Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ UEH bình ổn giá gạo trong nước
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TÀO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
--------------------------
LÊ THANH TUẤN
BÌNH ỔN GIÁ GẠO TRONG NƯỚC
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 603114
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
Prf. David Dapice
TP.Hồ Chí Minh - Năm 2011
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
ii
Lời cám ơn
Xin chân thành cám ơn Giáo sư David Dapice đã giúp đỡ tôi
hoàn tất luận văn tốt nghiệp này.
Cám ơn quý thầy, cô Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright
đã tận tình giảng dạy, truyền đạt nền tảng kiến thức kinh tế
trong suốt khóa học. Đó là cơ sở để tôi hoàn thành tốt luận văn
tốt nghiệp này.
Đặc biệt tôi chân thành cám ơn sự giúp đỡ của Tiến sỹ Trần
Tiến Khai đã góp ý, nhận xét hết sức cụ thể, sâu sắc trong suốt
thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng hết sức biết ơn các bạn học đã giúp đỡ, góp ý, nhận
xét giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Lê Thanh Tuấn
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
iii
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các
đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn
nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của
tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của
trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương
trình giảng dạy kinh tế Fulbright.
Lê Thanh Tuấn
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
iv
Tóm tắt
Gạo có vai trò quan trọng trong đời sống người Việt Nam. Bình ổn giá gạo
không chỉ mang lại lợi ích cho nông dân trồng lúa mà còn mang lại lợi ích kinh tế,
cũng như xã hội cho người tiêu dùng. Trong thập niên qua, từ một quốc gia nhập
khẩu gạo, Việt Nam phát triển trở thành 1 trong 3 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất
thế giới. Tuy vậy, thị trường gạo trong nước liên tục biến động phụ thuộc vào giá
thế giới, cũng như biến động có tính chu kỳ hàng năm. Điều này cho thấy thị trường
có bất ổn về cân bằng cung cầu trong ngắn hạn, trong khi Chính phủ chưa có chính
sách, giải pháp chính thức nhằm bình ổn giá gạo trong nước. Do đó, tác giả dựa trên
mô hình cân bằng tổng cung, tổng cầu để xem xét các yếu tố nội sinh, ngoại sinh tác
động ngắn hạn đến giá gạo, nhằm giải đáp 2 câu hỏi chính sách: (1) Có cần thiết sự
can thiệp của Chính phủ đến giá gạo trong nước để bình ổn? (2) Tác động của
các chính sách của Chính phủ đối với giá gạo trong nước về bình ổn giá?
Từ đặc điểm, thực trạng Việt Nam cho thấy gạo là hàng hóa thiết yếu, có độ
dốc tuyệt đối của đường cầu lớn hơn đường cung. Người sản xuất, nhà phân phối
không có điều kiện dự trữ, hệ quả là giá gạo trong nước không tự trở về trạng thái
cân bằng khi có các biến động về giá cũng như về lượng. Bên cạnh đó, giá gạo nội
địa trong ngắn hạn chịu tác động từ sự biến động của sản lượng theo mùa vụ, thiên
tai, dịch họa, chi phí phân bón, cầu xuất khẩu, giá thế giới, giá kỳ vọng là các tác
nhân bên ngoài không chịu sự điều tiết của cung cầu thị trường trong nước. Về dài
hạn nguồn cung có xu hướng giảm dần tăng trưởng, trong khi cầu tăng nhanh làm
cho giá càng trở nên nhạy cảm với các biến động vì không còn lượng dôi dư để điều
tiết, có nguy cơ mất cân bằng cung cầu theo hướng cung không đủ cầu trong nước.
Bên cạnh các yếu tố có tính thị trường thì các chính sách của Chính phủ cũng
có tác động mạnh đến sự ổn định giá gạo trong nước. Để đảm bảo tiêu dùng trong
nước, Chính phủ tuy không áp đặt hạn ngạch xuất khẩu gạo, nhưng áp dụng phương
thức quản lý xuất khẩu bằng đăng ký lượng và giá hình thành nên hình thức hạn
ngạch linh hoạt. Phương thức này triệt tiêu động cơ dự trữ cạnh tranh trong doanh
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
v
nghiệp xuất khẩu, đồng thời làm cho giá gạo trong nước biến thiên cùng với sự biến
thiên của giá gạo thế giới. Để bình ổn giá gạo trong nước, Chính phủ thực hiện
chính sách thu mua tạm trữ khi giá gạo xuống thấp. Phương thức này có tác động
chưa triệt để đối với mục tiêu bình ổn giá vì chỉ giảm được các biến thiên khi giá
xuống thấp hơn giá sàn, còn khi giá gạo trong nước biến thiên cao hơn giá sàn thì
phương thức này không còn tác dụng.
Nhìn tổng thể, các chính sách có tác động đến giá gạo cho thấy quan điểm
kiên quyết của Chính phủ tập trung vào việc điều tiết thị trường nhằm đảm bảo đủ
lượng tiêu dùng trong nước, hơn là hài hòa các nội dung về an ninh lương thực mà
bình ổn giá là 1 trong 3 nội dung chính.
Để khắc phục tính mùa vụ của sản phẩm lúa gạo, tác giả khuyến nghị Chính
phủ cần thiết sử dụng phương pháp tồn kho đệm. Nguyên lý cơ bản của phương
thức tồn kho đệm là thu mua sản lượng dôi dư khi giá thấp và bán ra lượng dự trữ
khi giá cao. Lượng dự trữ dôi dư sau khi trừ lượng tiêu dùng trong nước được bán
cho các doanh nghiệp để xuất khẩu. Động thái này làm tách rời sự liên thông giữa
thị trường trong nước và thị trường thế giới, đồng thời đảm bảo an ninh lương thực
trong nước. Ở phương diện khác, kế hoạch tồn kho đệm làm giảm biến động giá kỳ
vọng, góp phần ổn định sản lượng, ổn định giá gạo trong nước.
Tuy nhiên, để thực hiện phương thức tồn kho đệm đòi hỏi Chính phủ chi tiêu
lượng vốn lớn để chuẩn bị cơ sở hạ tầng kho bãi dự trữ. Bên cạnh đó, để vận hành
hiệu quả, việc xác định giá mục tiêu để bình ổn trở thành thách thức to lớn một khi
chi phí sản xuất, giá gạo thế giới liên tục biến động. Giá mục tiêu cơ bản cần phải
cao hơn chi phí sản xuất và phải thấp hơn giá gạo thế giới để không xảy ra rủi ro
cho ngân sách cũng như các áp lực chính trị.
Ở góc độ tổng quát hơn, hạn chế của khuyến nghị này là chưa khẳng định được
tổng lợi ích quốc gia nhận được, do giả định rằng lợi ích nhận được từ phương thức
tồn kho đệm lớn hơn so với chi phí phải bỏ ra. Đề tài có thể mở rộng theo hướng
lượng hóa các lợi ích nhận được để so sánh với chi phí thực hiện, từ cơ sở đó Chính
phủ có quyết sách phù hợp.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]