Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ UEB quản lý hoạt động thanh toán điện tử của kho bạc nhà nước việt nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------
THÁI HUYỀN TRANG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ CỦA
KHO BẠC NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
Hà Nội – 2018
7
LỜI CAM ĐOAN
Cam đoan đề tài: “Quản lý hoạt động thanh toán điện tử của Kho bạc
Nhà nước Việt Nam”.
Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Phan Thế Công
Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu
có tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chƣa đƣợc công
bố toàn bộ nội dung này bất kỳ ở đâu. Nội dung của luận văn có tham khảo và
sử dụng một số thông tin, tài liệu từ các nguồn sách, văn bản pháp luật,… liệt
kê trong danh mục các tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử
dụng một số nhận xét, đánh giá cũng nhƣ số liệu của các tác giả khác, cơ
quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
THÁI HUYỀN TRANG
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là tổng hợp kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu kết
hợp với kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác và sự nỗ lực cố gắng
của bản thân.
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới
quí thầy (cô) giáo, và các cán bộ công chức Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học
quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ cho tôi. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy giáo –TS. Phan Thế Công là ngƣời trực
tiếp hƣớng dẫn khoa học. Thầy đã dày công giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thiện đề tài.
Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn đến lãnh đạo Cục Kế toán Nhà nƣớc –
Kho bạc Nhà nƣớc, các đồng nghiệp trong cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi trong công tác để có đủ thời gian và hoàn thành khoá học, thực hiện thành
công luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn và những tình cảm yêu mến
nhất đến gia đình, những ngƣời thân của tôi đã tạo điều kiện, động viên tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Tuy đã có sự nỗ lực, cố gắng nhƣng luận văn không thể tránh khỏi
những khiếm khuyết, tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý chân thành của quý
thầy (cô) và các bạn để luận văn này đƣợc hoàn thiện hơn!
Xin chân thành cám ơn!
8
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................................i
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................................ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ.....................................................................................................................iii
MỞĐẦ
U.................................................................................................................................................1
CHƢƠNG 1.........................................................................................................................................9
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CƢƢ́U; CƠ SỞLÝLUÂṆ VÀ
THỰC TIỄN VỀ
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ CỦA KHO BẠC NHÀ NƢỚC..............................................................................................................9
1.1. Tổng quan các công trinh̀
nghiên cứu trong vàngoài nƣớc…………9
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc……………………..9
1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nƣớc…………………….11
1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu………………………………………..14
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động thanh toán điện tử của Kho bạc
Nhà nƣớc……………………………………………………………………..15
1.2.1. Các khái niệm cơ bản về thanh toán điện tử, sự phát triển, các hình
thức và vai trò của thanh toán điện tử………………………………………..15
1.2.2. Hoạt động thanh toán điện tử của Kho bạc Nhà nƣớc…………28
1.2.3. Quản lý hoạt động thanh toán điện tử của Kho bạc Nhà nƣớc….30
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý hoạt động thanh toán điện tử
của Kho bạc nhà nƣớc……………………………………………………….37
1.2.5. Các nhân tố tác động tới công tác quản lý hoạt động thanh toán
điện tử của hệ thống Kho bạc nhà nƣớc……………………………………38
1.2.6. Một số bài học về quản lý thanh toán điện tử có thể áp dụng cho
KBNN………………………………………………………………………42
CHƢƠNG 2..............................................................................................................................…..49
THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................….49
2.1. Nguồn tài liệu và dữ liệu……………………………………………49
2.1.1. Tài liệu và dữ liệu thứ cấp ………………………………………49
2.1.2. Tài liệu và dữ liệu sơ cấp………………………………………..50
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu……………………………………………50
2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu ………………………………..50
2.2.2. Phƣơng pháp so sánh…………………………………………….51
2.2.3. Phƣơng pháp thống kê, mô tả……………………………………51
CHƢƠNG 3................................................................................................................................….53
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
ĐIỆN TỬ CỦA HỆ THỐNG KHO BẠC NHÀ NƢỚC VIỆT NAM.................53
3.1. Khái quát vềKho bacc̣ Nhànƣớc và hoạt động thanh toán điện tử của
Kho bạc Nhà nƣớc Việt nam…………………………………………………53
3.1.1. Khái quát về Kho bạc Nhà nƣớc Việt Nam……………………...53
3.1.2. Khái quát hoạt động thanh toán điện tử của Kho bạc Nhà nƣớc. .56
3.2. Thực trạng công tác quản lý thanh toán điện tử của Kho bạc Nhà nƣớc
với Ngân hàng………………………………………………………………..71
3.2.1. Về công tác lập kế hoạch………………………………………...71
3.2.2. Về công tác tổ chức thực hiện…………………………………...75
3.2.3. Về công tác kiểm tra, đánh giá…………………………………..85
3.3. Đánh giá công tác quản lý thanh toán điện tử của Kho bạc Nhà nƣớc
với Ngân hàng………………………………………………………………..87
3.3.1. Những kết quả đã đạt đƣợc……………………………………. .87
3.3.2. Những hạn chế còn tồn tại………………………………………93
3.3.3. Nguyên nhân ………………………………………………….100
CHƢƠNG 4............................................................................................................................... ..103
PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC QUẢN LÝ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ CỦA KHO BACC
NHÀ NƢỚC VỚI NGÂN HÀNG..................................................................................103
4.1. Phƣơng hƣớng phát triển công tác quản lý thanh toán điện tử giữa
KBNN với Ngân hàng………………………………………………………103
4.1.1. Phƣơng hƣớng phát triển về cơ chế và quy trình nghiệp vụ …..103
4.1.2. Phƣơng hƣớng phát triển về tổ chức quản lý…………………. .104
4.1.3. Phƣơng hƣớng phát triển về chƣơng trình ứng dụng…………. 105
10
4.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử của KBNN với Ngân
hàng…………………………………………………………………………107
4.2.1. Giải pháp về công tác lập kế hoạch…………………………….107
4.2.2. Giải pháp về công tác tổ chức thực hiện……………………….108
4.2.3. Giải pháp về công tác kiểm tra, đánh giá………………………114
KẾT LUẬN....................................................................................................................................116
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................
11
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu
1 Agribank
2 BIDV
3 KBNN
4 MB
5 NHNN
6 NHTM
7 NSNN
8 TABMIS
9 TCS
10 TTBT
11 TTĐT
12 TTLNH
13 TTSPĐT
14 Vietcombank
15 Vietinbank
i
DANH MỤC BẢNG
STT
1
2
ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT
1 Sơ đồ 3.1
2 Sơ đồ 3.2
3 Sơ đồ 3.2
4 Sơ đồ 3.3
5 Sơ đồ 3.4
iii
MỞĐẦ
U
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thanh toán là một khâu không thể thiếu trong các hoạt động kinh tế và
ngày nay để bắt kịp xu thế phát triển của nền kinh tế số,hệ thống thanh toán
ngày càng mở rộng với nhiều hình thức thanh toán mới, linh động hơn, tiện
lợi hơn, điển hình là hình thức thanh toán điện tử.Thanh toán điện tử từ khi ra
đời đã chứng tỏ đƣợc tính ƣu việt so với thanh toán bằng tiền mặt thông
thƣờng nhƣ tăng phạm vi, tính an toàn, chính xác của thanh toán, đồng thời
tiết kiệm chi phí, thời gian, giảm gian lận trong thanh toán và thuận lợi trong
công tác thống kê, đánh giá. Thanh toán điện tử ngày càng phổ dụng tại nhiều
quốc gia và chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lƣợng thanh toán toàn cầu. Tại
Việt Nam, nhận thức đƣợc vai trò của thanh toán điện tử, Chính phủ đã ban
hành Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 về Thanh toán
không dùng tiền mặt và Nghị định 80/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm
2016 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 101/2012/NĐ-CP. Việc
Chính phủ ban hành Nghị định quy định hoạt động thanh toán không dùng
tiền mặt trong đó bao gồm thanh toán điện tử đã tạo hành lang pháp lý cho các
hoạt động thanh toán điện tử và cho thấy sự cần thiết trong quản lý các hoạt
động thanh toán điện tử cũng nhƣ tính cấp thiết của hoạt động này đối phát
triển kinh tế, từng bƣớc xây dựng nền kinh tế số và xây dựng Chính phủ điện
tử, bắt kịp xu thế phát triển của nhân loại.
Kho bạc Nhà nƣớc (viết tắt là KBNN) là một tổ chức quản lý nhà nƣớc
có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Với nhiệm vụquản lý ngân
quỹ nhà nƣớc, thực hiện thu chi ngân sách nhà nƣớc, KBNN vừa đóng vai trò
quản lý nhà nƣớc đối với nguồn ngân quỹ quốc gia, vừa đóng vai trò là một tổ
1
chức thực hiện thanh toán các khoản chi tiêu ngân sách nhà nƣớc cho các đơn
vị hành chính, sự nghiệp có vốn NSNN. Do đó, từ khi thành lập đến nay, hệ
thống thanh toán của KBNNđã rất đƣợc coi trọng, là một trong các công cụ
hữu hiệu để đánh giá hiệu quả hoạt động của KBNN. Trƣớc xu hƣớng phát
triển các hình thức thanh toán của các hệ thống Ngân hàng trong nƣớc và trên
thế giới, hệ thống thanh toán của KBNN cũng từng bƣớc chuyển đổi từ thanh
toán thủ công sang thanh toán điện tử. Điều này thể hiện rõ trong nhiệm vụ
điện tử hóa các giao dịch thanh toán của KBNN tại Chiến lƣợc phát triển
KBNN đến năm 2020 đã đƣợc Thủ tƣờng Chính phủ phê duyệt (Quyết định
138/2007/QĐ-TTg).Đó là: “…Hiện đại hóa công tác thanh toán của Kho bạc
Nhà nƣớc trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, theo hƣớng tự động hóa
và tăng tốc độ xử lý các giao dịch; bảo đảm dễ dàng kết nối, giao diện với các
hệ thống ứng dụng khác; tham gia hệ thống thanh toán điện tử song phƣơng,
thanh toán điện tử liên ngân hàng, nghiên cứu triển khai thực hiện mô hình
thanh toán tập trung,… theo hƣớng mọi giao dịch của ngân sách nhà nƣớc và
các quỹ tài chính nhà nƣớc đều đƣợc thực hiện qua tài khoản thanh toán tập
trung”.
Trong quá trình tiếp cận và nghiên cứu, từ năm 2010 đến 2016, KBNN đã
triển khai thí điểm và mở rộng thành công cáchình thức thanh toán điện
tử:Thanh toán điện tử liên ngân hàng, Thanh toán song phƣơng điện tử. Qua
thời gian thí điểm và triển khai diện rộng, hệ thống thanh toán điện tử giữa
KBNN với các Ngân hàng đã đạt đƣợc những thành tựu bƣớc đầu nhƣ: hỗ
trợ công tác thanh toán nhanh, chính xác, an toàn so với các phƣơng thức thủ
công; từng bƣớc hình thành tài khoản thanh toán tập trung; tập trung ngân
quỹ nhà nƣớc và nâng cao hiệu quả quản lý ngân quỹ. Tuy nhiên, trong quá
trình triển khai, việc quản lý hoạt động thanh toán điện tử của KBNN còn bộc
lộ nhiều hạn chế, công tác điều hành còn nhiều bất cập.Khi triển khai các hình
2
thức thanh toán điện tử trong phạm vi rộng, bao gồm 63 KBNN tỉnh, thành
phố và 704 KBNN quận, huyện trên toàn quốc với đặc điểm kinh tế xã hội và
trình độ chuyên môn của các đối tƣợng thực hiện rất khác nhau; nhiều hình
thức thanh toán điện tử khác nhau; môi trƣờng pháp lý còn chƣa đầy đủ và
thông thoáng…đã dẫn tới rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý. Bên cạnh
đó, trong điều kiện hiện nay công tác kiểm tra, thanh tra chƣa thực sự thể hiện
đƣợc hết vai trò và chức năng của mình, vẫn xảy ra các trƣờng hợp sai phạm
và đó cũng là nguyên nhân làm cho hoạt động thanh toán điện tử chƣa mang
lại hiệu quả mong đợi.
Từ những vấn đề nêu trên, đòi hỏi phải có những nghiên cứu cụ thể về
quản lý, điều hành hoạt động thanh toán điện tử của hệ thống KBNN với các
ngân hàng để tìm ra những nguyên nhân, bất cập cần giải quyết và từ đó có
những giải pháp hoàn thiện hiệu quả.
Bên cạnh đó, về mặt lý luận, Việt Nam và quốc tếđã có những nghiên cứu
về thanh toán điện tử trong thời gian qua. Tuy nhiên, các nghiên cứu của các
tổ chức thanh toán quốc tế và một số quốc gia có hệ thống thanh toán điện tử
phát triển thƣờng tập trung vào nội dung nâng cao hiệu quả kết nối giữa các
bên tham gia trong hệ thống thanh toán mà chủ yếu là các ngân hàng và tổ
chức tín dụng. Việt Nam cũng có nhiều nghiên cứu về thanh toán điện tử, tập
trung vào thực trạng và các giải pháp đồng bộ thanh toán không dùng tiền mặt
hoặc nghiên cứusơ bộ về các hình thức thanh toán điện tử tại Kho bạc Nhà
nƣớc hoặc tại các ngân hàng.
Vấn đề về quản lýhoạt động thanh toán điện tử trong KBNN - một đơn vị
vừa đóng vai trò là một chủ thể tham gia thanh toán điện tử với hệ thống khác
vừa thông qua đó để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc chƣa đƣợc đề cập
chuyên sâu trong một công trình nghiên cứu nào trƣớc đây. Do vậy, việc
3
nghiên cứu, hoàn thiện công tác quản lý hoạt động thanh toán điện tử của
Kho bạc nhà nước là thực sự cần thiết, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ quản lý
ngân quỹ nhà nƣớc của KBNN một cách hiệu quả nói chung và thực hiện chủ
trƣơng mở rộng phạm vi thanh toán Liên ngân hàng, thanh toán song phƣơng
điện tử với nhiều hệ thống Ngân hàng, đáp ứng xu hƣớng phát triển thanh
toán điện tử nói riêng.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động
thanh toán điện tử của Kho bạc Nhà nước Việt Nam” tập trung trong phạm vi
công tác quản lý hoạt động thanh toán điện tử của hệ thống KBNN với hệ
thống Ngân hàng nhà nƣớc và các Ngân hàng thƣơng mại với mong muốn đề
tài có những đóng góp thiết thực trong công tác quản lý Nhà nƣớc,chỉ ra
đƣợc những nguyên nhân và hạn chế, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm
hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý thanh toán điện tử của KBNN.
2. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài
Để đạt đƣợc mục tiêu đặt ra, câu hỏi nghiên cứu của đề tài đƣợc xác định
là: Thực trạng công tác quản lý hoạt động thanh toán điện tử của KBNN Việt
Nam với các hệ thống Ngân hàng hiện nay nhƣ thế nào?KBNN Việt Nam cần
làm gì để hoàn thiện công tác quản lý hoạt động thanh toán điện tử với các hệ
thống Ngân hàng, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân quỹ nhà nƣớc?
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận tổng quát về quản lý hoạt động thanh toán điện
tử của KBNN;
- Thực trạng công tác quản lý hoạt động thanh toán điện tử của
KBNNViệt Nam với hệ thống Ngân hàng;
4