dù khó để đạt được sự tăng trưởng cân
bằng đích thực, nhưng các quốc gia cần hợp tác để hướng tới sự cân bằng tương đối
nhằm đảm bảo lợi ích của tất cả các bên tham gia và giúp nền kinh tế thế giới tránh rơi
vào vòng xoáy khủng hoảng mới.
1.2 Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế thế giới đang vận động phát triển không ngừng đòi hỏi từng quốc gia
phải từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, để giảm khoảng cách của sự nghèo
nàn với các nước tư bản phát triển. Đặc biệt trong những năm gần đây khu vực Châu Á
- Thái Bình Dương là khu vực kinh tế có thể nói là năng động nhất trên thế giới. Việt
Nam là một quốc gia nằm trong khu vực này và cũng chịu ảnh hưởng của quy luật phát
phát triển. Trong mỗi một quốc gia thì vốn là không thể thiếu được, nó thúc đẩy nền
kinh tế của quốc gia đó phát triển. Đối với các nước phát triển thì có lượng vốn vô
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]